Đừng chủ quan trước các biểu hiện của sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể bùng phát thành dịch và gây tử vong. Nhiều người bị nhầm lẫn các biểu hiện của sốt xuất huyết với sốt virus thông thường, nên dễ khiến bệnh trở nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Bạn đang đọc: Đừng chủ quan trước các biểu hiện của sốt xuất huyết

1. Nhận biết các biểu hiện sốt xuất huyết

Các biểu hiện của sốt xuất huyết bao gồm: sốt cao đột ngột, liên tục, khó hạ sốt; nhức đầu; chán ăn; buồn nôn; phát ban; đau cơ; đau khớp; đau hốc mắt.

Khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh thường trải qua 3 giai đoạn với các triệu chứng ở mỗi giai đoạn như sau:

1.1 Các biểu hiện của sốt xuất huyết ở giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, triệu chứng điển hình nhất là sốt rất cao. Người bệnh sốt cao lên tới 39 hoặc 40 độ C, sốt đột ngột, liên tục và khó hạ sốt. Đi kèm với sốt là các biểu hiện như đau/nhức đầu (cảm giác đầu bị đau buốt như có ai đó đánh hoặc có vật gì đó nặng đè lên). Người bệnh bắt đầu mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, da sung huyết, đau nhức mỏi khắp người (đau cơ, đau khớp), nhức hai hố mắt,…

Đừng chủ quan trước các biểu hiện của sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có thể sốt cao lên tới 39 hoặc 40 độ C, sốt đột ngột, liên tục và khó hạ sốt.

1.2 Các biểu hiện sốt xuất huyết ở giai đoạn 2

Đây mới thực sự là giai đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết (giai đoạn xuất huyết). Giai đoạn này thường rơi vào ngày thứ 3 hoặc ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 của người bệnh, mặc dù người bệnh đã cắt sốt (giảm sốt, hết sốt) hoặc có thể vẫn còn sốt nhưng giai đoạn xuất huyết (chảy máu) bắt đầu xuất hiện.

Biểu hiện là sự thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch. Nếu thoát huyết tương nhiêu focs thể dẫn tới sốc (biểu hiện vật vã, li bì, bứt rứt, huyết áp tụt, da lạnh, lạnh đầu chi, mạch nhanh nhỏ). Người bệnh có thể đi kèm các biểu hiện như sưng nề mi mắt, gan to, có thể đau.

Xuất huyết có thể xảy ra ở dưới da hoặc niêm mạc, xuất huyết bên ngoài (da) hoặc xuất huyết trong (xuất huyết đường tiêu hóa).

– Xuất huyết dưới da: xuất hiện các nốt chấm li ti bầm tím như mạch máu nhỏ bị vỡ ra, tập trung ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, đùi, bụng, mạng sườn.

– Xuất huyết ở niêm mạc: chảy máu răng miệng, chảy máu mũi (hay còn gọi là chảy máu cam), chảy máu ở lợi; kinh nguyệt kéo dài hoặc ra kinh nguyệt sớm hơn so với kỳ hạn.

Một số trường hợp sốt xuất huyết nặng có thể biến chứng biểu hiện suy đa tạng như viêm gan, viêm não, viêm cơ tim ngay trong giai đoạn này. Chính vì vậy, đây là giai đoạn mà bạn cần phải đặc biệt thận trọng.

Tìm hiểu thêm: Chi tiết cách chữa bệnh sốt xuất huyết

Đừng chủ quan trước các biểu hiện của sốt xuất huyết

Chảy máu chân răng là biểu hiện xuất huyết niêm mạc thường gặp ở người bị sốt xuất huyết.

1.3 Các biểu hiện của sốt xuất huyết ở giai đoạn 3

Đây là giai đoạn phục hồi. Hầu hết người bệnh ở giai đoạn này đều đã cắt sốt (hết sốt) và thể trạng bắt đầu tốt dần lên. Người bệnh bắt đầu có cảm giác thèm ăn, huyết động cũng ổn định, người bệnh đi tiểu nhiều và khi xét nghiệm tiểu cầu cũng tăng dần trở về trạng thái bình thường.

Tuy nhiên, bạn cũng không được chủ quan bởi ở giai đoạn này nếu bạn lạm dụng truyền dịch quá mức có thể dẫn tới phù phổi hoặc suy tim.

Các biểu hiện của sốt huyết cần đến viện ngay

Người bệnh sốt xuất huyết cần đến cơ sở y tế kịp thời để được điều trị sớm, ngăn biến chứng nguy hiểm khi có 6 dấu hiệu nguy hiểm như sau:

– Lừ đừ, bứt rứt, bồn chồn

– Đau bụng

– Có biểu hiện chảy máu: chảy máu chân răng, mũi, nôn ra máu, đi cầu phân đen, xuất hiện kinh nguyệt bất thường (ở nữ).

– Khó thở, thở nhanh

– Nôn nói nhiều

– Trẻ em nếu có biểu hiện bỏ ăn, bỏ bú, mệt mỏi dù hết sốt cũng cần phải đến cơ sở y tế ngay để bác sĩ kiểm tra.

2. Tự ý điều trị sốt xuất huyết tại nhà dễ “gánh” biến chứng nặng

Nhiều người cho rằng sốt xuất huyết có thể tự điều trị tại nhà mà không cần tới cơ sở y tế. Bởi họ cho rằng đến cơ sở y tế cũng chủ yếu là truyền nước, hạ sốt mà lại đông đúc, tốn kém thay vào đó có thể tự mua thuốc điều trị tại nhà, tự ý truyền nước và truyền dịch. Chính sự chủ quan này đã đẩy nhiều người bệnh sốt xuất huyết rơi vào tình trạng nguy hiểm như tiểu cầu giảm mạnh, biến chứng suy đa tạng: suy gan, suy tim, suy thận, thậm chí tử vong. Đặc biệt, với những người có sẵn bệnh lý nền như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch,…

Các chuyên gia khuyến cáo: Người dân không tự ý điều trị sốt xuất huyết tại nhà để tránh nguy cơ bệnh có thể diễn biến nặng gây sốc, tử vong. Khi có biểu hiện nghi ngờ sốt xuất huyết nên đi khám ngay tại các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra kịp thời, chẩn đoán đúng và tư vấn cách điều trị hiệu quả.

Đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao như người cao tuổi, người mắc bệnh nền, trẻ em, phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không nên điều trị sốt xuất huyết tại nhà.

Nếu trong trường hợp các đơn vị y tế quá tải mà bạn muốn điều trị tại nhà thì phải được sự cho phép và hướng dẫn của thầy thuốc, cũng như theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe để tránh nguy cơ bệnh biến chứng nặng.

Đừng chủ quan trước các biểu hiện của sốt xuất huyết

>>>>>Xem thêm: Sốt xuất huyết bùng phát, TPHCM kêu gọi toàn dân chống dịch

Không nên tự ý điều trị sốt xuất huyết tại nhà vì dễ gây biến chứng nặng.

3. Tuân thủ biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Tuân thủ đúng phương châm “Không có bọ gậy – Không có sốt xuất huyết” hay “Không có muỗi vằn – Không có sốt xuất huyết”.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, mỗi người dân chúng ta cần tuân thủ một số biện pháp sau đây:

– Ngăn cản muỗi tiếp xúc với nguồn nước: bạn cần che đậy kín vật chứa bằng các vật liệu mà muỗi không thể bay qua được.

– Sử dụng thiên địch của lăng quăng: bạn có thể thả các loại cá ăn loăng quăng bọ gậy vào dụng cụ chứa nước để tiêu diệt loăng quăng bọ gậy.

– Sử dụng hóa chất để diệt lăng quăng: có thể sử dụng hóa chất để diệt lăng quăng theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

– Không để các vật chứa nước bị đọng nước: nên lập úp vật chứa, đục lỗ, khơi thông dòng chảy, làm bằng phẳng các nơi bị đọng nước, che chắn cẩn thận để tránh nước mưa ứ đọng tại các khu vực này.

– Loại bỏ vật chứa nước: bạn hãy loại bỏ phế liệu, thu gom rác thải giữ cho môi trường sống sạch sẽ tránh để um tùm vì đây có thể là nơi trú ngụ cho muỗi vằn.

– Thường xuyên vệ sinh, làm sạch vật chứa nước: nên thay nước và chà rửa các vật dụng đựng/chứa nước định kỳ, không quá 7 ngày 1 lần.

– Thay đổi hình thức trữ nước: nếu có thể hãy sử dụng trực tiếp nước từ vòi hoặc bồn chứa có nắp đậy kín.

– Đi ngủ nên bỏ màn, trẻ em chơi ban ngày nên mặc quần áo dài tay và hạn chế đến các khu vực đang có dịch sốt xuất huyết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *