Axit dạ dày trào ngược đến từ nguyên nhân nào?

Axit dạ dày trào ngược có thể gặp phải ở mọi đối tượng và gây ra những ảnh hưởng nhất định. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trào ngược, có thể đến từ thực quản, dạ dày hoặc do các yếu tố khác về sinh lý, bệnh lý,…

Bạn đang đọc: Axit dạ dày trào ngược đến từ nguyên nhân nào?

1. Axit dạ dày trào ngược là gì?

Trào ngược dạ dày- thực quản còn được biết đến là trào ngược axit dạ dày. Đây là tình trạng trào ngược dịch dạ dày lên thực quản theo những mức độ khác nhau có thể từng lúc hoặc trào ngược thường xuyên.

Trào ngược dạ dày – thực quản có thể bắt gặp ở mọi đối tượng không phân biệt giới tính hay độ tuổi và gây ra những triệu chứng khó chịu như ợ chua, ợ hơi, buồn nôn hoặc nôn, ăn không ngon, đắng miệng, nặng hơn có thể gây ho, viêm họng, khàn giọng, đau tức vùng ngực,…

Axit dạ dày trào ngược đến từ nguyên nhân nào?

Trào ngược dạ dày thực quản gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

2. Những nguyên nhân chính gây ra trào ngược axit dạ dày

Có các nguyên nhân chính gây trào ngược đến từ thực quản, từ dạ dày và các ảnh hưởng từ các yếu tố khác trong cơ thể.

2.1. Nguyên nhân axit dạ dày trào ngược đến từ thực quản

– Suy cơ thắt dưới ở thực quản

Cơ thắt dưới thực quản là cơ thấp nhất ở thực quản nối trực tiếp với dạ dày với nhiệm vụ đóng mở nhằm ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược lên trên. Vì vậy, khi bị suy cơ thắt dưới thực quản tức là hoạt động đóng mở bị gián đoạn sẽ dẫn đến bệnh trào ngược axit dạ dày lên thực quản.

Các yếu tố có thể làm suy cơ thắt ở thực quản: Rối loạn nhu động thực quản, giảm hoạt động tiết nước bọt, sử dụng thường xuyên các chất kích thích, kháng tiết cholin, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, ăn nhiều thức ăn nhiều mỡ,…

Tìm hiểu thêm: Điểm danh 3 dấu hiệu bệnh đại tràng thường gặp nhất

Axit dạ dày trào ngược đến từ nguyên nhân nào?

Hoạt động đóng – mở cơ thắt dưới ở thực quản không ổn định gây ra trào ngược axit.

– Thoát vị hoành

Cơ hoành dẹt hình vòm phân chia phần khoang ngực và khoang bụng. Khi cơ hoành co sẽ làm tăng cường sức mạnh cho cơ thắt dưới thực quản và ngăn cản trào ngược dạ dày thực quản. Ngược lại, khi bị thoát vị hoành, lúc này cơ thắt dưới thực quản không còn nằm cùng mức với cơ hoành nên dễ dẫn tới tình trạng trào ngược.

2.2. Nguyên nhân trào ngược đến từ dạ dày

– Bị ứ đọng thức ăn tại dạ dày: Khi dạ dày gặp phải các vấn đề như viêm dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày,… sẽ làm cản trở các chất trong dạ dày lưu thông xuống ruột từ đó tăng áp lực trong dạ dày.

– Áp lực ổ bụng bị tăng đột ngột: Khi bạn ho, hắt hơi hoặc gắng sức cũng có thể là nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày.

2.3. Một số nguyên nhân khác gây axit dạ dày trào ngược

– Stress làm tăng tiết cortisol: Cortisol là nguyên nhân làm tăng axit trong dạ dày và làm tăng trương lực co bóp của dạ dày từ đó đẩy dịch dạ dày trào ngược lên tới thực quản. Bị stress làm rối loạn nhu động thực quản làm cơ thắt thực quản nhạy cảm hơn. Khi đó, việc giãn mở cơ xảy ra thường xuyên và kéo dài sẽ dẫn tới trào ngược dịch vị lên thực quản.

– Do thói quen ăn uống hằng ngày thiếu lành mạnh: Khi bạn ăn quá no, để bụng quá đói, ăn đêm, ăn hoa quả có tính axit khi đói, ăn đồ ăn nhanh, ăn đồ chiên rán,… gây áp lực lên cơ thắt thực quản làm cơ này bị yếu và ảnh hướng tới hoạt động đóng mở bất thường rồi gây ra chứng trào ngược.

– Do yếu tố bẩm sinh, khách quan: Các yếu tố như cơ thắt thực quản dưới yếu, bệnh nhân thoát vị cơ hoành hoặc bị sa dạ dày, chấn thương tai nạn,.. đều có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng axit trào ngược. Trường hợp trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ được cho là hiện tượng sinh lý bình thường với triệu chứng thường gặp là nôn trớ. Triệu chứng này giảm dần khi trẻ lớn hơn và sẽ mất hẳn khi trẻ trưởng thành.

– Béo phì: Cân nặng có thể gây áp lực lên dạ dày và phần cơ thắt thực quản dưới khiến trương lực dần yếu đi. Vì vậy, axit dạ dày và các chất dễ bị trào ngược hơn ở người béo phì.

Axit dạ dày trào ngược đến từ nguyên nhân nào?

>>>>>Xem thêm: Mổ trĩ không đau bằng phương pháp Longo

Người béo phí có nguy cơ bị trào ngược axit dạ dày thực quản cao hơn.

3. Phòng ngừa đúng cách bệnh trào ngược axit dạ dày

Việc hiểu về các nguyên nhân gây bệnh trào ngược nên trên sẽ giúp mọi người chủ động hơn trong việc phòng bệnh đúng cách. Hãy cùng tuân thủ thực hiện các yêu cầu phòng bệnh cụ thể sau:

– Hãy duy trì cân nặng của bạn luôn ở mức hợp lý. Với những người bị béo phì, thừa cân thì cần giảm cân an toàn.

– Bỏ thuốc lá, hạn chế tối đa việc sử dụng đồ uống có cồn và các chất kích thích.

– Nâng cao đầu giường hoặc kê cao gối đầu nếu người bệnh thường xuyên bị ợ nóng, ợ hơi về đêm khi cố gắng ngủ.

– Không nên nằm xuống ngay sau khi ăn, hãy đợi ít nhất khoảng 2-3 giờ sau khi ăn rồi hãy nằm hoặc đi ngủ.

– Ăn thức ăn từ từ. Tập trung khi ăn và hãy nhai thật kỹ.

– Không nên ăn quá no trong một bữa, ăn điều độ một lượng vừa đủ.

– Tránh những thực phẩm và đồ uống có thể gây ra trào ngược gồm thực phẩm nhiều dầu mỡ, sốt cà chua, rượu, sô cô la, tỏi, bạc hà, hành tây, nước có gas và caffeine,…

– Không nên mặc quần áo bó sát sẽ gây áp lực lên bụng và phần cơ thắt thực quản.

Axit dạ dày trào ngược đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau song phần lớn đều xuất phát từ những thói quen sinh hoạt hằng ngày. Mỗi người cần nghiêm túc hơn trong việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để phòng bệnh hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *