Ngày nay số lượng người có các hiện tượng bị viêm đại tràng ngày càng nhiều. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy mọi người cần nắm rõ các dấu hiệu đặc trưng nhằm phát hiện bệnh sớm để có phương pháp điều trị kịp thời.
Bạn đang đọc: Bạn có biết các hiện tượng bị viêm đại tràng phổ biến?
1. Viêm đại tràng là gì?
Hiện tượng bị viêm đại tràng khá đa dạng và không giống nhau ở mỗi người. Viêm đại tràng là tình trạng trên niêm mạc của đại tràng xuất hiện các vết viêm loét. Đại tràng là phần cuối của ống tiêu hóa có nhiệm vụ hấp thụ nốt dinh dưỡng từ thức ăn. Chúng cùng với sự hỗ trợ của vi khuẩn tạo bã đã phân hủy thức ăn thành phân. Khi thức ăn đã được tiêu hóa hết sẽ được đẩy ra ngoài qua quá trình bài tiết. Chính vì vậy đây là bộ phận rất dễ bị viêm nhiễm và tổn thương.
Viêm đại tràng là bệnh phổ biến ở hệ tiêu hóa
2. Các hiện tượng bị viêm đại tràng dễ nhận biết
Người bị bệnh đại tràng sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu khác nhau. Hiểu rõ về các triệu chứng sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và dễ dàng hơn.
2.1 Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng bị viêm đại tràng
Đại tràng bị tổn thương gây ra ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Dấu hiệu phổ biến nhất chính là rối loạn tiêu hóa. Người bệnh xuất hiện các biểu hiện: Ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, khó tiêu,…Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý liên quan tới dạ dày, trực tràng. Chính vì vậy bạn cần theo dõi thêm các biểu hiện xuất hiện mới có thể đánh giá chính xác tình trạng bệnh.
2.2 Bất thường trong đại tiện
Thói quen đi đại tiện hàng ngày của người bệnh viêm đại tràng cũng có nhiều thay đổi, bất thường.
– Thay đổi thời gian đi ngoài: Trước đây người bệnh có thói quen đi đại tiện vào buổi sáng thì bây giờ có thể đi đại tiện vào bất cứ lúc nào trong ngày
– Tiêu chảy: Biểu hiện thường gặp của nhiều bệnh nhân là bị tiêu chảy. Người bệnh đi ngoài nhiều lần trong ngày với số lượng nhiều hoặc ít tùy thuộc vào tình trạng bệnh
– Táo bón xen kẽ tiêu chảy: Quan sát kỹ phân của người bị bệnh có phần đầu rắn, đuôi lỏng
– Người bệnh thường xuyên có cảm giác muốn rặn khi vừa đi ngoài xong
2.3 Đau bụng là hiện tượng bị viêm đại tràng
Viêm đại tràng là một trong các nguyên nhân khiến người bệnh thường xuyên bị đau thắt vùng bụng. Cơn đau đại tràng thường khác với đau bụng thông thường.
– Cơn đau không tập trung tại một vị trí cụ thể mà còn xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau
– Cơn đau không đồng đều, lúc đau âm ỉ, lúc kéo dài dữ dội do đại tràng co thắt
– Cơn đau tăng mạnh sau khi bệnh nhân ăn thực phẩm chua cay, sử dụng chất kích thích
Các cơn đau bụng thường mang lại cảm giác vô cùng khó chịu cho bệnh nhân. Khi dùng tay ấn vào bụng người bệnh sẽ cảm thấy bụng mềm hoặc căng bụng. Đôi khi người bệnh sờ vào thấy cục u nổi ở vùng bụng và dọc theo khung đại tràng.
2.4 Trong phân có lẫn máu hoặc chất nhầy
Một trong những dấu hiệu thường gặp khi bị viêm đại tràng là đại tiện có lẫn nhầy hoặc máu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các vết viêm loét trong đại tràng khiến tiết ra nhiều dịch. Khi đi ngoài máu và chất dịch sẽ theo phân ra qua đường bài tiết ra khỏi cơ thể. Lượng chất nhầy và máu xuất hiện nhiều hay ít còn phụ thuộc vào tình trạng mắc bệnh.
2.5 Các dấu hiệu bên ngoài khác
Bên cạnh các dấu hiệu đặc trưng vừa kể trên, bệnh nhân bị viêm đại tràng có thể nhận biết bệnh dựa vào một số dấu hiệu bên ngoài khác như:
– Luôn luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể
– Người bệnh bị giảm cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân
– Mất ngủ do cơn đau xuất hiện
Viêm đại tràng không phải là bệnh nặng nhưng nó ảnh hưởng lớn tới cuộc sống người bệnh. Nhiều người còn lầm tưởng mình bị ung thư bởi bệnh chữa mãi không khỏi. Chính vì vậy khi có những dấu hiệu ban đầu của bệnh bạn cần tới bệnh viện để kiểm tra.
Đau bụng là hiện tượng bị viêm đại tràng
3. Biến chứng của viêm đại tràng
Viêm đại tràng nếu không được điều trị sớm sẽ xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm như:
3.1 Gây xuất huyết
Lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm làm lớp lông nhung trong đại tràng trơ trụi khiến vết viêm loét dễ bị xuất huyết. Lượng máu chảy nhiều hay ít còn phụ thuộc vào tình trạng của vết viêm loét.
3.2 Thủng đại tràng
Biến chứng thủng đại tràng thường xuất hiện sau các đợt điều trị dài bằng kháng sinh. Lợi khuẩn trong đường ruột bị tiêu diệt khiến các vết loét ăn sâu và bào mỏng đại tràng. Nếu không được điều trị kịp thời các biến chứng này sẽ đe dọa tới tính mạng.
3.3 Giãn đại tràng cấp tính
Theo các chuyên gia, khi đại tràng bị giãn chức năng tiêu hóa của đại tràng bị suy giảm nghiêm trọng sẽ có nguy cơ gây thủng và loét gấp nhiều lần. Người bị giãn đại tràng thường bị đau bụng dữ dội, chướng bụng, hôn mê.
3.4 Ung thư đại tràng
Biến chứng vô cùng nguy hiểm của viêm đại tràng là ung thư. Theo thống kê có khoảng 20% bệnh nhân bị đại tràng biến thành ung thư. Nguy cơ viêm đại tràng “ ung thư hóa” sẽ tích lũy trong nhiều năm. Niêm mạc bị viêm loét đại tràng kéo dài và tái phát liên tục, các tế bào mô có nguy cơ loạn sản và chuyển thành ác tính.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây đầy hơi dạ dày và cách điều trị
Ung thư là biến chứng nguy hiểm của bệnh
4. Cách chữa bệnh viêm đại tràng
Khi bị đau đại tràng thường xuyên nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới viêm đại tràng mãn tính sẽ rất khó điều trị. Bác sĩ điều trị trực tiếp sử dụng phác đồ chữa bệnh viêm đại tràng để giảm các triệu chứng tạm thời.
Để chữa bệnh viêm đại tràng bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh sẽ điều trị theo các biện pháp y tế kết hợp cùng thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ viêm loét mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp.
Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị là: Thuốc phục hồi tổn thương, thuốc chống nhiễm trùng, thuốc chống viêm, giảm đau, chống co thắt,…
Bên cạnh đó bệnh nhân cũng có thể sử dụng một số biện pháp dân gian như: Nha đam, củ riềng, lá non cây ổi,…Nhưng phương pháp này chỉ có thể sử dụng tạm thời lúc mới ở giai đoạn đầu và không thể điều trị dứt điểm.
5. Biện pháp phòng ngừa bệnh
Mọi người cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh từ sớm. Việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh sẽ dễ dàng và tốn ít chi phí hơn so với việc phải chữa bệnh.
– Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi ngoài
– Nên tẩy giun sán định kỳ
– Thực hiện ăn chín, uống sôi. Hạn chế ăn các thực phẩm sống như gỏi, tiết canh, nem chua,…
– Nếu trong gia đình có người mắc bệnh thương hàn, tả, kiết lỵ,…thì nên tiệt trùng các dụng cụ được sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt bằng nước sôi
– Thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch
>>>>>Xem thêm: Các biến chứng của viêm loét dạ dày – tá tràng và cách phòng ngừa
Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe
Mong rằng qua bài viết bạn đã có những kiến thức cần thiết về hiện tượng bị viêm đại tràng. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bạn cần tới bệnh viện để thăm khám và điều trị ngay.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.