Bạn biết gì về bệnh giãn phế quản?

Giãn phế quản là bệnh dễ mắc phải, gây ảnh hưởng nặng nề đến tim, phổi, gan, thận nên cần phải phát hiện và điều trị sớm mới nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Bạn biết gì về bệnh giãn phế quản?

Bệnh giãn phế quản là gì?

Bệnh giãn phế quản do viêm hay nhiễm khuẩn đường hô hấp tái đi tái lại gây hoại tử thành phế quản. Bệnh thường xảy ra sau khi mắc các bệnh cúm, sởi, ho gà, viêm phế quản.

Xơ nang chiếm khoảng 50% trong các nguyên nhân giãn phế quản. Tổn thương xơ quanh phế quản co kéo do lao xơ phổi, lao xơ hang, áp-xe phổi mạn tính.

Bạn biết gì về bệnh giãn phế quản?
Bệnh giãn phế quản do viêm hay nhiễm khuẩn đường hô hấp tái đi tái lại gây hoại tử thành phế quản

Chít hẹp phế quản do u, dị vật, phía dưới chỗ chít hẹp dễ bị nhiễm khuẩn đồng thời nội áp lực phế quản tăng gây giãn phế quản.

Các trường hợp suy giảm miễn dịch có thể dẫn đến giãn phế quản gồm: thiếu hụt toàn thể gamma globulin mắc phải, suy giảm miễn dịch thông thường, suy giảm miễn dịch mắc phải do điều trị độc hại tới gan.

Biểu hiện bệnh giãn phế quản

Khi bị giãn phế quản, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như ho mạn tính, đờm mủ xuất tiết nhiều, ho ra máu và viêm phổi tái đi tái lại, sút cân, thiếu máu, yếu sức. Ho, khạc đờm dai dẳng, khạc đờm là chủ yếu, thường khạc đờm vào sáng sớm, số lượng nhiều. Đờm có thể lắng thành 3 lớp từ trên xuống dưới: bọt, nhầy, mủ, ho ra máu nhiều hoặc ít.

Ho ra máu tái diễn không khạc đờm thường gặp trong giãn phế quản thể khô. Trong giãn phế quản lan toả có thể khó thở.

Nếu giãn phế quản lan toả đi kèm bội nhiễm có thể thấy ran rít, ran ngáy nhưng chủ yếu vẫn là ran nổ và ran ẩm. Rối loạn chức năng phổi tắc nghẽn với thiếu oxy máu gặp trong giãn phế quản trung bình hoặc nặng.

Tìm hiểu thêm: Biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Bạn biết gì về bệnh giãn phế quản?
Khi bị giãn phế quản, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như ho mạn tính, đờm mủ xuất tiết nhiều, ho ra máu và viêm phổi tái đi tái lại…

Bệnh giãn phế quản không tự khỏi ngược lại nếu không điều trị, thì các ổ giãn có xu hướng lan rộng, thỉnh thoảng có những đợt bội nhiễm làm cho bệnh nặng dần lên.

Biến chứng của bệnh

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh giãn phế quản sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Tâm phế mạn, suy hô hấp mạn
  • Thoái hóa dạng tinh bột ở gan thận, các áp-xe tạng thứ phát ở nhiều nơi như não, gan, trung thất…
  • Bội nhiễm phổi phế quản dịch mủ ứ đọng trong ổ giãn gây viêm phổi, áp-xe hoá
  • Ho ra máu dai dẳng, có khi ho ra máu nặng đe dọa đến tính mạng.
  • Viêm phế quản mạn, khí phế thũng.

Cách chẩn đoán giãn phế quả

Để chẩn đoán bệnh thì ngoài việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng thì người bệnh có thể được chỉ định làm các xét nghiệm và kiểm tra cần thiết như:

  • Chụp X-quang phổi
  • Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao hoặc chụp phế quản cản quang.

Ngoài ra một số xét nghiệm khác có thể được sử dụng để đánh giá tình trạng phổi và xác định nguyên nhân cơ bản của chứng giãn phế quản.

Bạn biết gì về bệnh giãn phế quản?

>>>>>Xem thêm: Phân biệt 5 loại ho và cách xử trí

Người bệnh cần tới bệnh viện để làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh nhằm xác định cụ thể tình trạng giãn phế quản

Các xét nghiệm này có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: để kiểm tra hệ thống miễn dịch đang hoạt động như thế nào và kiểm tra các tác nhân lây nhiễm, chẳng hạn như vi khuẩn, virus và nấm.
  • Xét nghiệm đờm: để kiểm tra xem có vi khuẩn hoặc nấm không.
  • Đo phế dung phổi: người bệnh được yêu cầu thổi vào một thiết bị nhỏ, cầm tay gọi là phế dung kế để đo thể tích và lưu lượng phổi.
  • Soi phế quản: là một thủ thuật y khoa, đưa ống soi vào trong lòng đường thở của bệnh nhân nhằm mục đích quan sát các tổn thương trên một phần của đường dẫn khí (khí phế quản).

Biện pháp điều trị

Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh giãn phế quản mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp.

Điều trị nội khoa: Dùng thuốc kháng sinh dựa trên  kháng sinh đồ điều trị cho đến khi hết đờm mủ. Điều trị cầm máu nếu ho ra máu.

Điều trị ngoại khoa: Thường chỉ định trong các trường hợp giãn phế quản khu trú, ho ra máu nặng đe dọa tính mạng, hoặc dai dẳng, chức năng phổi đảm bảo, điều trị bằng thuốc không hiệu quả. Lúc này, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt thùy hoặc phân thùy phổi.

Dù điều trị bằng phương pháp nào cũng cần có sự chỉ định của bác sĩ. Do đó người bệnh giãn phế quản cần đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị hiệu quả bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *