Amidan quá phát là một bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp và có thể xảy ra với mọi đối tượng. Bệnh gây nên cảm giác đau rát, thấy vướng víu ở cổ, chán ăn, mệt mỏi,… từ đó làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Amidan quá phát là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh
1. Tìm hiểu viêm amidan quá phát là bệnh gì
Đây là tình trạng của viêm amidan cấp nhưng không được điều trị kịp thời và đúng cách. Điều này dẫn tới bị viêm amidan mạn tính quá phát. Bệnh có đặc trưng đó là tái phát nhiều lần và kéo dài gây nên hiện tượng sưng phồng nhiều hơn so với cấu trúc cơ bản.
Tình trạng này có thể xuất hiện ở 1 hoặc 2 bên thành amidan nên còn thường được gọi là viêm amidan quá phát một bên hoặc hai bên.
Căn bệnh này được chia thành 4 cấp độ với mỗi đặc trưng khác nhau, cụ thể đó là:
– Cấp độ 1: Tại cấp độ này, amidan thường có đặc trưng là to tròn và cuống gọn. Bên cạnh đó, viêm amidan lúc này có chiều ngang rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng chưa tới 1/4 so với khoảng cách của chân trụ trước amidan.
– Cấp độ 2: Lúc này, hình dạng amidan to tròn như tại cấp độ 1. Tuy nhiên, chiều ngang của amidan lại nhỏ hơn 1/3 so với khoảng cách của chân trụ trước amidan.
– Cấp độ 3: Đây được xem là mức độ nặng của bệnh viêm amidan và gây nên nhiều triệu chứng khó chịu. Lúc này bệnh sẽ có đặc điểm là viêm amidan có chiều ngang nhỏ hơn hoặc bằng 1/2 khoảng cách của chân trụ trước.
– Cấp độ 4: Tại cấp độ này, bệnh sẽ tiến triển nặng và thường gặp nhiều hơn ở đối tượng là người lớn. Đặc điểm của giai đoạn này đó là xuất hiện vết viêm gồ, nhô lên trên bề mặt, viêm amidan thường có màu đỏ sẫm, trụ sau thì dày hơn.
Bệnh có thể xuất hiện ở 1 hoặc 2 bên thành amidan
2. Nguyên nhân và triệu chứng của viêm amidan ở kỳ quá phát
2.1. Nguyên nhân gây nên bệnh amidan quá phát
– Do bị các loại vi khuẩn, virus tấn công: Một số loại có khả năng gây bệnh có thể kể đến như liên cầu khuẩn, Adenoviruses, Virus Parainfluenza, virus Parainfluenzae,…
– Do đặc điểm cấu tạo của amidan: Amidan của chúng ta có cấu trúc bởi các khe hốc, điều này gây nên tình trạng thức ăn, vi khuẩn bị chặn lại tại đây trong quá trình ăn uống. Do vậy, nếu không được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày, bệnh viêm amidan rất dễ bùng phát.
– Do thời tiết có sự thay đổi đột ngột: Khí hậu thay đổi thất thường hoặc bước vào giai đoạn chuyển mùa thường khiến cơ thể không thích nghi kịp, từ đó rất dễ gây nên các tổn thương amidan dẫn tới bị viêm nhiễm.
– Ảnh hưởng từ các căn bệnh hô hấp khác: Những người có tiền sử bị bệnh về đường hô hấp như: bệnh cúm, ho gà, bệnh sởi,… thường có nguy cơ cao bị viêm amidan nếu không biết chăm sóc đúng cách.
– Cơ thể bị nhiễm lạnh: Việc thường xuyên sử dụng các loại thức ăn lạnh hoặc để cơ thể bị nhiễm lạnh do thời tiết cũng là một nguyên nhân gây nên căn bệnh này.
– Một số nguyên nhân khác: Một số tác nhân gây nên căn bệnh này có thể kể đến đó là chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, hệ miễn dịch suy giảm, môi trường chứa nhiều bụi bẩn,…
2.2. Triệu chứng của bệnh viêm amidan quá phát
– Nhận thấy amidan có kích thước to như hai hạt hạnh nhân nằm ở 2 bên thành họng lấn vào làm hẹp khoang họng và trụ trước đỏ.
– Cảm giác họng đau rát khó chịu và như có vật gì mắc ở bên trong.
– Bệnh gây bít tắc hô hấp trên do đó dễ dẫn tới hiện tượng ngủ ngáy, ngủ không ngon giấc, xuất hiện các cơn ngưng thở trong khi ngủ, gặp bất thường về phát âm, khó nuốt, bị chậm phát triển thể chất.
– Đối với trẻ em, tình trạng amidan sưng quá to sẽ làm cho trẻ khó ăn, ăn chậm và cơ thể mệt mỏi. Trẻ sẽ bị hiện tượng ho khan kéo dài, hay ho về ban đêm, hơi thở có mùi khó chịu.
Tìm hiểu thêm: Địa chỉ phòng khám tai mũi họng tại Hà Nội: Uy tín, hiệu quả
Bệnh khiến cho trẻ bị chán ăn và mệt mỏi
3. Bao giờ nên tiến hành phương pháp cắt amidan?
Đối với trường hợp người bệnh có ổ viêm quá lớn, gây cản trở tới hô hấp và việc sử dụng thuốc không phát huy được tác dụng, các bác sĩ thường sẽ chỉ định thực hiện phương pháp cắt bỏ amidan. Cụ thể, một số trường hợp phải cắt amidan bao gồm:
– Viêm amidan bị tái phát nhiều lần (khoảng trên 5 lần/năm).
– Viêm amidan gây nên biến chứng như bệnh viêm cơ tim, viêm phế quản phổi, viêm cầu thận, viêm khớp,…
– Amidan phì đại gây hiện tượng tắc nghẽn đường thở, dẫn tới khó nuốt, khó nói, bị ngủ ngáy hay thậm chí ngưng thở khi ngủ.
– Bệnh gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nuốt như bị đau họng và khó nuốt.
Ở trẻ em, độ tuổi cắt amidan thích hợp nhất là khoảng từ 4 tuổi trở lên. Cắt amidan khi còn quá nhỏ có thể gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, với trường hợp trẻ có biểu hiện bị ngưng thở lúc ngủ thì cần phải cắt amidan dù bất cứ tuổi nào để tránh gây nguy cơ đột tử do thiếu oxy.
4. Một số cách giúp phòng tránh bệnh
Để phòng tránh căn bệnh viêm amidan ở kỳ quá phát thì chúng ta cần nắm rõ các lưu ý dưới đây:
– Tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ, duy trì tối đa 2 lần/1 ngày, kèm theo dùng nước muối sinh lý súc miệng giúp cản trở sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây hại.
– Thực hiện đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi về nhà hoặc tiếp xúc các vết bẩn.
– Luôn chú ý giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết có sự chuyển mùa, đặc biệt là ở vùng tai – mũi – họng cần phải được giữ ấm và che chắn một cách cẩn thận.
– Bổ sung vào thực đơn ăn uống các loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin có sẵn trong rau, củ, quả…
– Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm quá cứng, cay, nóng và các loại thức uống lạnh như nước đá và kem.
– Rèn luyện cho bản thân thói quen uống nhiều nước lọc để giúp giảm cảm giác khô rát ở vùng họng.
– Xây dựng chế độ rèn luyện sức khỏe, nghỉ ngơi lành mạnh để giúp tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
>>>>>Xem thêm: Điều trị viêm xoang
Hãy duy trì lối sống lành mạnh để giúp ngừa bệnh
Bệnh viêm amidan quá phát là một loại bệnh lý thường gặp với những người có thể trạng yếu. Bệnh thường tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến chất lượng của sống của bệnh nhân. Vì vậy, khi phát hiện tình trạng bị đau họng kéo dài, bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị, tránh để bệnh trở nặng gây nên một số biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.