Trị thoái hóa cột sống cổ bằng cách nào hiệu quả nhất là câu hỏi được nhắc đến rất nhiều trong cuộc sống hiện nay. Bệnh lý này không những gây ra đau nhức mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng cột sống cổ “xuống cấp”?
Bạn đang đọc: Ba phương pháp trị thoái hóa cột sống cổ hiệu quả cho bạn
1. Một vài thông tin về thoái hóa đốt sống cổ
Thực tế trên cột sống bao gồm 7 đốt sống cổ (từ C1-C7). Thoái hóa đốt sống cổ là cách gọi của tình trạng thoái hóa cột sống ở các đốt sống cổ. Bệnh lý này chủ yếu xuất hiện ở 3 đốt C5-C6-C7, vì đây là nơi chịu áp lực lớn nhất từ trong lượng của phần đầu.
Thoái hóa là tình trạng bị lắng đọng canxi quá nhiều gây chèn ép đến hệ thống dây chằng đốt sống. Từ đó, làm cho các lỗ của rễ thần kinh bị thu hẹp và dần hình thành thoái hóa. Đây được xem như một bệnh lý mãn tính, khó có thể chữa dứt điểm. Bệnh xuất hiện đa phần do sự lão hóa của thời gian vậy nên thường gặp ở đối tượng người lớn tuổi.
2. Các biểu hiện của thoái hóa cột sống cổ
Giai đoạn đầu, thường các triệu chứng chưa xuất hiện quá rõ ràng. Nhưng dần theo thời gian, bệnh lý trở nặng và biểu hiện rõ ràng hơn. Khi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động của người bệnh. Bạn cần chú ý nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như:
– Đau nhức vùng cổ: các cơn đau sẽ xuất hiện ở cổ sau đó lan ra 2 bả vai. Ban đầu các cơn đau không rõ ràng, có thể bị nhầm tưởng với đau mỏi thông thường. Sau đó dần tiến triển nặng và làm chèn ép dây thần kinh khiến đau nhức dữ dội nhất là khi thay đổi thời tiết và trở lạnh.
– Tê cứng cổ và khó khăn trong việc cử động. Khi đó hệ thống dây thần kinh bị chèn ép gây co cứng. Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc quay và hoạt động cổ, thậm chí có thể bất động cổ từ 10-15 phút.
– Nhức vai gáy lan xuống hai cánh tay. Thoái hóa đốt sống cổ sẽ gây tác động trực tiếp tới vùng bả vai và hai cánh tay. Người bệnh thường thấy tê bì hai bàn tay vào buổi sáng khi mới ngủ dậy. Tình trạng tê bì sẽ kéo dài nếu không được điều trị và có thể làm tay yếu dần và mất sức.
Cứng cổ, tê bì vai gáy là những biểu hiện điển hình ở thoái hóa cột sống cổ
– Rối loạn cảm giác: Các dây thần kinh khi bị chèn ép lâu ngày gây ra rối loạn cảm giác ở cổ, vai và cánh tay. Trường hợp nặng có thể người bệnh sẽ không phân biệt được nóng hay lạnh.
– Hội chứng gây chèn ép tủy cổ và Lhermitte: xuất hiện ở giai đoạn khi bệnh đã trở nặng. Với chèn ép tủy cổ sẽ làm người bệnh rơi vào tình trạng rối loạn vận động. Lhermitte sẽ gây ra các cơn đau đột ngột từ cổ lan sang hai vai và kéo xuống tay.
Ngoài ra tùy theo thể trạng mỗi người sẽ có thể xuất hiện một vài dấu hiệu không điển hình khác. Để biết được tình hình người bệnh nên chủ động đi thăm khám tại các cơ sở y tế.
3. Thoái hóa đốt sống cổ nguy hiểm thế nào?
Thoái hóa đốt sống cổ được đanh giá là một bệnh lý nguy hiểm và cần được chú ý. Khi mới xuất hiện có thể chỉ là những cơn đau bình thường và không kéo dài. Nhưng nếu để tiếp diễn và không điều trị sẽ khiến cho sụn khớp bị biến dạng, đĩa đệm và các mô cũng bị ảnh hưởng. Nặng hơn nữa có thể làm mất khả năng vận động của người bệnh. Một số biến chứng rõ rệt có thể nhắc tới như:
– Thoát vị đĩa đệm vùng cổ. Đĩa đệm có vai trò nâng đỡ và giảm ma sát khi vận động. Thoái hóa không được điều trị sẽ gây tổn thương đến đĩa đệm và làm rách bao xơ làm nhân nhầy tràn ra ngoài. Lượng nhân nhầy này sẽ chèn ép lên hệ thống dây thần kinh và dây chằng khiến đau nhức kéo dài.
Tìm hiểu thêm: Sai lầm khi xử trí trật khớp nên biết để tránh ảnh hưởng về sau
Thoái hóa khi không được điều trị sớm có thể dẫn tới thoát vị
– Hội chứng cổ ngực: thoái hóa các đốt sống cổ sẽ làm đầu, cổ và ngực bị tác động nhiều nhất. Khi trở nặng người bệnh sẽ thường xuyên đau nhức vùng xương ức và lan ra cả vùng tim gây nhiều nguy hiểm.
– Hẹp ống sống cổ.
– Rối loạn tiền đình: gây đau đầu, khó chịu và buồn nôn.
Để có thể ngăn ngừa các biến chứng trên, người bệnh cần chú trọng hơn về tình hình sức khỏe.
4. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ sao cho hiệu quả?
Các bệnh lý về xương khớp thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng khôn lường. Vì vậy, mỗi chúng ta đều cần chủ động đi thăm khám để nhận tư vấn điều trị sớm. Những phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ phổ biến hiện nay được áp dụng là:
4.1. Trị thoái hóa cột sống cổ bằng các mẹo dân gian
Trường hợp thoái hóa khi ở giai đoạn mới khởi phát người bệnh có thể tham khảo các mẹo dân gian để trị bệnh. Một số mẹo đơn giản có thể kể tới như:
– Dùng cây xương rồng: sử dụng một đoạn ngắn của cây xương rồng, bỏ gai rửa sạch và để ráo nước. Đập dập xương rồng cùng muối hạt rồi cho hỗn hợp vào khăn rồi chườm lên vùng bị thoái hóa.
– Sử dụng lá lốt. Cần chuẩn bị một nắm lá lốt, rửa sạch để cho ráo nước rồi xay nhuyễn (chỉ lấy phần nước cốt). Hòa nước lá lốt với sữa tươi và hâm nóng, sử dụng 2 lần/ngày. Nên sử dụng đều đặn từ 1 tuần trở đi để thấy được hiệu quả.
– Bài thuốc từ cây ngải cứu. Một nắm lá ngải cứu tươi rửa sạch, để ráo rồi cho vào chảo đảo đều cùng muối hạt cho đến khi nóng. Cho hỗn hợp vừa đảo vào khăn sạch rồi chườm lên vị trí bị thoái hóa từ 15 phút.
>>>>>Xem thêm: nguyên nhân chủ yếu của đau 2 khớp vai và điều trị
Bài thuốc dân gian từ ngải cứu và muối
Lưu ý: Các bài thuốc dân gian đơn giản và dễ làm. Tuy nhiên thông thường, chúng chỉ có tác dụng nhất định và phải thực hiện lâu dài, cũng không nên quá lạm dụng. Nên sử dụng các mẹo này như một biện pháp hỗ trợ bên cạnh các phương pháp khác.
4.2. Điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng thuốc Tây
Sử dụng thuốc tây được xem là biện pháp thu lại hiệu quả nhanh chóng và nhiều người lựa chọn. Thực tế thì không có loại thuốc nào có thể trị dứt điểm bệnh lý này. Các loại thuốc đa phần được sử dụng để hạn chế triệu chứng và ngăn ngừa bệnh phát triển.
– Thuốc giảm đau
– Thuốc kháng viêm: sử dụng kết hợp với thuốc giảm đau nhằm hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.
– Thuốc giãn cơ: được chỉ định khi bệnh nhân bị co cơ, tê bì khó chịu.
– Thuốc chống động kinh: sử dụng khi bệnh nhân bị xuất hiện các biến chứng liên quan tới dây thần kinh.
Lưu ý tác dụng phụ của thuốc. Các tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến tim, gan, thận và dạ dày bệnh nhân. Ngoài ra, khi thuốc hết tác dụng tình trạng bệnh hoàn toàn có thể xuất hiện lại. Vì vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn và phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra.
Trong một số trường hợp áp dụng cả hai phương pháp trên nhưng không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
Để tránh tình trạng bệnh nặng và khó kiểm soát thì chính bản thân người bệnh phải chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị. Khi được phát hiện sớm bệnh sẽ có cơ hội tốt hơn trong việc điều trị và hạn chế phát triển.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.