Bệnh tật và tình dục có liên quan mật thiết với nhau. Bệnh cơ xương khớp khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, nhức nhối trong cơ thể. Đồng thời bệnh còn gây ra những cản trở không nhỏ đến đời sống sinh hoạt vợ chồng. Bài viết sau đây xin cung cấp thông tin về sự ảnh hưởng của bệnh lý này đến hoạt động quan hệ tình dục và cách đẩy lùi bệnh tốt nhất, mời bạn cùng tham khảo.
Bạn đang đọc: Ảnh hưởng của bệnh cơ xương khớp đến quan hệ tình dục
1. Bệnh cơ xương khớp ảnh hưởng đến quan hệ tình dục
1.1. Tổng quan bệnh cơ xương khớp
Bệnh cơ xương khớp gồm các bệnh lý như: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh gút, loãng xương, viêm cột sống dính khớp, tràn dịch khớp, gai cột sống,… Bệnh gây hiện tượng đau nhức các bộ phận, khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, trong đó có quan hệ tình dục. Chứng đau do bệnh lý này gây ra luôn là nỗi ám ảnh với phái mạnh khi thực hiện quan hệ tình dục.
Bệnh cơ xương khớp gây đau nhức ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của bệnh nhân (ảnh minh họa)
1.2. Bệnh cơ xương khớp gây khó khăn cho hoạt động tình dục
Các bệnh cơ xương khớp thường gây trở ngại hoạt động tình dục vì mỗi lần quan hệ dễ gây đau đớn, uể oải. Quá trình quan hệ tình dục sẽ tiêu hao nhiều năng lượng. Nhiều khối cơ hoạt động, tiêu thụ lượng lớn calo nên cơ thể dễ bị đau mỏi. Đau lưng, mỏi gối là những biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh đau khớp khi quan hệ.
Bình thường, sau khi quan hệ tình dục, vùng thắt lưng sẽ chịu rất nhiều áp lực nên dễ có hiện tượng đau mỏi. Nếu người đàn ông có bệnh lý đau cột sống, đau thần kinh tọa thì càng dễ đau thắt lưng sau quan hệ. Để mỗi cuộc “yêu” thành công cần huy động tối đa năng lực của cột sống và hệ gân, cơ, dây chằng vùng bụng, thắt lưng. Khi cột sống không còn khỏe mạnh, tất cả hệ thống trên sẽ bị ảnh hưởng, quý ông không thể huy động tối đa các cơ quan trên vào cuộc nên cuộc yêu không được thoải mái, ảnh hưởng đến cảm xúc tình dục.
Trong trường hợp cột sống bị trục trặc cả về hệ xương và hệ thống dây thần kinh trong ống cột sống, tình trạng rối loạn cương dương trở nên thường xuyên hơn. Điều này càng dễ xảy ra ở lứa tuổi trung niên trở lên khi cột sống thắt lưng đã và đang trên con đường của quá trình thoái hóa.
1.3. Bệnh cơ xương khớp làm giảm ham muốn tình dục
Bệnh lý này gây đau và hạn chế cử động gây trở ngại cho hoạt động tình dục. Từ đó dẫn đến hậu quả là người bệnh chán nản, mệt mỏi. Tình trạng đau đớn kéo dài khiến bệnh nhân sợ quan hệ tình dục. Lâu dần gây giảm ham muốn trong chuyện chăn gối.
Tìm hiểu thêm: Đau cứng cổ là do đâu? cử động cổ trở nên khó khăn
Bệnh cơ xương khớp gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt tình dục, khiến người bệnh giảm ham muốn khi quan hệ tình dục vì mỗi lần quan hệ thường gây đau, nhức, khó chịu (ảnh minh họa)
2. Biện pháp đẩy lùi bệnh cơ xương khớp để hoạt động tình dục được tốt hơn
Một biện pháp tốt để điều trị triệt để vấn đề trên là nên đi thăm khám sớm với các bác sĩ cơ xương khớp. Việc điều trị khỏi bệnh sẽ giúp đem lại chất lượng quan hệ tình dục tốt hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh nên áp dụng thêm một số pháp tự nhiên như:
– Bổ sung dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, ăn thực phẩm giàu vitamin C như dâu tây, cam, kiwi, bông cải xanh, súp lơ, đậu và cải bắp,…
– Ăn nhiều trái cây, rau củ và thức ăn có hàm lượng chất béo thấp.
– Bổ sung axít béo omega-3 có trong cá hồi, cá mòi, cá thu…
– Tránh hút thuốc vì hút thuốc lá có thể dẫn đến viêm khớp.
Người bệnh viêm khớp cần tập thể dục hàng ngày ở mức độ vừa phải và phù hợp để tránh bệnh khớp nặng hơn. Thoái hóa khớp có xu hướng ít đau nhất vào buổi sáng. Viêm khớp dạng thấp có xu hướng ít đau nhất vào buổi chiều và tối. Cho nên hoạt động tình dục có thể diễn ra vào những thời điểm phù hợp trên nhằm giảm thiểu đau do bệnh lý gây ra.
Bên cạnh đó, trong mỗi lần quan hệ gần gũi, bệnh nhân xương khớp tránh dùng lực quá nhiều.
>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật rách sụn chêm khi nào cần bắt buộc thực hiện?
Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa khi gặp các vấn đề về cơ xương khớp
Vấn đề cơ xương khớp ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt nói chung và quan hệ tình dục nói riêng. Người bệnh hãy đến những đơn vị uy tín có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để được thăm khám và tư vấn điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.