Đái tháo đường hay còn được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng” vì bệnh tiến triển không có triệu chứng rõ ràng hoặc dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Việc nắm được các dấu hiệu cảnh báo của bệnh để thăm khám bác sĩ và làm các xét nghiệm cần thiết là điều vô cùng cần thiết.
Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh bạn cần nắm rõ:
Bạn đang đọc: Bạn bị đái tháo đường mà không biết. Hãy xem những dấu hiệu
KHÁT NHIỀU VÀ ĐI TIỂU NHIỀU
Đường tích tụ nhiều trong máu khiến thận phải làm việc tích cực hơn để lọc và hấp thu lượng đường dư thừa. Khi thận không còn khả năng hoàn thành việc này, đường dư trong máu sẽ được bài tiết thẳng vào nước tiểu. Bệnh nhân sẽ đi tiểu thường xuyên hơn, cơ thể trở nên mất nước kéo theo tình trạng khát nước.
TĂNG CẢM GIÁC ĐÓI
Bệnh nhân đói nhiều hơn bình thường do cơ thể thiếu insulin nên đường trong máu tuy cao nhưng đường trong tế bào vẫn bị thiếu hụt, khiến các mô cạn kiệt năng lượng.
MỆT MỎI
Tìm hiểu thêm: Bướu tuyến giáp: Nguyên nhân, cách điều trị
Có nhiều lý do dẫn tới tình trạng này, trong đó có tình trạng thiếu nước do đi tiểu nhiều và các tế bào bị đói, cạn kiệt năng lượng, giảm khả năng hoạt động của cơ thể.
SỤT CÂN
Bệnh nhân mất nhiều năng lượng do bị thải nhiều đường qua nước tiểu khiến mô không nhận đủ năng lượng từ đường, cơ thể phải lấy năng lượng từ các mô mỡ dẫn tới giảm cân nhanh chóng.
NHÌN MỜ
>>>>>Xem thêm: Làm sao để kích thích tuyến yên tăng chiều cao tự nhiên?
Lượng đường trong máu cao dẫn tới tình trạng rút dịch từ các mô, trong đó có mô thủy tinh thể của mắt. Điều này ảnh hưởng tới khả năng điều chỉnh tiêu cự của người bệnh.
Nếu cần tư vấn về bệnh đái tháo đường bạn nên đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ theo số 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.