Sâu răng là bệnh lý nha khoa thường gặp, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe răng miệng cũng như tinh thần của người bệnh. Điều trị sâu răng sớm sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra đối với sức khỏe răng miệng. Hãy cùng tìm hiểu về các phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả được các bác sĩ nha khoa khuyến cáo ngay sau đây!
Bạn đang đọc: Bác sĩ nha khoa tư vấn các phương pháp điều trị sâu răng
1. Nguyên nhân hình thành bệnh lý sâu răng
Răng được bao bọc bởi một cấu trúc men răng ở bên ngoài. Men răng bị thương tổn là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập và tấn công các mô mềm trong răng, gây ra một số bệnh lý nguy hiểm như sâu răng. Theo các bác sĩ nha khoa, bệnh sâu răng được chia thành ba giai đoạn chính là sâu men răng, sâu ngà nông và sâu ngà sâu ăn vào tuỷ.
Nguyên nhân chính dẫn tới sâu răng chính là do thức ăn thừa bám vào kẽ răng, lâu ngày hình thành mảng bám khiến vi khuẩn có môi trường lý tưởng để phát triển. Vệ sinh răng miệng kém khoa học khiến thức ăn thừa khó được làm sạch trong khoang miệng. Ngoài ra, chấn thương hoặc sự ảnh hưởng của các bệnh lý khác cũng góp phần khiến răng dễ bị vi khuẩn tấn công.
Khi bị sâu răng, người bệnh không chỉ nhận thấy các chấm đen thiếu thẩm mỹ trên răng mà còn thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau nhức, khó chịu. Bên cạnh đó, sâu răng còn khiến miệng luôn có mùi hôi, khó khắc phục. Trong trường hợp không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm gây mất răng, nhiễm trùng huyết và các bệnh lý về đường hô hấp… Do vậy, việc điều trị sâu răng càng sớm sẽ càng có hiệu quả cao trong việc đẩy lùi bệnh, bảo vệ sức khỏe răng miệng của mọi người.
Thức ăn thừa tích tụ hình thành mảng bám, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng
2. Các phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả
Cách điều trị sâu răng hiệu quả nhất chính là điều trị bằng các kỹ thuật nha khoa. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp phim… để xác định mức độ nghiêm trọng của răng sâu và đưa ra kế hoạch điều trị với tình trạng răng miệng của từng người.
– Với răng sâu men, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng flour dưới dạng nước súc miệng hoặc gel có nồng độ cao để bôi lên răng.
– Đối với răng sâu ngà, bác sĩ sẽ loại bỏ những mô răng bị sâu, làm sạch lớp ngà và trám răng phục hình. Ngoài ra, bọc sứ, dán sứ… cũng là những lựa chọn phù hợp trong việc điều trị và phục hình răng sâu ở mức độ này.
– Trong trường hợp răng sâu đã ăn vào tuỷ, bác sĩ sẽ làm sạch phần tuỷ bị tổn thương và trám lại để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, bảo vệ chức năng của răng.
– Nếu việc điều trị nội nha không mang lại kết quả như mong đợi, răng lung lay, yếu thì việc nhổ bỏ là chỉ định thường thấy để bảo tồn các răng khác trên cung hàm. Sau khi nhổ răng xong, bác sĩ sẽ trồng phục hình bằng các phương pháp như cắm implant, bắc cầu răng sứ… để khôi phục khả năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ cho răng.
Tìm hiểu thêm: Ung thư tử cung có lây không? là mối lo ngại hàng đầu
Loại bỏ vùng răng bị sâu và hàn trám là một trong số các phương pháp điều trị sâu răng thường được áp dụng
Việc điều trị tủy hay nhổ bỏ răng có thể để lại rất nhiều rủi ro, tốn kém thời gian và chi phí điều trị. Bởi vậy, các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo mọi người chăm sóc sức khỏe răng miệng một cách khoa học, thường xuyên khám răng định kỳ và tới ngay các cơ sở nha khoa để được thăm khám, điều trị khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, ngăn chặn biến chứng xảy ra.
3. Chăm sóc răng miệng ngừa bệnh sâu răng
Cách tốt nhất để không gặp phải các biến chứng về răng miệng chính là xây dựng chế độ chăm sóc răng một cách khoa học.
– Đánh răng từ 2-3 lần mỗi ngày sau khi ăn, trước khi đi ngủ, sau khi thức dậy bằng kem đánh răng có chứa flour.
– Đánh răng đều khắp các mặt trong, mặt ngoài của răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn.
– Sử dụng kết hợp chỉ nha khoa và tăm nước bởi chỉ bàn chải thông thường thôi thì khó làm sạch các kẽ răng.
– Súc miệng kỹ bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch toàn bộ khoang miệng.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, nhiều trái cây tươi và rau xanh để cung cấp đủ vitamin cần thiết cho cơ thể.
– Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ, có tính axit cao để tránh làm hỏng men răng.
– Loại bỏ các thói quen xấu có thể làm tổn thương răng như: cắn móng tay, cạy nắp chai, cắn đồ dai, cứng…
– Lấy cao răng thường xuyên để loại bỏ các tổ chức cao răng trong miệng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
– Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ theo khuyến cáo của các tổ chức y tế để có thể chủ động phòng, điều trị bệnh lý nha khoa.
>>>>>Xem thêm: U nang nước tuyến vú và những điều cần biết
Chăm sóc răng miệng đúng cách mỗi ngày giúp ngăn ngừa sâu răng và mắc các bệnh lý răng miệng
Bài viết đã mang tới những thông tin hữu ích trong việc tìm hiểu về các phương pháp thường được áp dụng để điều trị sâu răng. Bạn có nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng, hãy liên hệ tới các nha khoa uy tín để được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, đừng quên xây dựng chế độ chăm sóc răng miệng khoa học để bảo vệ sức khỏe hàm răng một cách toàn diện.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.