Thông thường, amidan bắt đầu hoạt động lúc bạn 3 tuổi, nó phát triển ở tuổi thiếu nhi và teo dần ở tuổi dậy thì. Khi nhiễm vi khuẩn hoặc virus, amidan sẽ bị viêm nhiễm, sưng to, tấy đỏ. Tình trạng này kéo dài sẽ gây khó khăn trong ăn uống, làm người bệnh khó chịu.
Bạn đang đọc: Amidan và những điều cần biết nó phát triển ở tuổi thiếu nhi
1. Nguyên nhân nào gây viêm amidan
Có nhiều nguyên nhân gây viêm amidan:
- Do vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn, các chủng ái khí và yếm khí.
- Virus cúm, sởi, ho gà…
- Thời tiết thay đổi đột ngột (bị lạnh đột ngột khi mưa, độ ẩm cao…) các vi khuẩn và virus có sẵn ở mũi họng trở nên gây bệnh.
- Do ô nhiễm môi trường do bụi, khí, điều kiện sinh hoạt thấp, vệ sinh kém.
Viêm amidan hay gặp ở trẻ em do nhiễm vi khuẩn, virus, thay đổi môi trường, khí hậu…
- Sức đề kháng kém, cơ địa dị ứng.
- Có các ổ viêm nhiễm ở họng, miệng như sâu răng, viêm lợi,viêm nha chu, viêm quanh thân răng khôn, viêm xoang…
- Do đặc điểm cấu trúc giải phẫu của amidan có nhiều khe kẽ, hốc, ngách là nơi cư trú, ẩn nấu và phát triển của vi khuẩn. Hơn nữa amidan nằm trên ngã tư đường ăn và đường thở, là cửa ngõ cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào.
2. Triệu chứng nào báo hiệu bệnh?
Viêm amidan có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp nhất là tuổi đi học. Những dấu hiệu chính của viêm amidan bao gồm:
- Đau họng
- Amidan sưng, tấy đỏ
- Các mảng trắng ở amidan
- Khó nuốt, nuốt đau
- Đau đầu
- Sốt
- Sưng nề hạch bạch huyết
- Viêm thanh quản (một tình trạng viêm thanh quản, gây khan tiếng)
3. Viêm amidan ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?
Bệnh viêm amidan nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Biến chứng tại chỗ: áp-xe amidan, viêm tấy quanh amidan…
- Biến chứng gần: viêm thanh khí phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm tấy, áp-xe thành bên họng.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh đau rát cổ họng có đờm
Bệnh viêm amidan nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như áp xe amidan, khó thở, ngừng thở…
- Biến chứng xa: viêm thận, viêm khớp, viêm tim, nhiễm khuẩn huyết.
- Biến chứng toàn thân: hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ; amidan quá lớn gây khó nuốt, khó thở, khó phát âm.
4. Điều trị viêm amidan thế nào?
Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể mà có biện pháp chữa trị phù hợp.
- Đối với viêm amidan cấp: tuân thủ theo đúng kháng sinh đồ của bác sĩ. Dùng thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt…để điều trị triệu chứng.
- Trường hợp viêm amidan mạn tính thì có thể tiến hành phẫu thuật cắt amidan.
5. Khi nào cần cắt amidan?
Người bệnh được chỉ định cắt amidan trong các trường hợp:
– Viêm amidan tái diễn nhiều lần: 5-7 lần/năm.
– Viêm amidan đã có biến chứng nhiều lần tại amidan hay toàn thân: viêm – áp xe quanh amidan, viêm tấy – áp xe thành họng, thấp khớp, hạch cổ…
– Viêm amidan quá phát ảnh hưởng đến chức năng ăn nuốt (nuốt vướng, nuốt khó liên tục, chức năng thở (ngủ ngáy, cơn ngừng thở ngắn).
6. Bệnh viện Thu Cúc có phẫu thuật cắt amidan không?
>>>>>Xem thêm: 4 điều cần biết về căn bệnh viêm họng cấp ở trẻ
Bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ tin cậy giúp khám chữa thành công các bệnh lý về tai mũi họng trong đó có viêm amidanNgười bệnh cần lưu ý gì sau khi cắt amindan?
Sau khi cắt amidan, người bệnh cần chú ý:
- Uống thuốc đầy đủ theo toa bác sĩ.
- Nghỉ ngơi hợp lý, nên nghỉ làm, nghỉ học khoảng một tuần đến 10 ngày.
- Tuân thủ chế độ ăn trong 10 ngày, nên ăn thức ăn mềm, lỏng, lạnh, không ăn chua. Các loại thức ăn nóng, cứng nên tránh vì có thể gây trầy xước chỗ mỗ và làm chảy máu. Uống nước thật nhiều vừa tránh chảy máu vừa tránh mất nước.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.