Khớp gối là khớp chịu áp lực nặng nhất, gánh toàn bộ trọng lượng của cơ thể, vì thế rất dễ bị tổn thương, mất độ đàn hồi, mòn khớp gối. Vậy ăn gì tốt cho khớp gối được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc này.
Bạn đang đọc: Ăn gì tốt cho khớp gối để TRÁNH bị viêm khớp?
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với xương khớp
Ăn gì tốt cho khớp gối được rất nhiều người quan tâm. Để có một cơ thể khỏe mạnh, chúng ta cần ăn uống đúng cách và khoa học. Đặc biệt, chế độ ăn uống cân bằng còn có thể giúp ngăn ngừa các bệnh lý về xương khớp. Ngược lại, nếu ăn uống không đúng cách dẫn tới thừa cân, béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp gối.
Bệnh viêm khớp gối khi không phát hiện và điều trị đúng cách có thể gây biến chứng nặng nề, nguy hiểm nhất là bại liệt.
Các bệnh lý ở khớp gối gây ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng vận động, sinh hoạt
Ăn gì tốt cho khớp gối để ngăn ngừa viêm khớp gối?
Các loại hải sản
Tôm, cua, sò, cá… là những loại hải sản có lượng canxi dồi dào. Việc bổ sung những thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày sẽ cải thiện canxi trong cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt canxi, tốt cho các khớp xương. Tuy nhiên, chúng ta không nên ăn quá nhiều hải sản bởi chúng rất giàu chất đạm. Nếu thừa đạm sẽ dễ mắc bệnh gout.
Cà chua
Trong các chua chứa nhiều vitamin và collagen rất tốt cho gân, xương và sụn. Cà chua có khả năng giúp ngừa tình trạng viêm khớp gối, thoái hóa khớp, giảm các cơn đau ở khớp. Vì thế, để bảo vệ khớp gối khỏe mạnh, bạn nên bổ sung cà chua trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mình.
Tìm hiểu thêm: Khám và điều trị Sarcoma tạo xương
Bổ sung thực phẩm tốt cho khớp gối như cà chua, các loại trái cây
Ớt đỏ
Ớt đỏ rất giàu vitamin C, giúp sản xuất collagen tạo nên sụn và chất nhầy giữa các khớp. Do đó, bạn nên dùng ớt đỏ để chế biến món ăn, ăn làm nhiều lần trong tuần.
Giá đỗ
Isoflavon thường có trong giá đỗ sẽ giúp khớp gối của bạn hoạt động trơn tru, ngăn tình trạng viêm khớp hay các cơn đau ở khớp xuất hiện. Đây là một trong những loại thực phẩm mà bạn nên bổ sung hàng ngày.
Các loại hạt
Các loại hạt như hạt điều, óc chó, hạnh nhân, hoặc mắc ca, chứa omega-3, một loại axit béo tốt cho đĩa đệm khớp gối. Nó cung cấp một lượng nhỏ protein và carbohydrate giúp khớp xương khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Các loại nấm
Nấm rất tốt cho cơ thể, không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn làm chậm quá trình lão hóa, hạn chế nguy cơ mắc bệnh béo phì, viêm khớp gối. Chính vì thế, bạn nên ăn những thực phẩm này hàng ngày để tăng cường sự dẻo dai và khỏe mạnh cho xương khớp, tốt cho khớp gối.
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng và phương pháp điều trị rách sụn chêm đầu gối
Các loại nấm cũng rất có lợi cho cơ thể, bảo vệ khớp gối
Các loại trái cây
Các loại trái cây như cam, bưởi, chanh, dứa, đu đủ… là những thực phẩm tốt cho khớp gối mà bạn nên ăn. Những loại trái cây này không chỉ cung cấp nhiều vitamin C giúp kháng viêm mà còn kích thích tế bào sụn sản sinh collagen, bảo vệ tốt các khớp xương, khớp.
Trà xanh
Trà xanh là loại nước uống giàu chất chống oxy hóa, có khả năng ngăn ngừa loãng xương và viêm khớp gối. Vì thế bạn cũng nên sử dụng.
Sữa và chế phẩm từ sữa
Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai… cũng giúp bổ sung canxi cho cơ thể. Vì thế mỗi ngày bạn nên bổ sung thực phẩm này để ngừa loãng xương, giúp khớp gối chắc khỏe.
Viêm khớp gối kiêng ăn gì?
Đối với những người bị viêm khớp gối nên hạn chế những thức ăn không tốt. Bao gồm:
- Các loại cà ( cà pháo hay cà ghém), dưa muối, chuối tiêu, thịt chó.
- Giảm lượng muối và đường trong các món ăn.
- Hạn chế uống đồ ngọt vì chúng chứa hàm lượng photpho cao và nhiều đường.
- Kiêng thực phẩm giàu photpho như nội tạng động vật, thịt qua chế biến.
- Không ăn đồ ăn nhanh, thức ăn chiên nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn.
- Hạn chế ăn thực phẩm giàu axit oxalic như: mận, củ cải, việt quất,…
- Nên sử dụng ít các sản phẩm từ bơ sữa.
Trên đây là những thực phẩm tốt cho khớp xương mà bạn nên tham khảo. Bên cạnh việc ăn uống đúng cách, bạn cũng nên tạo cho mình thói quen vận động, sinh hoạt hàng ngày; Lựa chọn các môn thể thao phù hợp, vừa sức như đi bộ, yoga, dưỡng sinh, chạy bộ, bơi lội…; tránh những môn thể thao đòi hỏi nhiều sức lực, không làm việc hay mang vác quá nặng vì sẽ gây ảnh hưởng xấu tới các khớp xương.
Bên cạnh đó, bạn nên theo dõi sức khỏe, lắng nghe cơ thể mình để đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường. Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm bệnh lý xương khớp (nếu có).
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.