Một trong những hậu quả của ăn kiêng không đúng cách là rối loạn bộ máy tiêu hoá, dạ dày hoạt động không ổn định, khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
Bạn đang đọc: Ăn kiêng có thể gây rối loạn tiêu hóa
Vì muốn giảm cân, nhiều người đã áp dụng cách ăn kiêng để giảm mỡ theo phương pháp Low-carb: chỉ ăn thịt, kiêng tuyệt đối đường và tinh bột, hoa quả…. Chị Thùy Linh (Nguyễn Thị Định, Hà Nội) đã áp dụng theo cách này. Sau 10 ngày, vòng eo của chị giảm hẳn hai số đo.
Tuy nhiên, nhiều ngày sau đó, chị bị táo bón, uống thuốc mãi không khỏi. Do cơ thể quá mệt vì đau bụng dữ dội mà không đi ngoài được, da dẻ xanh xao, chán ăn, chị Linh đã dừng chế độ ăn kiêng lại.
Theo giáo sư khoa học thể chất Jon Buckley đến từ Đại học Nam Australia, Low-carb là phương pháp ăn kiêng dựa trên nguyên lý loại bỏ hoàn toàn nguồn năng lượng từ carbohydrate (có trong các thực phẩm nhiều tinh bột), thay vào đó là ăn các thực phẩm cung cấp năng lượng từ chất đạm và chất béo. Những thực phẩm có lượng Carbonhydrate cao thường cũng chứa nhiều chất xơ cần thiết cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu áp dụng chế độ ăn kiêng Low-carb, có nghĩa là chúng ta cắt giảm những thực phẩm có lượng Carbonhydrate cao. Điều này đồng nghĩa với làm giảm đáng kể lượng chất xơ hấp thụ vào cơ thể, dẫn đến nguy cơ táo bón.
Không chỉ riêng chế độ Low-carb, ăn kiêng lâu ngày dù theo phương pháp nào cũng sẽ làm cho cơ thể thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có thể có các loại men tiêu hóa, men vi sinh và chất xơ khiến cho cơ thể dễ bị rối loạn tiêu hóa. Theo các chuyên gia y tế, khi gặp những biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa, chị em nên đến các trung tâm dinh dưỡng thăm khám sớm để được cân bằng lại dinh dưỡng cho cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Bệnh đường tiêu hóa ở người trẻ tuổi
>>>>>Xem thêm: Thực hư chuyện uống vitamin C đau dạ dày
Vậy ăn kiêng như thế nào là hợp lý?
Một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng cần sự phối hợp của nhiều loại thức ăn từ 4 nhóm thực phẩm chính: chất bột, đường; chất đạm; chất béo; vitamin, muối khoáng và chất xơ. Mỗi người nên ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, không nên nhịn ăn sáng và ăn quá no vào buổi tối.
Để đảm bảo sức khỏe, chúng ta không nên ăn mặn (6-8g muối, không quá 5g mì chính mỗi ngày); ăn ít đường; cân bằng chất béo (khoảng 600g mỗi tháng); ăn nhiều rau, củ, quả (300g chất xơ mỗi ngày); uống nhiều nước (1,5l-2l hằng ngày). Ngoài ra, mỗi người nên ăn khoảng 2 hộp sữa chua chứa men vi sinh sống Probiotics bổ sung lợi khuẩn mỗi ngày để tốt cho hệ đường ruột, tăng sức đề kháng. Với những người cần giảm cân thì nên vận động khoảng 60-90 phút mỗi ngày để đốt cháy lượng kcal dư thừa.