U tuyến giáp lành tính hay còn gọi là bướu giáp là bệnh khá thường gặp liên quan đến nội tiết. Tuy đa số u là lành tính nhưng người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. U phát triển lớn có thể gây chèn ép các cơ quan xung quanh, gây ra nhiều triệu chứng như khó thở, khó nuốt, cổ sưng lồi mất thẩm mỹ…Trường hợp này có thể sẽ phải phẫu thuật để loại bỏ u càng sớm càng tốt. Vậy có những phương pháp nào để phẫu thuật u tuyến giáp lành tính?
Bạn đang đọc: 3 phương pháp phẫu thuật u tuyến giáp lành tính
1. Thế nào là u tuyến giáp lành tính?
Tuyến giáp là một trong những tuyến nội tiết của cơ thể nằm ở trước cổ và dưới đáy của họng. Tuyến giáp có nhiệm vụ tiết ra 2 loại hormone chính là thyroxine (hay còn gọi là T4) và tri-iodo-thyronine (hay còn gọi là T3) giúp điều hòa các hoạt động của cơ thể.
U tuyến giáp là những khối u (bướu) chứa chất lỏng hoặc chất rắn hình thành trong tuyến giáp. Hầu hết u tuyến giáp là lành tính nhưng vẫn có khoảng 5% là ác tính gây ung thư tuyến giáp. Tỷ lệ mắc u tuyến giáp tăng lên theo tuổi và thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới (tỷ lệ mắc bênh nữ/nam = 5/1).
-
U tuyến giáp là bệnh lý thường gặp dó sự tăng sinh bất thường của tế bào tuyến giáp tạo thành khối u gây rối loạn hoạt động tiết hormone của tuyến giáp.
2. Triệu chứng u tuyến giáp lành tính
U tuyến giáp lành tính thường không có triệu chứng rõ ràng, thường khó phát hiện trong giai đoạn đầu. Khi khối u phát triển có kích thước khá lớn sẽ có một số biểu hiện như:
– Phần cổ bị sưng lên, dễ nhận biết bằng mắt, sờ thấy có u cục.
– Cảm thấy bị khó thở hay nuốt nghẹn vì khối u chèn ép và thanh quản hay thực quản.
– Bị khàn giọng và ho khan kéo dài.
– Đau ở trong họng hoặc cổ, đặc biệt là khi nuốt nước bọt hay thức ăn.
Ở một số trường hợp, do khối u sản sinh quá nhiều hormone tuyến giáp thì có thể gây ra một số triệu chứng cường giáp như:
– Thường xuyên có cảm giác hồi hộp, nhịp tim nhanh, loạn nhịp. Đôi khi còn kèm theo đau tức ngực và khó thở.
– Tay run với biên độ nhỏ và tần số nhanh.
– Giảm cân không rõ nguyên nhân.
– Chịu nóng kém và ra nhiều mồ hôi.
– Mệt mỏi, dễ nổi nóng và rối loạn giấc ngủ.
Những biểu hiện trên còn có thể là triệu chứng của một số bệnh khác. Dó đó, khi có thể có các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị kịp thời.
3. Khi nào cần phẫu thuật u tuyến giáp lành tính?
Mặc dù là u tuyến giáp lành tính nhưng theo thời gian nó vẫn có thể tăng lên về kích thước, chèn ép vào các cơ quan xung quanh ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Việc mổ u tuyến giáp được chỉ định khi:
– Khối u chèn ép vào thực quản gây khó khăn trong quá trình ăn uống thức ăn.
– Khôi u chèn ép vào khí quản làm người bệnh khó thở, khàn giọng.
– Khối u có kích thước lớn gây mất thẩm mỹ, vướng víu khi vận động.
– Khối u có nguy có gây ung thư.
U tuyến giáp lành tính nêu không điều trị dứt điểm thì lâu ngày có thể gây ra các biến chứng như viêm tuyến giáp, rối loạn chức năng tuyến giáp. Lúc này phẫu thuật loại bỏ u tuyến giáp là biện pháp phù hợp được bác sĩ tiến hành để giúp người bệnh trở lại diện mạo và cuộc sống bình thường.
Tuy nhiên, việc mổ u tuyến giáp chỉ nên thực hiện khi thực sự cần thiết bởi việc loại bỏ u tuyến giáp sẽ dẫn đến nhiều hệ quả cho sức khỏe như:
– Rối loạn kinh nguyệt, thậm chí mất kinh hoàn toàn.
– Suy giáp nếu bị cắt một phần hay hoàn toàn tuyến giáp
– Tổn thương tuyến cận giáp gây hạ canxi máu
– Thay đổi giọng nói.
-
Tìm hiểu thêm: Chạy thận nhân tạo là gì? dùng thuốc thường xuyên
Phẫu thuật u tuyến giáp lành tính được chỉ định khi khối u có kích thước lớn, chèn ép vào các cơ quan xung quanh gây ho khan hoặc đau đớn, khó chịu khi nuốt.
4 Các phương pháp phẫu thuật u tuyến giáp lành tính
Trước khi đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng, siêu âm tuyến giáp và làm các xét nghiệm hormone tuyến giáp, chọc hút tế bào nhân tuyến giáp. Những xét nghiệm này dùng để xác định vị trí, kích thước, số lượng và tính chất các nhân trong khôi u. Đối với u tuyến giáp lành tính, hiện nay có 3 phương pháp phẫu thuật chính gồm mổ u tuyến giáp, tiêm cồn tuyệt đốt và đốt bằng sóng cao tần.
4.1 Phương pháp đốt sóng cao tần
Đốt sóng cao tần tuyến giáp là một trong những phương pháp hiện đại nhất trong điều trị u tuyến giáp. Nguyên lý của phương pháp là sử dụng dòng điện xoay chiều có tần số cao để tạo nhiệt giúp tiêu hủy khối u. Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu với hiệu quả tối ưu để điều trị nhân giáp. Bác sĩ sẽ chọc một mũi kim vào khối u và đốt bằng sóng cao tần dưới hướng dẫn của máy siêu âm. Bệnh nhân chỉ cần gây tê tại chỗ nên có thể xuất viện ngay sau điều trị, không có biến chứng nguy hiểm, tiết kiệm chi phí cho người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Thế nào là hội chứng Brugada về tim mạch
Đốt sóng cao tần là pháp điều trị u tuyến giáp lành tính hiện đại nhất với nhiều ưu điểm vượt trội
4.2. Phương pháp tiêm cồn tuyệt đối
Phương pháp tiêm cồn tuyệt đối thường được chỉ định với các nang giáp có dịch. Sử dụng nguyên lý cồn tuyệt đối làm hoại tử tế bào do đông máu và tạo huyết khối tĩnh mạch nhỏ gây mất nước tế bào và đông vón protein. Từ đó giúp tiêu diệt các tế bào tiết dịch và xơ hóa mô do tiếp xúc với ethanol. Thay vào đó là mô hạt, xơ hoá và các tổn thương co rút nhỏ lại.
Với nhiều ưu điểm nổ bật như dễ thực hiện; hậu phẫu nhẹ nhàng và rất an toàn, không hề ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp; có thể thực hiện nhắc lại thủ thuật, phương pháp này đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong điều trị u tuyến giáp.
4.3. Phương pháp mổ u tuyến giáp
Với những khối u có kích thước lớn trên 4cm; gây ra nhiều biến chứng như chèn ép gây khó thở, nuốt nghẹn, co thắt đường hô hấp, thực quản hoặc nghi ngờ ác tính thì cần được làm phẫu thuật để loại bỏ.
Ở phương pháp này, người bệnh được gây mê nội khí quản. Bác sĩ sẽ rạch một đường chữ U ngược hoặc theo nếp lằn cổ để bộc lộ và bóc tách lấy khối u.
Đây là phương pháp truyền thống, được chỉ định khi phương pháp tiêm cồn tuyệt đối và đốt sóng cao tần không áp dụng được. Vì là mổ hở nên bệnh nhân cần nhiều thời gian hơn để hồi phục hoàn toàn đồng thời tiềm ẩn nhiều biến chứng như chảy máu, thay đổi giọng nói do tổn thương dây thần kinh quặt ngược.
5. Chăm sóc người bệnh sau mổ u tuyến giáp lành tính
Chế độ dinh dưỡng và tập luyện hàng ngày hỗ trợ không nhỏ phục hồi sức khỏe sau mổ u tuyến giáp và duy trì chức năng tuyến giáp ổn định.
5.1 Những thực phẩm nên ăn sau phẫu thuật u tuyến giáp lành tính
– Thực phẩm giàu I-ốt: i-ốt cần cho tuyến giáp sản xuất các hormone cần thiết, vì thế mà nhóm thực phẩm này không thể thiếu cho người mắc u tuyến giáp. hàm lượng i-ốt cần bổ sung mỗi ngày là 150mcg. Những loại thực phẩm giàu i-ốt có thể kể đến như cá biển, cua, tảo biển hoặc muối i-ốt.
– Các loại rau xanh lá giàu ma-giê và các khoáng chất có tác dụng hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp cũng như tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Một số loại rau nên bổ sung như cải xoăn, rau bina, bông cải xanh,..
– Các loại hạt: Đây là nhóm thực phẩm giàu sắt và magie cũng như nguồn vitamin dồi dào giúp cho tuyến giáp hoạt động tốt hơn. Các loại hạt có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày bao gồm hạt bí, hạnh nhân, hạt điều,..
5.2 Các loại thực phẩm không nên ăn sau phẫu thuật u tuyến giáp lành tính
– Đậu nành và một số chế phẩm từ đậu nành: Trong những sản phẩm này có chưa những hợp chất làm cản trở tiết hormone tuyến giáp. Đậu nành còn làm giảm khả năng hấp thu i-ốt của cơ thể.
– Nội tạng động vật: Trong nội tạng động vệt có chưa nhiều axit lipoic – một axit béo làm gián đoạn quá trình hoạt động của tuyến giáp nếu bạn tiêu thụ quá nhiều. Do đó sau mổ u tuyến giáp cần tránh xa các món ăn chế biến từ nội tạng động vật.
– Đường: Đường và chất tạo ngọt ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng. Việc tiêu thụ nhiều nhóm thực phẩm này không chỉ gây béo phì mà còn hạn chế hoạt động tuyến giáp.
Hiện nay phẫu thuật u tuyến giáp lành tính đã trở nên dễ dàng hơn với sự ra đời của nhiều phương pháp hiện đại ít xâm lấn, ít đau, nhanh phục hồi, đảm bảo tính thẩm mỹ như đốt sóng cao tần. Tuy nhiên, chúng ta không được vì thế mà chủ quan lơ là trong việc phòng tránh và điều trị bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.