Đối với các mẹ bầu, việc chăm sóc và giữ gìn sức khỏe là vô cùng quan trọng ở mọi giai đoạn mang thai. Trong đó cúm nói chung và cúm A nói riêng là bệnh mà các thai phụ không hề muốn mắc phải trong thời kì thai nghén. Khi bà bầu bị cúm A dù có biểu hiện nhẹ cũng không nên chủ quan vì nguy cơ để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi là rất lớn.
Bạn đang đọc: Bà bầu bị cúm A sẽ gặp những nguy cơ gì?
1. Những ảnh hưởng thường gặp khi bà bầu bị cúm A
Cúm là một trong những bệnh khó tránh và là mối lo to lớn đối với phụ nữ khi đang mang thai. Đối với người bình thường, bệnh cúm mùa thường tiến triển lành tính, nhưng đối với bà bầu biến chứng nặng vẫn có thể xảy ra do khi mang bầu hệ miễn dịch của mẹ bị suy giảm, virus có cơ hội tấn công mạnh hơn. Trong số các loại cúm A, B và C, cúm A là loại có thể diễn biến nghiêm trọng nhất đối với tất cả mọi đối tượng mắc bệnh. Vậy nên nếu bị mắc cúm A khi mang bầu thì cần đặc biệt lưu tâm vì có thể gây nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
1.1 Cúm A khi mang bầu ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe mẹ?
Mắc cúm A trong thời kì mang thai rất nguy hiểm cho thai phụ
Thời kì mang thai là giai đoạn mà cơ thể người phụ nữ yếu ớt và rất dễ mắc bệnh truyền nhiễm. Nguyên do là khi mang thai, cơ thể của người mẹ có sự thay đổi hoàn toàn, đặc biệt là về nội tiết, cùng với đó hệ thống miễn dịch cũng trở nên suy giảm rõ rệt. Tất cả những xáo trộn to lớn này khiến cơ thể thai phụ trở nên đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh.
Thông thường cúm A kéo dài từ 3 – 4 ngày ở người bình thường, nhưng đối với bà bầu bị cúm A có thể tình trạng bệnh sẽ kéo dài tới 6-7 ngày là khỏi nếu không có dấu hiệu trở nặng. Vì cơ thể yếu ớt nên bệnh tình của các mẹ bầu sẽ rất nhanh chuyển biến nặng và có nguy cơ cao gặp các biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn. Không chỉ vậy, tình trạng viêm phổi ở đối tượng này cũng nguy hiểm hơn do khi đó phổi yếu và khó để cung cấp đủ lượng oxy nhiều hơn người thường của mẹ bầu.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ thai phụ tử vong do cúm A nhiều hơn so với các đối tượng khác. Chính vì vậy ngay khi phát hiện thai phụ mắc cúm A, hoặc khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng như: đau họng nặng, ho đờm, khó thở kèm theo sốt cao kéo dài,… người nhà cần đưa ngay tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời với phác đồ đặc hiệu phù hợp, tránh biến chứng khó lường.
1.2 Bà bầu bị cúm A ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Điều khiến cho việc mắc cúm A ở phụ nữ mang thai là một việc cực kì nghiêm trọng là không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà nó còn gây hại đến thai nhi với những mức độ khác nhau. Bà bầu bị cúm A có thể dẫn đến một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi như tim bẩm sinh (hở van tim), hở hàm ếch hoặc để lại khiếm khuyết trên cơ thể. Vì não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương nên trong 5 tháng đầu thai kỳ nếu mẹ bị cúm A thì thai nhi cũng có nguy cơ mắc bệnh lý về rối loạn tâm thần sau khi được sinh ra.
Tìm hiểu thêm: Nhận biết biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ
Mắc cúm A trong 3 tháng đầu mang thai có thể gây nên nhiều biến chứng đối với thai nhi
Bên cạnh việc virus cúm A khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật, nhất là khi mẹ bị cúm trong vòng 3 tháng đầu, độc tính của virus cùng tình trạng sốt cao có thể kích thích co bóp tử cung ở thai phụ, gây sinh non, sảy thai hoặc thai chết lưu.
Nguyên nhân do các kháng thể cúm cơ thể mẹ tạo ra có khả năng đi qua nhau thai và tác động xấu đến hệ miễn dịch chưa hoàn thiện của thai nhi. Ngoài ra, các thuốc trị bệnh cúm mẹ sử dụng cũng gây hại đến hệ thần kinh trung ương của con, nên cần sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ.
Để tránh những rủi ro không mong muốn đối với thai nhi, mẹ càn giữ gìn sức khỏe, thăm khám thường xuyên để phát hiện sớm để bác sĩ có phương hướng điều trị an toàn.
2. Giải pháp tránh tình trạng bà bầu bị cúm A
Để ngăn ngừa cúm A, cách tốt nhất là tiêm vacxin ngừa cúm. Tuy nhiên việc này cần làm từ khi có ý định chuẩn bị mang thai, khi đang mang thai thì việc tiêm vacxin là không nên. Do đó, để giảm nguy cơ mắc cúm A, thai phụ hãy thực hiện tốt các biện pháp dưới đây:
– Đề phòng nguồn lây bệnh, không tiếp xúc với người bị cúm hoặc nghi ngờ cúm, gia cầm tươi sống, không đến những nơi đông người, đặc biệt là trong thời kì dịch bệnh bùng phát.
– Xây dựng chế độ ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước lọc để làm loãng đờm và thải độc tố.
– Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ rửa tay thường xuyên, lau dọn, khử khuẩn các đồ dùng trong nhà đều đặn bằng chất tẩy rửa thông thường.
– Hạn chế ra ngoài trời khi mưa, nắng thất thường khiến cơ thể bị ốm, khả năng virus xâm nhập cao hơn.
Dù thực hiện đầy đủ các biện pháp trên, nhưng vẫn có tỉ lệ nhỏ có thể khiến bà bầu bị mắc cúm A. Do đó, bên cạnh phòng tránh, phụ nữ mang thai cũng cần tìm hiểu và biết về các cách điều trị cơ bản cúm A để ứng dụng trong trường hợp mắc cúm A.
3. Bà bầu bị cúm A cần làm gì?
3.1 Mắc cúm A khi mang thai cần thăm khám ngay khi có dấu hiệu
Vì mang thai là một giai đoạn đặc biệt của cơ thể, cần tránh tối đa việc sử dụng thuốc hay đau ốm, nhiễm virus. Phụ nữ có thai khi có triệu chứng cúm cần đi thăm khám, xét nghiệm để bác sĩ chẩn đoán chính xác và kê đơn thuốc điều trị phù hợp.
Những trường hợp triệu chứng nhẹ, thai phụ có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên nếu điều trị tại nhà không hiệu quả, bệnh không thuyên giảm hoặc nặng hơn, thai phụ nên đến cơ sở y tế để theo dõi và tiếp nhận điều trị nội trú. Mục đích là để bác sĩ có thể theo dõi sát sao tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của thai nhi, đồng thời có những thay đổi thích hợp trong phác đồ điều trị dựa theo biểu hiện bệnh.
Trong quá trình điều trị, người bệnh phải sử dụng theo đúng liều lượng được chỉ định, tuyệt đối không tự ý mua thuốc, uống thuốc mà không có sự tham khảo từ bác sĩ. Dưới đây là một số loại thuốc không gây ảnh hưởng khi sử dụng trong thai kỳ thường được bác sĩ kê đơn:
– Tamiflu và các thuốc chống siêu vi: giúp kháng virus trong thời gian đầu nhiễm bệnh.
– Acetaminophen: Giảm các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau nhức cơ thể.
– Thuốc chữa ho: Thuốc giảm đau Mucinex và gần như các loại thuốc giảm ho đều được coi là an toàn cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên trước khi quyết định sử dụng vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
– Sử dụng nước muối và thuốc xịt thường là cách an toàn giúp làm sạch và giữ ẩm cho mũi.
3.2 Các biện pháp chăm sóc bà bầu bị cúm A tại nhà
>>>>>Xem thêm: Hen phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Ăn uống đủ chất và bổ sung các loại vitamin để tăng sức đề kháng khi bị cúm A
Nếu tình trạng cúm của bà bầu đủ nhẹ và được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà thì dưới đây là một số biện pháp giúp cải thiện các triệu chứng và chăm sóc người bệnh tốt hơn:
– Để thai phụ nghỉ ngơi nhiều, tránh làm những công việc quá sức.
– Uống nhiều nước để làm dịu cơn đau họng và tránh tình trạng mất nước do sốt.
– Súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày nếu có triệu chứng ho, đau họng.
– Ăn uống nhiều, đủ chất: bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin C và kẽm để tăng cường miễn dịch.
– Sử dụng nước muối nhỏ mũi và thuốc xịt hàng ngày để làm sạch mũi và làm dịu mô mũi bị viêm.
Bà bầu bị cúm A có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm và nguy cơ đối với cả mẹ và thai nhi, do đó tuyệt đối không được chủ quan, coi thường triệu chứng nhẹ mà không có biện pháp cải thiện hoặc đi khám. Ngay khi có dấu hiệu của cúm A, thai phụ cần chủ động đi khám ngay để các bác sĩ kiểm tra tình hình sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, đồng thời đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra sau này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.