Đau thần kinh tọa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên phổ biến nhất là ở những người trên 60 tuổi. Đau thần kinh tọa nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh, thậm chí biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Phòng ngừa biến chứng do đau thần kinh tọa
Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
Bác Lê Văn Minh (61 tuổi) chia sẻ: “tôi bị đau thắt lưng nhiều năm nay, sau đó đau lan xuống mông rồi mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, lan xuống mặt trước mặt ngoài cá chân. Tôi trước giờ vẫn luôn khỏi mạnh, vẫn có thể vác bao tải lúa 50kg, giờ bị đau như thế này tôi rất hoang mang, tôi thậm chí không thể cúi người, đi lại cũng khó khăn. Tôi đã đi khám kết quả chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng cho thấy tôi đau thần kinh tọa, và cần điều trị để tránh biến chứng có thể gây liệt các chi”.
Đau thần kinh tọa có thể gặp ở mọi lứa tuổi
Đau thần kinh tọa thường do thói quen mang vác nặng sai tư thế gây đau lưng dẫn đến đau thần kinh tọa.
Điều trị đau thần kinh tọa cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh, ngoài do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, đau thần kinh tọa còn do thoái hóa cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm.
Nhiều thống kê đã chỉ ra, có tới 60 – 90% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm gây đau thần kinh tọa, đĩa đệm giữ vai tro “giảm xóc” bảo vệ cho cơ thể khi có lực nén tác động vào cột sống, khi tác động mạnh lên đĩa đệm có thể làm cho các vòng sợi bị rách và nhân nhày bị đẩy ra ngoài, hoặc có thể chui vào ống sống, chui vào vị trí thoát ra của rễ thần kinh thắt lưng số 5 và và dây thần kinh cùng 1 chèn ép rễ thần kinh và gây đau.
Đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm không chỉ có nguy cơ ở người cao tuổi, đối với người đang trong tuổi lao động, khi làm việc nặng, quá sức, sai tư thế rất có thể bị tổn thương đĩa đệm.
Đau thần kinh tọa cũng có thể do có sự biến đổi bất thường ở đốt sống thắt lưng như đốt sống bị trượt ra sau hoặc trước, trượt đốt sống cũng có thể gặp trên một người có thoái hóa đốt sống thắt lưng.
Tìm hiểu thêm: Đột quỵ là gì? Nguyên nhân và các dấu hiệu của bệnh đột quỵ
Tư thế sai trong lao động cũng là một trong những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa cũng có thể do u xương sống, nhiễm khuẩn,viêm khớp cùng chậu, thậm chí là ung thư ở cơ quan khác di căn đến hoặc viêm đốt sống thắt lưng thu hẹp ống sống thắt lưng, chèn ép rễ thần kinhvà gây đau, …
Ngoài ra, đau thần kinh tọa có thể do chấn thương trực tiếp vào dây thần kinh tọa.
Biến chứng nguy hiểm do đau thần kinh tọa
Khi bị đau thần kinh tọa, nếu không được chữa trị tích cực sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày và sức lao động, lâu dần sẽ khiến teo cơ dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, đại tiểu tiện không tự chủ thậm chí có thể tàn phế (liệt).
Đau thần kinh tọa nếu phát hiện và điều trị sớm khi chưa bị biến chứng thì bệnh sẽ bình phục hoàn toàn.
Phòng ngừa đau thần kinh tọa
Có rất nhiều người cho rằng đau thần kinh tọa chỉ gặp ở người cao tuổi, nên khi còn trẻ mặc nhiên không thể mắc bệnh, điều này là sai lầm, bởi đau thần kinh tọa có thể gặp ở bất kỳ ai.
Để phòng ngừa đau thần kinh tọa cần thực hiện ngay ở độ tuổi 30, kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi mật độ xương để nhằm phát hiện sớm hiện tượng loãng xương gây thoái hóa khớp.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về phẫu thuật nội soi khớp gối
Đau thần kinh tọa gây nhiều phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày của người bệnh
Đặc biệt,đối với những người lao động chân tay,có công việc đặc thù (phải ngồi lâu nhiều giờ trong một ngày). Những người phải thường xuyên bê vác nặng cần chú ý giữ đúng tư thế tránh để xảy ra hiện tượng chấn thương lồi đĩa đệm hoặc trật khớp đốt sống.
Đối với những người bị thoái hóa cột sống, nhất là đốt sống thắt lưng cần điều trị tích cực đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp.
Bên cạnh đó, cầng duy trì lối sống khoa học, tập thể dục đều đặn để khí huyết lưu thông thuận lợi cho việc nuôi dưỡng các cơ quan và các khớp xương.
Cần đảm bảo ăn uống đủ chất (đặc biệt tăng cường thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm từ sữa và tôm cá…); bổ sung lượng canxi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.