Ai cần niềng răng? Niềng răng ở đâu tốt Hà Nội?

Hàm răng kém đều và nhiều khuyết điểm là vấn đề khiến nhiều người cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp, chụp ảnh, ăn uống,… Phương pháp giải quyết hiệu quả vấn đề này được nhiều người lựa chọn chính là niềng răng. Nhưng cụ thể ai có thể niềng răng, niềng răng ở đâu tốt ở Hà Nội là điều không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những khúc mắc này.

Bạn đang đọc: Ai cần niềng răng? Niềng răng ở đâu tốt Hà Nội?

1. Niềng răng là gì?

Niềng răng là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nha khoa để chỉ các phương pháp khắc phục những khuyết điểm của răng như răng hô, răng móm, răng thưa,…. bằng những khí cụ chỉnh nha (mắc cài, dây cung, dây thun, khay niềng trong suốt).

Niềng răng giúp răng dần trở về đúng vị trí trên cung hàm, mang đến vẻ ngoài tự tin cho bạn, đồng thời đây cũng là phương pháp phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý về răng miệng khác.

Ai cần niềng răng? Niềng răng ở đâu tốt Hà Nội?

Niềng răng là phương pháp khắc phục những khuyết điểm của răng như răng hô, răng móm, răng thưa,….

Thông thường, quá trình niềng răng sẽ kéo dài từ 18-24 tháng, hoặc có thể lâu hơn tùy theo cơ địa người niềng, mức độ lệch lạc của hàm răng, hoặc kế hoạch chỉnh nha mà bạn và bác sĩ lựa chọn ngay từ đầu

2. Ai nên niềng răng?

Niềng răng là phương pháp điều trị nha khoa dành cho tất cả mọi người. Bất kể ai cảm thấy bản thân thiếu tự tin với hàm răng đều có thể tìm đến chỉnh nha như một phương pháp tốt để cải thiện nụ cười và sự tự tin.

Độ tuổi có thể niềng răng là từ 12 đến 50, độ tuổi tốt nhất để niềng răng là từ 12 đến 35 tuổi. Tuổi càng lớn cấu trúc xương càng trở nên đặc và cứng, việc di chuyển răng để niềng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Trong trường hợp người từ 36-50 tuổi vẫn mong muốn được niềng răng, bác sĩ nha khoa sẽ có những tư vấn, hướng dẫn cụ thể.

3. Các phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay

3.1 Niềng răng mắc cài kim loại

Đây là phương pháp niềng răng ra đời sớm nhất và cũng được nhiều người sử dụng nhất. Phương pháp này sử dụng những mắc cài và dây cung từ kim loại cao cấp không gỉ để nắn chỉnh hàm răng về đúng vị trí.

Ưu điểm: Chi phí không quá cao, thời gian niềng ngắn, đồng thời có thể khắc phục được khá nhiều bệnh lý liên quan đến răng miệng.

Nhược điểm: Màu sắc kim loại dễ bị lộ khi giao tiếp; tuy nhiên với công nghệ ngày càng phát triển, những mắc cài đã có kích thước mảnh và khó nhận ra hơn

3.2 Niềng răng mắc cài nắp tự động (tự buộc)

Giống với phương pháp 1, mắc cài trong phương pháp này vẫn được làm bằng chất liệu kim loại, tuy nhiên nó đã được thiết kế có nắp tự động. Khi dây cung được lắp vào sẽ tự động trượt vào rãnh mắc cài và cố định tại các điểm mà không cần chun giữ.

Phương pháp này khắc phục được nhược điểm chun tuột, chun bắn vào lợi, nuốt phải dây chun,… số lần tái khám nha sĩ cũng được giảm đi khá nhiều.

3.3 Niềng răng mắc cài sứ

Nhờ việc sử dụng các mắc cài bằng sứ, phương pháp này mang lại tính thẩm mỹ cao cho người niềng. Chất sứ sử dụng làm mắc cài có màu sắc tự nhiên như răng thật nên rất khó để người đối diện nhận ra khi bạn nói chuyện giao tiếp hay cười đùa.

Hiệu quả niềng răng mắc cài sứ mang lại tương tự như niềng răng kim loại truyền thống. Tuy nhiên, phương pháp này lại có nhược điểm là dễ vỡ nếu gặp tác động mạnh, nên người niềng cần chú ý hơn trong sinh hoạt.

3.4 Niềng răng mặt trong (mặt lưỡi)

Phương pháp tối ưu vừa mang tính thẩm mỹ cao, vừa đạt được hiệu quả nhanh chóng.

Thay vì mắc cài lắp ở phía ngoài như những phương pháp thông thường thì chúng được chuyển vào mặt trong của răng.

Phương pháp này có độ khó khá cao do vị trí lắp mắc cài bị che khuất; vì vậy, khi lựa chọn cách này bạn cần tìm đến cơ sở y tế, bệnh viện có bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất nha khoa hiện đại để hỗ trợ.

3.5 Niềng răng khay trong suốt Invisalign

Phương pháp niềng răng hiện đại được khuyên dùng số một nhờ tính tiện lợi và thẩm mỹ.

Tìm hiểu thêm: Tiên lượng ung thư phổi di căn và cách điều trị

Ai cần niềng răng? Niềng răng ở đâu tốt Hà Nội?

Niềng răng khay trong suốt Invisalign – phương pháp hiện đại được khuyên dùng số 1 hiện nay

Toàn bộ các khí cụ sử dụng trong niềng răng được thay thế hoàn toàn bằng khay niềng trong suốt khó nhận ra khi giao tiếp hay  khi cười. Khay niềng trong suốt có thể dễ dàng tháo lắp khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng rất tiện lợi.

4. Niềng răng ở đâu tốt Hà Nội?

Nhiều khách hàng không kỹ càng trong việc tìm hiểu dẫn đến nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: xước mô mềm, sâu răng, viêm lợi, tiêu chân răng, răng bị bật ra khỏi hàm, răng không thể di chuyển do cứng khớp,..

Chính vì vậy, khi tìm hiểu nên “niềng răng ở đâu tốt” bạn nên ưu tiên những cơ sở, bệnh viện được cấp giấy phép hoạt động, có chuyên khoa răng hàm mặt chuyên sâu, đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, môi trường sạch sẽ, phòng chỉnh nha vô trùng,….

Khi tìm hiểu "niềng răng ở đâu tốt" bạn nên ưu tiên những cơ sở, bệnh viện được cấp giấy phép hoạt động, có chuyên khoa răng hàm mặt chuyên sâu

>>>>>Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Bệnh Herpes môi có nguy hiểm không?

Khi tìm hiểu “niềng răng ở đâu tốt” nên ưu tiên chọn bệnh viện được cấp giấy phép hoạt động, có chuyên khoa răng hàm mặt chuyên sâ, đội ngũ y bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại

Được đánh giá là top 3 bệnh viện tư và top 5 toàn bệnh viện có điểm chất lượng dẫn đầu Hà Nội. Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đã và đang là địa chỉ uy tín được nhiều người lựa chọn để nắn chỉnh hàm răng, tìm lại sự tự tin vốn có.

Thu Cúc quy tụ đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, tay nghề vững vàng với hơn 15 năm kinh nghiệm trong chuyên môn Răng – Hàm – Mặt. Hệ thống trang thiết bị niềng răng tiên tiến hiện đại cùng với môi trường thăm khám và thực hiện niềng răng vô khuẩn và an toàn tuyệt đối, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu niềng răng của khách hàng, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về niềng răng, cũng như giải đáp thắc mắc nên niềng răng ở đâu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *