Chế độ ăn uống thai kỳ thế nào để vừa đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé, lại tránh được những hiểm họa từ thực phẩm là rất quan trọng. Bên cạnh ăn gì thì bà bầu không nên ăn gì cũng nên được lưu ý.
Bạn đang đọc: Bà bầu không nên ăn gì?bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé
Bên cạnh ăn gì thì bà bầu không nên ăn gì cũng nên được các thai phụ lưu ý.
Bà bầu không nên ăn gì?
Không nên ăn thịt tái sống
Các nghiên cứu chỉ ra phụ nữ mang thai không nên ăn đồ tái sống. Nguyên nhân do sự thay đổi nội tiết trong thai kỳ làm cho hệ thống miễn dịch chịu nhiều áp lực, dễ mắc các bệnh do vi trùng, virus, hoặc ký sinh trùng từ thức ăn.
Không nên ăn sushi
Bà bầu không nên ăn gì? Sushi là một trong những món mẹ bầu nên tránh. Mặc dù hải sản có chứa nguồn protein dồi dào nhưng chúng lại chứa nhiều loại ký sinh trùng và vi khuẩn có hại. Chị em mang thai chỉ nên ăn hải sản được nấu chín kỹ.
Không ăn cá chứa lượng thủy ngân cao
Cá kiếm, cá thu, cá kình… chứa hàm lượng thủy ngân cao. Thủy ngân có thể gây hại đến phát triển của thai nhi. Tốt nhất, phụ nữ mang thai nên chọn cá ít thủy ngân, như cá hồi, cá tra, cá ngừ trắng…
Không uống sữa chưa tiệt trùng
Những loại sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn listeria có thể dẫn tới sẩy thai, sinh non và tử vong cho thai nhi. Chỉ nên uống những loại sữa và chế phẩm từ sữa đã được tiệt trùng hoàn toàn.
Hạn chế cà phê
Một lượng caffein vừa phải không có vấn đề gì khi mang thai. Tuy nhiên nếu tỉ lệ này quá cao có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Nên hạn chế caffein tối đa 200mg mỗi ngày.
Tìm hiểu thêm: Điều trị I – 131 cách ly bao lâu?
Hạn chế uống cà phê trong thai kỳ.
Không dùng đồ uống có cồn
Các loại rượu bia nên tránh trong thai kỳ, đồ uống có cồn có thể dẫn tới thai nhi phát triển không bình thường, có sai sót trong quá trình hình thành các tế bào cơ thể và trí tuệ, nghiêm trọng hơn là thai chết lưu…
Không ăn dứa
Dứa vị chua ngọt, chứa nhiều dinh dưỡng được sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày nhưng với các bà bầu, nhất là mới mang thai 3 tháng đầu, không nên ăn dứa.
Dứa có chứa chất bromelain làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, dễ khiến gây sảy thai. Tốt nhất mẹ nên kiêng dứa trong thai kì đầu, và trong những giai đoạn sau của thai kỳ thì chỉ ăn một lượng vừa phải.
Không ăn táo mèo
Táo mèo tốt cho sức khỏe, được dùng trong đông y làm thuốc chữa bệnh, giảm tăng huyết áp, kích thích tiêu hóa… Nhưng khi chị em đang mang bầu, đây là thực phẩm nên loại bỏ, nhất là ở tháng đầu của thời kì thai nghén. Nhiều nghiên cứu cho thấy, táo mèo có tác dụng kích thích tử cung làm cho tử cung co bóp và thu nhỏ lại, dễ khiến tăng nguy cơ sảy thai và sinh non.
Không ăn đu đủ xanh
Đu đủ xanh có chứa chất gây nguy hiểm với thai nhi như: papain có thể khiến tế bào phôi thai bị phá hủy; prostaglandin và oxytocin kích thích co bóp tử cung sớm đẩy thai nhi ra ngoài, gây sảy thai nếu thai nhi chưa đủ tháng.
Những lưu ý cho mẹ bầu chăm sóc tốt hơn sức khỏe thai kỳ
– Không tự ý dùng thuốc: Khi có những bất thường về sức khỏe tốt nhất nên thăm khám và được chỉ định điều trị từ bác sĩ. Không tùy tiện dùng thuốc vì thuốc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
– Tránh căng thẳng về thần kinh. Hãy giữ tâm trạng thoải mái, ngủ đủ giấc, làm việc hợp lý.
>>>>>Xem thêm: Cách phòng bệnh ung thư vòm họng
Lúc mang bầu, mẹ nên tránh căng thẳng về thần kinh.
– Tránh đi xa trong những tháng cuối: 7 tháng đầu, mẹ có thể đi xa nhưng khi thai nhi đã ở những giai đoạn cuối, tránh đi xa vì có thể sinh non, sinh rớt dọc đường nguy hiểm cho mẹ và bé.
– Hạn chế tiếp xúc vật nuôi: Toxoplasmosis là loại sinh vật ký sinh ở động vật nuôi trong nhà như mèo, chó. Chúng có thể xâm nhập qua nhau thai gây khiếm khuyết cho sự phát triển của thai nhi. Hạn chế việc tiếp xúc với con vật cưng, hoặc rửa tay sau khi ôm ấp chúng.
– Tránh tất cả các bài tập vận động mạnh, vì chúng khiến bạn quá sức, ảnh hưởng đến thai nhi. Đi bộ, tập Yoga hay những bài tập thư giãn nhẹ nhàng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong suốt thai kỳ.
– Thăm khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ và khám ngay khi có những bất thường.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.