Mổ u tuyến giáp có nguy hiểm không và các biến chứng có thể gặp

Phẫu thuật là phương pháp đóng vai trò chủ đạo trong điều trị khối u ở tuyến giáp. Phương pháp này được áp dụng cho u giáp lành tính và u giáp ác tính. Do đó, mổ u tuyến giáp có nguy hiểm không là thắc mắc của không ít người bệnh khi được chỉ định phương pháp điều trị này. Những thông tin trong bài viết sau sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Bạn đang đọc: Mổ u tuyến giáp có nguy hiểm không và các biến chứng có thể gặp

1. Mổ u tuyến giáp có nguy hiểm không? Có biến chứng không?

1.1. Vậy mổ u tuyến giáp có nguy hiểm không?

U tuyến giáp là hiện tượng tăng sinh quá mức của khối mô hoặc tế bào, hình thành tổn thương dạng khối khu trú trong tuyến giáp. Khối u này làm thay đổi cơ chế hoạt động và chức năng của tuyến giáp, đôi khi là chức năng của cả vùng, không những gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.

Phương pháp điều trị u tuyến giáp thường được căn cứ vào kích thước và tính chất của khối u. Với những u giáp được chẩn đoán lành tính có kích thước 4m gây triệu chứng, hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa hay xuất hiện các tế bào ung thư và các trường hợp được chẩn đoán ác tính, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật mổ u tuyến giáp.

Giải đáp thắc mắc mổ u tuyến giáp có nguy hiểm không, theo các chuyên gia, phẫu thuật là biện pháp an toàn và hiệu quả. Phương pháp giúp ngăn chặn nguy cơ tiến triển u giáp ác tính; loại bỏ tối đa các tế bào ung thư, ngăn ngừa sự xâm lấn, di căn của khối u đến các cơ quan khác của cơ thể. Đồng thời, phương pháp này còn giúp hạn chế những tác động xấu của khối u tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Mổ u tuyến giáp có nguy hiểm không và các biến chứng có thể gặp

Mổ u tuyến giáp có nguy hiểm không là lo lắng của rất nhiều người bệnh khi được chỉ định điều trị bằng phương pháp này.

1.2. Biến chứng sau mổ u tuyến giáp

Bất kỳ một cuộc phẫu thuật nào cũng sẽ tồn tại những rủi ro nhất định. Mổ u tuyến giáp cũng không phải là ngoại lệ. Các biến chứng người bệnh có thể gặp là:

Chảy máu:

Chảy máu quá mức hoặc hình thành cục máu đông lớn ở cổ sau mổ là biến chứng đầu tiên người bệnh có thể gặp phải. Tuy nhiên, biến chứng này rất hiếm gặp. Chỉ khoảng 0,14% người bệnh chảy nhiều máu và đột ngột ở cổ và khoảng 1% người bệnh hình thành các cục máu đông (khối máu tụ) ở phía dưới vết mổ.

Chảy máu nhiều và đột ngột có thể gây chèn ép vào khí quản dẫn đến khó thở và đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Khó thở:

Khó thở là biến chứng rất hiếm khi xảy ra. Khó thở do xuất hiện cục máu đông lớn chặn khí quản. Khi này, người bệnh cần được can thiệp y khoa ngay lập tức. Ngoài ra, khó thở còn do cả 2 dây thần kinh thanh quản quặt ngược đều bị tổn thương sau mổ. Trong trường hợp này, người bệnh cần được phẫu thuật mở khí quản khẩn cấp.

Cơn bão giáp trạng:

Trước đây, biến chứng này khá phổ biến, thường liên quan đến bệnh cường giáp. Hiện nay, tình trạng này hiếm khi xảy ra nhờ có thuốc để kiểm soát nhiễm độc giáp. Các triệu chứng trong cơn bão giáp trạng xảy ra đột ngột và rất nghiêm trọng: tim đập nhanh, sốt cao, đổ mồ hôi liên tục, bồn chồn, kích động, nôn ói, tiêu chảy và mê sảng.

Nhiễm trùng sau mổ:

Tỷ lệ mắc phải biến chứng này là khoảng 1/2.000. Các dấu hiệu bao gồm: vết mổ sưng, đỏ, người bệnh đau nhức, sốt. Nếu nhiễm trùng nhẹ, người bệnh chỉ cần dùng kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, trường hợp nhiễm trùng nặng cần kết hợp cả hút dịch.

Khàn giọng, mất tiếng:

Biến chứng này thường gặp ở khoảng 5-10% tổng số ca phẫu thuật. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do các dây thần kinh thanh quản bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật hoặc bị viêm nhiễm sau phẫu thuật. Thay đổi giọng nói thường sẽ biến mất sau khoảng một thời gian, chỉ khoảng 1% người bệnh có thể bị thay đổi giọng nói vĩnh viễn.

Nhiễm độc giáp:

Biến chứng thường xảy ra ở 2-4% người bệnh sau mổ cắt bỏ tuyến giáp. Nhiễm độc giáp thường được điều trị bằng iốt phóng xạ và không cần phải phẫu thuật thêm.

Tổn thương tuyến cận giáp:

Tuyến cận giáp có nhiệm vụ kiểm soát nồng độ canxi trong cơ thể. Khi tuyến này bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật sẽ làm giảm nồng độ canxi trong máu. Người bệnh gặp các triệu chứng như ngứa ran bàn tay, bàn chân và xung quanh miệng. Trong trường hợp nặng có thể dẫn đến co thắt cơ bắp, chân tay tê cứng, xương giòn dễ gãy.

Nhìn chung, tuyến cận giáp có thể không hoạt động bình thường được ngay. Vì vậy, người bệnh sẽ được chỉ định bổ sung thêm canxi và vitamin D trong khoảng vài tuần sau mổ. Lượng canxi bổ sung sẽ giảm dần và ngừng hẳn khi thích hợp. Tuy nhiên, phụ nữ trên 40 tuổi sẽ được bổ sung liều lượng nhỏ thay vì ngưng hoàn toàn.

Chứng khó nuốt:

Khó nuốt là một triệu chứng phổ biến trong vài ngày đầu sau mổ. Tình trạng này chỉ là tạm thời nhưng cũng có trường hợp kéo dài dai dẳng.

Suy giáp:

Đây là biến chứng thường gặp sau mổ tuyến giáp. Các biểu hiện của người bị suy giáp bao gồm: có thể mệt mỏi, sợ lạnh, da khô, tóc rụng, tăng cân, khó tập trung, trầm cảm…

Nếu người bệnh cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp cần được bổ sung hormone tuyến giáp đến suốt đời. Tuy nhiên, sẽ rất khó để xác định người bệnh sẽ phải dùng thuốc trong bao lâu khi chỉ bị cắt bỏ một phần tuyến giáp. Do đó, người bệnh cần phải xét nghiệm suy giáp định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để tránh xảy ra biến chứng.

Tìm hiểu thêm: Cường cận giáp và chế độ dinh dưỡng

Mổ u tuyến giáp có nguy hiểm không và các biến chứng có thể gặp

Mổ u tuyến giáp có thể gây suy giáp

Hiện tượng tiết dịch:

Đây là tình trạng tích tụ dịch lỏng dưới bề mặt vết mổ, gây viêm hoặc sưng. Thông thường, hiện tượng này sẽ giảm dần sau vài ngày hoặc vài tuần. Nếu nghiêm trọng hơn, người bệnh phải cần đến sự can thiệp của bác sĩ.

Để hạn chế đến mức thấp nhất các biến chứng khi mổ u tuyến giáp nêu trên, người bệnh nên tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn điều trị tại các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại đáp ứng đầy đủ để ca mổ diễn ra an toàn, thuận lợi, có chế độ chăm sóc sau mổ chu đáo và cẩn thận.

2. Khi nào cần mổ u tuyến giáp?

Điều trị u tuyến giáp bằng phương pháp phẫu thuật được chỉ định trong những trường hợp sau:

– U tuyến giáp lành tính đơn thuần đơn nhân hoặc đa nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa.

– U tuyến giáp lành tính đã biến chứng gây chèn ép dây thần kinh thanh quản, khí quản khiến người bệnh khó thở, khó nuốt, khó nói.

– U tuyến giáp phát  triển nhanh bất thường và gây tình trạng xuất huyết trong lòng bướu.

– Bướu thể nhân nhu mô vì có nguy cơ ung thư hóa cao.

– U tuyến giáp ác tính cần cắt bỏ tuyến giáp toàn bộ hoặc gần như toàn bộ.

3. Các phương pháp mổ u tuyến giáp hiện nay

3.1. Cắt thùy tuyến giáp

Khi khối u tuyến giáp lành tính xuất hiện ở 1 thùy tuyến giáp hay ung thư tuyến giáp biệt hóa (thể nhú và thể nang) nhỏ và không có dấu hiệu di căn ra ngoài tuyến giáp, thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ phần thùy giáp có khối u và giữ thùy còn lại để tiếp tục duy trì thực hiện chức năng của nó.

Sau phẫu thuật, một số người bệnh có thể không cần phải uống thuốc nội tiết tố tuyến giáp.

3.2. Cắt bỏ gần như toàn bộ tuyến giáp

Người bệnh được phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn một bên tùy giáp, toàn bộ eo giáp và một phần thùy còn lại. Phương pháp này chỉ định điều trị u giáp lành tính kích thước lớn và u tuyến giáp ác tính chưa có dấu hiệu xâm lấn. Mặc dù phương pháp để lại một phần nhú tuyến giáp nhưng người bệnh vẫn cần bổ sung hormone tuyến giáp từ bên ngoài nhằm đảm bảo đủ lượng hormone cho cơ thể.

3.3. Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp

Người bệnh được chỉ định cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp và các mô khi bị ung thư tuyến giáp thể biệt không hóa, ung thư giáp thể tủy và ung thư giáp thể biệt hóa di căn hạch. Sau đó, người bệnh sẽ được điều trị bằng i-ốt phóng xạ để loại bỏ hoàn toàn các nhân ung thư.

Sau phẫu thuật, người bệnh phải bổ sung hormone tuyến giáp suốt đời để đảm bảo cho các hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường.

Mổ u tuyến giáp có nguy hiểm không và các biến chứng có thể gặp

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu đau ruột thừa là gì? phát hiện chữa trị kịp thời

Việc lựa chọn phương pháp mổ u tuyến giáp nào căn cứ vào kích thước, vị trí và tính chất khối u.

4. Những vấn đề cần lưu ý sau mổ u tuyến giáp

Để đảm bảo hiệu quả và hạn chế biến chứng sau phẫu thuật mổ u tuyến giáp, người bệnh cần lưu ý:

– Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật: Sát khuẩn vết mổ và thay băng mỗi ngày, hạn chế vết mổ tiếp xúc với nước tránh nhiễm trùng. Nếu xảy ra hiện tượng chảy dịch hoặc nhiễm trùng vết mổ ngày càng nặng, cần liên lạc ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và lành mạnh, đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: protein, lipid, tinh bột và vitamin và chất khoáng. Bên cạnh đó, người bệnh cần kiêng ăn các món cay, nóng, chua. nướng, chiên xào… để tránh kích ứng vùng hầu họng.

– Hạn chế nói nhiều để vết mổ nhanh chóng hồi phục.

– Hạn chế vận động mạnh, khiêng vác nặng hoặc chơi thể thao quá sức để tránh ảnh hưởng đến vết thương.

– Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, ngủ đúng giờ và đủ giấc để nhanh cải thiện sức khỏe sau phẫu thuật.

Hi vọng rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn để mổ u tuyến giáp có nguy hiểm không. Mặc dù vẫn tồn tại những rủi ro nhưng bạn cần hiểu rằng khi đưa ra chỉ định mổ u tuyến giáp, các bác sĩ đã cân nhắc rất nhiều yếu tố. Và đặc biệt, đây là phương pháp giúp diệt tận gốc khối u, mang lại hiệu quả điều trị tích cực cho người bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *