Áp xe vú là bệnh lý xảy ra đối với phụ nữ thời kỳ sau sinh và đang cho con bú. Đây là một tình trạng khá nguy hiểm gây nên nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sữa, sức khỏe của mẹ và nếu chuyển biến nặng sẽ gây nên ung thư vú. Vậy áp xe vú là gì? Hôm nay hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý này và có thêm những thông tin hữu ích về biện pháp phòng ngừa áp xe vú hiệu quả nhé.
Bạn đang đọc: Áp xe vú là gì, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
1. Áp xe vú là gì?
Khoảng 10 – 30% phụ nữ bị áp xe vú, nghĩa là cứ 100 người thì có 10 – 30 người mắc bệnh lý này. Đây là tình trạng tích tụ mủ do vi khuẩn gây ra khiến bầu vú chị em gặp tình trạng bị sưng to, đỏ, nổi hạch, cảm giác đau nhức và có mùi hôi.
Ngoài áp xe vú, phụ nữ còn có nguy cơ gặp phải một số bệnh lý khác ở tuyến vú như u nang tuyến vú, xơ nang tuyến vú, u diệp thể, viêm tuyến vú,…Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm và sẽ gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng về sau cho sức khỏe của chị em.
Áp xe vú là tình gặp thường gặp ở chị em đang trong giai đoạn cho con bú
2. Triệu chứng áp xe vú
– Vú có triệu chứng sưng đỏ và căng to
– Sốt và có cảm giác ớn lạnh
– Khi sờ nắn thấy có cục cứng bên trong vú
– Có cảm giác đau buốt khi cho con bú
3. Áp xe vú có gây nguy hiểm không?
Theo đánh giá của các bác sĩ, đây là một tình trạng khá nguy hiểm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chị em. Ở mức độ nhẹ, chị em sẽ cảm thấy đau nhức, mệt mỏi. cơn đau sẽ lan sang cả bả vai và tay. Nhưng nếu đã chuyển sang giai đoạn áp xe, người bệnh sẽ phải chịu những tổn thương nặng nề ở ngực kèm theo biểu hiện của viêm hạch bạch huyết, sữa chảy ra có lẫn mủ và có mùi hôi tanh.
Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, chị em sẽ đối mặt với tình trạng:
– Gây nên áp xe vú tái phát, áp xe vú tự vỡ hoặc áp xe vú hoại tử. Tuyến vú theo đó cũng sẽ không còn khả năng tiết sữa và có thể hoại tử.
– Những vi khuẩn từ ổ áp xe vú sẽ theo mạch máu đi khắp cơ thể gây nên những bệnh lý nghiêm trọng như suy thận, nhiễm trùng huyết, thậm chí gây nên hoại tử các chi…
– Áp xe vú có thể gây biến chứng viêm xơ tuyến vú mãn tính.
4. Nguyên nhân gây nên áp xe vú
Áp xe vú là do hai loại vi khuẩn là Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) và Streptococcus (liên cầu khuẩn) gây ra. Ngoài ra, có một số trường hợp ghi nhận bị áp xe vú gây nên bởi vi khuẩn kỵ khí, trực khuẩn thương hàn và tắc nghẽn ở ống dẫn ở núm vú do sẹo.
Cơ chế hoạt động của vi khuẩn: Vi khuẩn sẽ thông qua một số đường dưới đây để thâm nhập vào vú và hình thành ổ áp xe:
– Bề mặt dạ của người phụ nữ đó
– Miệng của em bé bú mẹ
– Vết rách của da
– Lỗ mở của ống tuyến vú
Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân thường gặp gây nên áp xe vú
5. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc áp xe vú
5.1 Phụ nữ cho con bú
Những kẽ hở núm vú nứt (do sữa mẹ hoặc do trẻ cắn vào) sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.
5.2 Phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ, nuôi con không đảm bảo thể chất và tinh thần
Nếu ở giai đoạn này chị em hay ốm đau, chế độ ăn uống nghèo nàn chất dinh dưỡng, hay thức đêm, lao động vất vả, không ngủ đủ giấc, hay căng thẳng… sẽ khiến cho sữa ứ đọng ở tuyến vú gây nên hiện tượng áp xe.
Tìm hiểu thêm: Bác sĩ nha khoa tư vấn các phương pháp điều trị sâu răng
Khi trẻ ngứa lợi và cắn vào đầu ngực sẽ khiến núm vú nứt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào tạo thành ổ áp xe
5.3 Tắc tia sữa
Khi phụ nữ bị tắc tia sữa trong thời gian dài nhưng không thực hiện thông tắc sữa sẽ khiến cho sữa đông kết, chèn ép vào những ống dẫn sữa khác, từ đó những ổ áp xe được hình thành.
5.4 Vệ sinh không sạch sẽ
Việc chị em không vệ sinh bầu ngực sạch sẽ, mặc một áo ngực nhiều ngày hay mặc áo ngực quá chật sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.
5.5 Không cho bú đúng cách
Khi bé không được bú đúng cách, không bú đủ số lần và không đủ thời gian sẽ khiến cho đầu vú bị trầy xước, sữa bị tích tụ trong vú gây nên hiện tượng áp xe.
6. Điều trị áp xe vú
Tình trạng này sẽ được điều trị khỏi hẳn nếu chị em thăm khám, phát hiện sớm và điều trị phù hợp tại các cơ sở y tế uy tín. Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nội khoa hoặc điều trị ngoại khoa.
6.1 Điều trị nội khoa
Nếu bệnh được phát hiện sớm, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân uống thuốc kháng sinh để điều trị mà không cần phẫu thuật.
6.2 Điều trị ngoại khoa
Nếu để bệnh chuyển biến nặng, bác sĩ sẽ dẫn mủ ra ngoài bằng cách chích rạch 7 – 10cm theo hình nan hoa không chạm vào quầng vú, cách núm vú từ 2 – 3cm, không gây tổn thương ống dẫn sữa. Sau đó vết thương sẽ được rửa bằng oxy già, thuốc sát khuẩn, đặt những miếng gạc nhỏ, dài với kích cỡ khác nhau dẫn lưu và thay băng gạc hàng ngày đến khi mủ hết.
6.3 Một số lưu ý cho bệnh nhân
– Nếu chị em đang cho con bú, tuyệt đối không cho trẻ bú bên áp xe
– Nên ăn những đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa để sức khỏe nhanh hồi phục
– Duy trì cho con bú đều đặn hoặc dùng máy vắt sữa ra hàng ngày để không bị tắc tia sữa
– Xoa bóp nhẹ nhàng đầu ngực, chườm nóng lên bầu ngực
– Giữ ẩm cho núm vú để tránh bị khô hoặc nứt
Dùng máy hút sữa ra hàng ngày để thông tắc tia sữa
7. Biện pháp phòng áp xe vú
Bệnh lý này chủ yếu xảy ra ở phụ nữ cho con bú, chính vì vậy để giảm nguy cơ mắc áp xe vú, chị em cần lưu ý:
– Vệ sinh sạch sẽ núm vú hàng ngày, đặc biệt là trước và sau khi cho con bú.
– Mát xa nhẹ nhàng bầu ngực hàng ngày để ống dẫn sữa được thông thoát.
– Cho con bú hàng ngày và cho bú đúng cách, luân phiên bú hai bên.
– Tránh để làm nứt hoặc xước núm vú.
– Không cai sữa sớm và nên cho trẻ cai sữa từ từ chứ không thực hiện đột ngột làm sữa bị ứ đọng.
– Mặc áo ngực vừa vặn và phù hợp để không gây tổn thương cho ngực.
– Thăm khám sức khỏe định kỳ.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu chi phí niềng răng trên thị trường hiện nay
Áo ngực vừa vặn với chất liệu tốt sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc áp xe vú
Qua bài viết này, chị em đã có được câu trả lời cho câu hỏi “áp xe vú là gì”. Đây là tình trạng bệnh nguy hiểm nên chị em không nên chủ quan tự mua thuốc về chữa trị mà cần đến thăm khám và nhận tư vấn của bác sĩ. Bên cạnh đó cũng nên chủ động có biện pháp phòng tránh để đảm bảo tốt cho sức khỏe của bản thân và con yêu.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.