Tầm soát ung thư là làm gì? Có những phương pháp tầm soát ung thư nào giúp chẩn đoán bệnh lý hiệu quả? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này các bạn nhé!
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Tầm soát ung thư là làm gì?
1. Tìm hiểu về tầm soát ung thư
Tầm soát có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát hiện sớm các bệnh lý ung thư. Nếu kịp thời phát hiện ở giai đoạn sớm của bệnh, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị giúp người bệnh kéo dài cuộc sống và giảm tỷ lệ tử vong do phát hiện muộn.
Tầm soát ung thư là các biện pháp và các thủ thuật được thực hiện trên cơ thể con người nhằm phát hiện tế bào có những biểu hiện ác tính. Từ đó, đánh giá nguy cơ ung thư và gia tăng cơ hội điều trị thành công nếu gặp phải vấn đề sức khỏe .
Tầm soát ung thư đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tật
2. Tầm soát ung thư là làm gì?
Tầm soát ung thư là làm những gì? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Thông thường tầm soát ung thư sẽ bao gồm những danh mục sau:
2.1 Khám lâm sàng và cận lâm sàng
Khám lâm sàng và cận lâm sàng là những dữ kiện được thu thập từ người bệnh bao gồm: tiền sử bệnh tật, triệu chứng bệnh lý, thăm khám thể lực. Tiền sử bệnh án và toàn bộ những thông tin liên quan đến lý do thăm khám của người bệnh. Đây thường là giai đoạn đầu trong quy trình thăm khám. Qua các thông tin này, bác sĩ sẽ chỉ định các danh mục xét nghiệm hoặc chẩn đoán tiếp theo dành cho người bệnh. Riêng đối với tầm soát ung thư thì hiện nay đa phần các bệnh viện lớn và uy tín đều đã xây dựng danh mục khám đầy đủ. Do đó người bệnh sẽ không phải quá lo lắng trong việc lựa chọn thăm khám tầm soát ung thư.
2.2 Xét nghiệm tầm soát ung thư là làm gì?
Tầm soát ung thư sẽ thực hiện một số xét nghiệm bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Khi các tế bào ung thư phát triển sẽ sinh ra một số chất trong máu, bởi vậy khi xét nghiệm máu sẽ góp phần phát hiện ung thư.
- Xét nghiệm nước tiểu: Đây cũng là một trong những xét nghiệm quan trọng góp phần phát hiện sớm bệnh lý ung thư như ung thư tuyến tụy,…
- Xét nghiệm sinh thiết: Khi phát hiện bất kỳ một khối u hay polyp nào thì người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm sinh thiết để phát hiện ung thư
Các xét nghiệm trong tầm soát ung thư bao gồm: Xét nghiệm máu, nước tiểu và sinh thiết (nếu phát hiện polyp hoặc khối u)
2.3 Chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát ung thư là làm gì?
Khi tầm soát ung thư, để có được kết quả chính xác nhất, bác sĩ sẽ cần đến một số chẩn đoán hình ảnh bao gồm:
MSCT
Máy chụp cắt lớp điện toán đa lát cắt là một kỹ thuật giúp tầm soát ung thư và phát hiện sớm các bệnh lý ung thư một cách hiệu quả. Phương pháp này sử dụng tia X quét lên một khu vực cần tầm soát nhất định trong cơ thể theo lát cắt ngang và phối hợp với việc xử lý điện toán bằng máy tính để cho ra hình ảnh 2D hoặc 3D của các bộ phận cần chụp.
Chụp MSCT là phương pháp có độ tương phản và độ phân giải thời gian cũng như không gian cao. Thời gian nín thở của người bệnh chỉ cần từ 5 – 7 giây. Máy MSCT có thể phát hiện những khối u có kích thước từ 3 – 5mm giúp chẩn đoán sớm những bệnh ung thư ở não, phổi, gan, ung thư tử cung hay ở cơ xương khớp,… Từ đó để có được biện pháp can thiệp và điều trị tốt nhất hạn chế khả năng tử vong do ung thư gây nên.
Đối với các bệnh nhân điều trị ung thư, máy MSCT giúp xác định tốt nhất mức độ di căn của bệnh để rút ngắn thời gian, chi phí điều trị và hạn chế tối đa các biến chứng không cần thiết.
Chụp cộng hưởng từ MRI
Chụp cộng hưởng từ MRI là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay. Kỹ thuật này sử dụng sóng radio và từ trường nên sẽ cho ra hình ảnh giải phẫu vô cùng sắc nét và rõ ràng với độ tương phản cao. Đây được coi là phương pháp có giá trị cực kỳ cao trong chẩn đoán và điều trị với nhiều ưu điểm:
Tìm hiểu thêm: Lấy cao răng có tác dụng gì đối với răng miệng?
Chụp cộng hưởng từ MRI là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay
- Giúp các bác sĩ đánh giá được các chức năng cũng như cấu trúc hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
- Máy MRI an toàn, không gây nhiều tác dụng phụ.
- MRI cho phép phát hiện những bất thường bị ẩn sâu mà những phương pháp bình thường khó quan sát thấy.
- MRI cho ra hình ảnh sắc nét, rõ ràng với độ phân giải cao.
- Thời gian chụp ngắn và giảm tối đa tiếng ồn.
- Tạo nên sự thoải mái và giảm căng thẳng cho bệnh nhân trong suốt quá trình chụp.
- Xử lý tốt các xảo nhiễu và chụp tái tạo mạch máu 3 chiều tốt mà không cần tiêm thuốc
Ngoài ra máy chụp cộng hưởng từ còn hỗ trợ phát hiện rất nhiều các bệnh lý ung thư.
X-Quang
X-Quang là một loại bức xạ năng lượng cao, khi hoạt động máy sẽ phát ra chùm tia X và các tia X này sẽ xuyên qua mô mềm để tạo nên hình ảnh. Chụp X-Quang dễ bị che lấp bởi các mô đặc nằm ở xương, các mô đậm đặc càng cao thì càng có ít tia X xuyên qua. Thực hiện chụp X-Quang là một trong những chỉ định cần thiết để chẩn đoán các bệnh và đặc biệt là các bệnh liên quan đến xương khớp.
3. Quy trình tầm soát ung thư là làm gì?
3.1 Quy trình tầm soát ung thư như sau:
- Bước 1: Đặt lịch thăm khám
- Bước 2: Khám lâm sàng với bác sĩ
- Bước 3: Tiến hành một số xét nghiệm
- Bước 4: Thực hiện các chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng
- Bước 5: Đọc kết quả và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ
>>>>>Xem thêm: Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn: nguyên nhân và cách điều trị
Sau khi thực hiện xong các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, người thăm khám sẽ được đọc kết quả với bác sĩ
3.2 Một số lưu ý đặc biệt khi tầm soát ung thư
Khi tham gia tầm soát ung thư bạn cần chú ý một số điều dưới đây:
- Lựa chọn gói tầm soát phù hợp với mục đích thăm khám và tình trạng sức khỏe của bản thân.
- Chia sẻ tình trạng bệnh tật với bác sĩ để chẩn đoán bệnh chính xác
- Mặc đồ rộng rãi và thoải mái nhất để chuẩn bị cho quá trình thăm khám được thuận lợi
- Lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc “tầm soát ung thư là làm gì?”. Để đảm bảo sức khỏe của mình, hãy tích cực ăn uống đầy đủ, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và thăm khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kỳ bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.