Ai nên khám tầm soát ung thư vòm họng? 4 dấu hiệu cảnh báo bệnh

Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm, có thể âm thầm tiến triển trong thời gian dài mà không có biểu hiện điển hình nào. Nếu có thì triệu chứng giai đoạn đầu rất mờ nhạt, người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Do đó, nếu theo dõi và để ý thấy cơ thể xuất hiện 4 biểu hiện sau thì cần chủ động khám tầm soát ung thư vòm họng. Ngoài ra, nếu không có bất kỳ dấu hiệu gì nhưng thuộc trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng thì bạn cũng cần sàng lọc càng sớm càng tốt. 

1. Yếu tố nào dẫn tới nguy cơ mắc ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là bệnh lý ung thư vùng đầu mặt cổ. Đến nay vẫn chưa có một nguyên nhân cụ thể nào gây ra căn bệnh này. Nhưng có 3 yếu tố nguy cơ chính của ung thư vòm họng là virus Epstein-Barr, di truyền và yếu tố môi trường.

– Những người làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất (đặc biệt là các hydrocacbon thơm) có nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng

– Những người có thói quen ăn nhiều cá muối, các thức ăn lên men như: dưa muối, trứng,…cũng dễ mắc ung thư vòm họng.

– Những người nghiện thuốc lá, uống nhiều đồ uống có cồn cũng không tránh khỏi sự tấn công của ung thư vòm họng.

– Virus Epstein Barr là nguyên nhân gây bệnh u Lympho Burkitt ở trẻ em. Nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa ung thư vòm họng với virus Epstein Barr do phát hiện bộ gen của virus trong tế bào khối u vòm họng và trong huyết thanh người bệnh ung thư vòm họng. 

– Di truyền cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra ung thư vòm họng. 

Thực tế, căn nguyên của ung thư vòm họng không phải đơn độc mà do nhiều yếu tố cùng gây nên. Do đó, không phải một yếu tố gây ra ung thư mà sẽ có nhiều yếu tố tác động làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng.

Ai nên khám tầm soát ung thư vòm họng? 4 dấu hiệu cảnh báo bệnh

Ăn đồ muối là thói quen dễ dẫn tới ung thư vòm họng

2. Biểu hiện của ung thư vòm họng

Nếu như bạn nhận thấy cơ thể mình xuất hiện 4 biểu hiện sau thì cần chủ động khám tầm soát ung thư vòm họng càng sớm càng tốt.

2.1. Biểu hiện ở mũi – xoang

Ngạt mũi một bên là biểu hiện dễ nhận biết nhất của ung thư vòm họng giai đoạn sớm. Càng về sau biểu hiện này trở nên nghiêm trọng và liên tục hơn. Cụ thể:

– Chảy mũi nhầy

– Thi thoảng xì ra có lẫn máu

2.2. Biểu hiện ở thần kinh

Bên cạnh ngạt mũi, người bệnh có kèm theo biểu hiện đau đầu, đau nửa đầu hoặc đau sâu trong hốc mắt, vùng thái dương. Thông thường, người bệnh sẽ rất chủ quan vì nghĩ chỉ đau đầu nhẹ, một thời gian ngắn sẽ hết. Chính suy nghĩ này đã khiến cho người bệnh bỏ qua cơ hội phát hiện ung thư vòm họng sớm. Do đó, khối u dễ dàng phát triển theo thời gian và tiến vào giai đoạn muộn. Lúc này bệnh sẽ gây ra cảm giác tê bì ở miệng và vùng mặt cùng với bên đau đầu.

Ai nên khám tầm soát ung thư vòm họng? 4 dấu hiệu cảnh báo bệnh

Đau nửa đầu, đau sâu trong hốc mắt là biểu hiện ban đầu của ung thư vòm họng

2.3. Biểu hiện ở tai

Nếu là khối u xuất phát từ thành bên họng mũi, loa vòi sẽ có biểu hiện tức như bị nút ráy tai cùng bên với đau đầu. Người bệnh sẽ rơi vào tình trạng ù tai, nghe kém hơn. Đặc biệt, có thể gặp viêm tai giữa cùng bên do bội nhiễm.

2.4. Xuất hiện hạch ở cổ hoặc ở dưới hàm

Sờ ở cổ có xuất hiện các hạch kỳ lạ thì người bệnh cần tới bệnh viện khám tầm soát ung thư vòm họng ngay. Hạch cổ thường xuất hiện cùng một bên với khối u. Có thể nhìn thấy ở sau góc hàm, ban đầu có kích thước nhỏ sau to dần, ấn vào thấy cứng và không đau.

3. Khám tầm soát ung thư vòm họng sớm và định kỳ hàng năm

3.1. Ý nghĩa của khám tầm soát ung thư vòm họng

Tầm soát ung thư vòm họng sớm mang lại ý nghĩa lớn trong việc điều trị và dự phòng bệnh. Duy trì sàng lọc ung thư vòm họng ít nhất 1 lần/năm giúp:

– Phát hiện các tổn thương hoặc khối u bất thường ở vòm họng.

– Kịp thời điều trị, mang lại hiệu quả cao tới 99%.

– Ngăn không cho biến chứng nguy hiểm xảy ra, không cho khối u có cơ hội tiến triển sang các giai đoạn muộn hơn.

– Thời gian điều trị ngắn, chi phí điều trị giảm.

– Yên tâm về sức khỏe, tận hưởng cuộc sống thoải mái.

Ai nên khám tầm soát ung thư vòm họng? 4 dấu hiệu cảnh báo bệnh

Tầm soát ung thư vòm họng sớm giúp bảo vệ sức khỏe an toàn

3.2. Các phương pháp khám tầm soát ung thư vòm họng

Bác sĩ cần dựa vào các kết quả kiểm tra chuyên sâu mới có thể chẩn đoán có hay không mắc ung thư vòm họng. Các phương pháp được áp dụng trong sàng lọc ung thư vòm họng bao gồm:

– Nội soi tai mũi họng. Đây là phương pháp dùng ống nội soi mềm đưa vào họng. Trên ống nội soi có kèm theo đèn soi sáng và camera, từ đó truyền tải lại hình ảnh đến màn hình máy tính bên ngoài. Bác sĩ nhìn vào màn hình máy tính sẽ quan sát và phát hiện các bất thường ở khu vực khảo sát.

– Xét nghiệm máu tìm ra dấu ấn ung thư vòm họng, điển hình là dấu ấn SCC.

– Sinh thiết – Phương pháp này được áp dụng trong quá trình nội soi vùng vòm họng nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường như viêm, lở, loét,…

– Chụp cộng hưởng từ MRI và chụp cắt lớp vi tính CT. Thực hiện nhằm xác định mức độ tổn thương và giai đoạn ung thư.

Ai nên khám tầm soát ung thư vòm họng? 4 dấu hiệu cảnh báo bệnh

Nội soi tai mũi họng là danh mục thiết yếu trong sàng lọc ung thư

Có thể thấy, kết quả thăm khám chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở y tế bạn chọn. Hãy chọn địa chỉ uy tín và được đánh giá cao về chất lượng khám. Nếu đang sinh sống tại Hà Nội, bạn có thể tham khảo Hệ thống y tế Thu Cúc TCI. Với gói sàng lọc ung thư vòm họng riêng biệt, bạn yên tâm khi được thực hiện đầy đủ danh mục cần thiết. Đồng thời có cơ hội trải nghiệm nhiều máy móc hiện đại, công nghệ cao và thăm khám trực tiếp với bác sĩ giỏi.

Nếu bạn đang có những yếu tố nguy cơ hoặc một trong 4 dấu hiệu trên thì cần đi khám tầm soát ung thư vòm họng ngay. Chủ động thăm khám sẽ bảo vệ bạn khỏi sự tấn công ung thư cũng như rủi ro bệnh tật về sau.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *