Dấu hiệu nhận biết cận thị học đường và cách điều trị

Cận thị học đường là tình trạng đang ngày càng trở thành một trong những vấn đề nan giải của mọi lứa tuổi học sinh. Hiện nay, tỉ lệ học sinh mắc phải tật cận thị đang ngày càng một tăng cao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập cũng như các hoạt động sinh hoạt, vui chơi hằng ngày. Vậy, những dấu hiệu nào cho thấy trẻ mắc tật cận thị và làm thế nào để phòng tránh.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu nhận biết cận thị học đường và cách điều trị

1. Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng cận thị học đường?

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực ở trẻ. Có một điều đáng tiếc rằng, khi bị cận thị thì rất khó để có thể đưa mắt về như trạng thái ban đầu nếu không có sự tác động của việc phẫu thuật. Vì vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân trẻ bị cận thị do đâu sẽ giúp các bậc phụ huynh bảo vệ mắt cho con một cách tốt nhất.

1.1 Cận thị do trẻ ngồi sai tư thế lúc học bài

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng cận thị học đường cho trẻ. Một tư thế ngồi học đúng không chỉ giúp tác động tích cực đến thị lực của mắt mà còn tác động tích cực đến sự phát triển chiều cao, lồng ngực, bả vai, khung xương và vùng cổ.

Vì vậy, để bảo vệ đôi mắt cho trẻ, bố mẹ nên tập cho con tư thế ngồi học với khoảng cách từ mắt đến vở là 25-30 cm, tư thế ngồi để lưng vuông góc với ghế, hai tay của con đặt lên làn và vùng ngực cách bàn khoảng 1 nắm tay. Bên cạnh đó, chân và đùi hãy tạo với nhau một góc 90 độ, bàn chân để trên mặt đất và không co lên ghế.

Dấu hiệu nhận biết cận thị học đường và cách điều trị

Ngồi sai tư thế là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng cận thị học đường cho trẻ

1.2 Cận thị do tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử

Có lẽ rằng, hình ảnh các bé thường xuyên ngồi trước màn hình tivi, ipad xem hoạt hình và chơi trò chơi không còn quá lạ lẫm với chúng ta. Hơn thế nữa, trong hoàn cảnh dịch bệnh căng thẳng kéo dài như thế này, việc các con phải dành nhiều giờ đồng hồ trước màn hình máy tính để học online là điều rất khó tránh khỏi.

Những điều này vô tình hủy hoại đi đôi mắt của con trẻ. Ánh sáng được phát ra từ màn hình có tác động trực tiếp tới các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc. Đó chính là nguyên nhân khiến cho mắt dễ bị khô cùng như là gia tăng cận thị.

Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử sẽ khiến cho mắt phải liên tục điều tiết, theo thời gian thể thủy tinh sẽ không thể xẹp xuống như hình dạng ban đầu và khiến cho tình trạng cận thị ngày một trầm trọng hơn.

Dấu hiệu nhận biết cận thị học đường và cách điều trị

Ánh sáng được phát ra từ màn hình có tác động trực tiếp tới các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc

1.3 Không thường xuyên khám mắt định kỳ

Khám mắt định kỳ dường như không phải là thói quen của đa số người Việt Nam. Một phần do những tác động tiêu cực đến mắt không tác động và gây ảnh hưởng ngay lập tức mà sẽ hình thành âm ỉ theo thời gian. Tong suốt quá trình đó mắt vẫn hoạt động một cách bình thường và những cảm giác khó chịu dường như không đáng kể.

Chính vì vậy, chỉ khi mắt gặp khó khăn trong việc quan sát hay thực sự thấy khó chịu thì việc khám mắt lúc này mới được quan tâm. Và đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng cận thị của trẻ ngày một nặng hơn.

Dấu hiệu nhận biết cận thị học đường và cách điều trị

Hiện nay, nhiều bố mẹ không có thói quen khám mắt định kỳ cho trẻ khiến cho tật cận thị ngày càng trầm trọng hơn

1.4 Do vấn đề di truyền

Theo các nghiên cứu y học cho thấy rằng, có hơn 24 gen có sự liên quan đến cấu trúc của mắt. Do đó, những trẻ em được sinh ra có bố mẹ bị cận thị thì tỉ lệ mắc cận thị học đường so với những bạn học khác sẽ cao hơn. Theo thống kê, có đến 33-60% số lượng học sinh bị cận thị có cha hoặc mẹ bị cận thị.

Vì vậy, nếu bản thân bố mẹ đang bị cận thị thì hãy thăm khám mắt cho trẻ càng sớm càng tốt, để có thể kiểm soát được thị lực của con trước khi quá muộn.

1.5 Do vấn đề dinh dưỡng không được đảm bảo

Việc thiếu hụt các vitamin cần thiết và các vi chất sẽ khiến củng mạc bị suy yếu và trục nhãn cầu sẽ bị dài ra. Từ đó làm tăng nguy cơ cận thị và khiến cận thị tiến triển nặng hơn. Các chuyên gia nhãn khoa đã cho biết rằng, nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng tật khúc xạ học đường là do thiếu sự chăm sóc đối với đôi mắt và sử dụng đôi mắt quá mức, từ đó làm thiếu hụt Thioredoxin.

Việc thiếu hụt Thioredoxin sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến thủy tinh thể và võng mạc của mắt gây ra các triệu chứng như mờ, mỏi và nhức mắt.

2. Dấu hiệu nào cho thấy trẻ bị cận thị học đường

Dưới đây là một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất ở những trẻ mắc phải cận thị học đường. Bố mẹ khi phát hiện là con có những dấu hiệu như thế này, cần đưa bé đến bác sĩ nhãn khoa để thăm khám trong thời gian sớm nhất nhé:

– Trẻ thường cúi sát vở khi làm bài tập hay đọc sách

– Thường xuyên dụi mắt

– Thích đứng gần màn hình tivi để quan sát

– Gặp khó khăn lúc nhìn trên bảng khi học trên lớp

– Khi đi ngoài đường với bố mẹ thường gặp khó khăn khi nhìn số giây đèn đỏ, thông tin trên các biển báo, biển số xe,…

– Thường có phản xạ nheo mắt, nghiêng đầu thì cần quan sát kỹ một cái gì đó.

Tìm hiểu thêm: Đừng quên chớp mắt… khói, bụi, ánh nắng, tia xạ từ

Dấu hiệu nhận biết cận thị học đường và cách điều trị

Trẻ dễ bị mỏi mắt và có thói quen dụi mắt khi để mắt hoạt động trong thời gian dài là một trong những dấu hiệu của cận thị

3. Làm thế nào để khắc phục tình trạng cận thị học đường cho trẻ

3.1 Thường xuyên thăm khám mắt cho bé định kỳ

Cho dù bố mẹ chắc chắn hay chưa chắc chắn 100% việc trẻ mắc phải tật cận thị thì việc thăm khám mắt định kỳ là điều hết sức cần thiết. Việc khám mắt định kỳ không chỉ đơn thuần là kiểm tra thị lực mà bác sĩ còn đi sâu vào kiểm tra các bộ phận bên trong mắt của trẻ như là võng mạc, giác mạc, thủy tinh thể, …

Quá trình này sẽ giúp bố mẹ biết được rằng tình trạng mắt của bé đang như thế nào, thị lực bao nhiêu và có mắc phải bệnh lý nào khác nữa không. Ngày nay, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh màn hình rất khó để có thể tiết chế được hoàn toàn. Bởi bên cạnh nói về những mặt tiêu cực của nó thì những thông tin từ thiết bị điện tử mang cũng giúp cho các con học được vô vàn kiến thức bổ ích.

Vì vậy, hãy tạo thói quen khám mắt định kỳ 6 tháng/lần cho bé để có thể kiểm soát được mắt trong phạm vi tốt nhất.

Dấu hiệu nhận biết cận thị học đường và cách điều trị

Thăm khám mắt định kỳ là một trong những việc quan trọng bố mẹ cần lưu ý để bảo vệ thị lực cho trẻ

3.2 Sử dụng kính Ortho – K

Nếu như bố mẹ chưa biết thì Ortho-K là một phương pháp khắc phục tật cận thị hiện đại và được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Khi sử dụng kính Ortho-K, trẻ chỉ cần đeo vào buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi tỉnh dậy thì xuyên suốt cả ngày hôm sau mắt của trẻ vẫn có thể quan sát được bình thường, tương đương với những bạn có thị lực 10/10.

Ưu điểm tuyệt vời nhất của phương pháp này không chỉ giúp trẻ “thổi bay” kính gọng mà còn giúp trẻ không làm tăng độ cận trong suốt những năm sử dụng kính. Đây là ưu điểm mà kính gọng sẽ không thể nào làm được, bởi đối với kính gọng cho dù trẻ chăm chỉ đeo thường xuyên cũng sẽ vẫn khiến con gia tăng độ cận và giác mạc có xu hướng bị lồi lên. Do đó, đây hoàn toàn có thể là một phương pháp mà bố mẹ rất nên tìm hiểu.

3.3 Hướng dẫn cho trẻ cách bảo vệ mắt

Với những trẻ em từ cấp 1 trở lên thì ít nhiều các con đã có đủ nhận thức để có thể tự tạo cho mình những thói quen hằng ngày, điển hình như việc bảo vệ mắt. Có rất nhiều cách để bố mẹ có thể áp dụng đó là:

– Tạo cho con thói quen uống vitamin A,C hoặc E vào thời điểm xác định trong ngày, ví dụ như trước khi đi học.

– Trong khoảng thời gian học online liên tục, cứ khoảng 20 phút hãy để mắt nghỉ một lần và nhìn ra bên ngoài, thường xuyên chớp mắt để tránh tính trạng khô mắt.

– Nhắc nhở con nhỏ thuốc mắt trước khi đi ngủ hoặc khi mắt cảm thấy khó chịu.

– Tuyệt đối không cho phép trẻ xem tivi trong bóng tối và quy định khung thời gian con được sử dụng thiết bị điện tử. Đây là vấn đề mà bố mẹ phải cực kỳ nghiêm khắc.

– Đăng ký cho trẻ tham gia những câu lạc bộ thể thao ngoài trời theo đúng sở thích của trẻ như bơi lội, chơi cầu lông, bóng rổ, bóng đá,…

Dấu hiệu nhận biết cận thị học đường và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu bị mắt hột và các giai đoạn bệnh

Thường xuyên tạo thói quen cho trẻ uống vitamin để bảo vệ sức khỏe đôi mắt

Hiện nay, chuyên khoa Mắt tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang là một trong những cơ sở khám chữa bệnh uy tín, chất lượng được đông đảo các bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn. Với đội ngũ y bác sĩ có bề dày kinh nghiệm trên 30 năm trong lĩnh vực nhãn khoa cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại bậc nhất, chắc hẳn sẽ giúp cho quá trình thăm khám và điều trị đạt hiệu quả tốt.

Hy vọng rằng, bài viết hôm nay của chúng tôi về chủ đề “Cận thị học đường ở trẻ” đã giúp cho bạn hiểu rõ được những vấn đề tổng quan nhất liên quan đến tình trạng này. Nếu như, bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào chưa được giải đáp, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *