Bạn đã biết gan nhiễm mỡ nên uống gì?

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh đang ngày càng phổ biến, khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Bệnh có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như xơ gan, ung thư gan, thậm chí là tử vong nếu kéo dài, không được điều trị triệt để. Để kết hợp với các phương pháp điều trị từ bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình các loại đồ uống để tăng cường sức khỏe gan. Vậy gan nhiễm mỡ nên uống gì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới đây.

Bạn đang đọc: Bạn đã biết gan nhiễm mỡ nên uống gì?

1. Bệnh gan nhiễm mỡ được hình thành như thế nào?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ dư thừa trong gan. Đối với người bình thường lượng mỡ trong gan chỉ từ 2-4% trọng lượng gan. Do đó nếu lượng mỡ trong gan vượt qua con số này sẽ hình thành nên bệnh gan nhiễm mỡ.  

Gan nhiễm mỡ có 2 nhóm bệnh bao gồm

– Gan nhiễm mỡ do sử dụng rượu bia:

Uống quá nhiều rượu bia sẽ làm gián đoạn quá trình oxy hóa acid béo, làm tăng tích lũy và giảm phân giải chất béo, gây mỡ hóa tế bào gan. Ngoài ra còn làm các tế bào gan bị tổn thương và có thể dẫn đến nhiều bệnh lý về gan khác. 

– Gan nhiễm mỡ không do rượu bia:

Nguyên nhân thường xuất phát từ hội chứng rối loạn chuyển hóa (béo phì, tiểu đường, đề kháng insulin, tăng lipid trong máu,…). Hoặc có thể do lối sống không khoa học (chế độ ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước ngọt, lười vận động) dẫn đến ứ đọng chất béo và glycogen ở gan. 

Bạn đã biết gan nhiễm mỡ nên uống gì?

Một số nguyên hân gây nguy cơ cao mắc gan nhiễm mỡ

2. Gợi ý các loại đồ uống cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ chưa có thuốc đặc trị, chính vì vậy kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt cùng phác đồ điều trị của bác sĩ là điều rất quan trọng trong quá trình chữa trị mang lại hiệu quả. Tuy nhiên lại có quá nhiều tư vấn từ khắp nơi về các bài thuốc, loại nước nên uống. Không cần tìm đâu xa xôi, sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn bổ sung vào thực đơn của mình các loại đồ uống có ngay trong cuộc sống hàng ngày, có thể hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả. 

2.1 Sữa ít béo, ít đường

Sữa là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời, giúp phục hồi các mô bị tổn hại trong cơ thể.  Người mắc gan nhiễm mỡ có thể sử dụng sữa ít béo, sữa tách kem giúp giảm lượng chất béo bão hòa, mà vẫn cung cấp các khoáng chất quan trọng như canxi, magie, photpho, kali…

Một sản phẩm từ sữa là đạm váng sữa (whey protein) được nghiên cứu là có tác dụng bảo vệ gan và chống lại gan nhiễm mỡ không do xuất phát từ bia rượu.

2.2 Gan nhiễm mỡ nên uống gì – Nước ép trái cây

– Nước ép lựu

Nước ép lựu có hàm lượng polyphenol có khả năng chống oxy hóa, làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, giảm tích tụ mỡ trong tế bào gan. Ngoài ra lựu chứa vitamin A, E, C, canxi, axit folic… giúp tăng sức đề kháng của gan, ngăn ngừa tế bào gan tổn thương lan rộng và sâu. 

– Nước ép bưởi

Gợi ý khác về loại nước ép người mắc gan nhiễm mỡ nên uống đó là nước ép bưởi. Trong các tép bưởi có chứa rất nhiều loại vitamin giúp thanh lọc, đào thải độc tố trong gan hiệu quả. Nước ép bưởi còn có tác dụng giảm cholesterol rất phù hợp để duy trì cân nặng, giảm mỡ trong cơ thể do béo phì. Không những thế, uống nước ép bưởi còn có tác dụng tăng cường chuyển hóa lipid, và thúc đẩy quá trình tái tạo gan. 

Tìm hiểu thêm: Gan nhiễm mỡ có gây ngứa không và cách cải thiện

Bạn đã biết gan nhiễm mỡ nên uống gì?

Nước ép bưởi tốt cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ

– Nước ép táo

Trong táo có chứa pectin, một chất xơ tan trong nước giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giải độc và làm giảm cholesterol. Do đó sử dụng nước ép táo thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhân gan nhiễm mỡ hiệu quả.

– Nước ép củ cải đường

Chứa nhiều kali, chất xơ hỗ trợ quá trình hòa tan chất béo, mỡ thừa tích tụ trong gan, vậy nên đào thải mỡ và bảo vệ gan tốt hơn.

– Nước ép cần tây

Là thức uống được đông đảo chị em sử dụng trong quá trình giảm cân. Việc sử dụng cần tây làm nước ép sẽ giúp giảm được lượng mỡ trong cơ thể và giảm cholesterol trong máu. Bởi cần tây có có chứa hợp chất hóa học tên 3-n-butylphthalide có tác dụng tích cực trong việc giảm cholesterol xấu trong máu.

2.3 Cà phê

Cà phê là thức uống được liệt kê vào loại mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của gan. Trong cà phê có chứa hàm lượng lớn caffeine, khi uống vào cơ thể sẽ làm giảm bớt hàm lượng enzyme bất thường ở gan và ngăn chặn khởi phát các bệnh lý về gan. Theo WHO uống một lượng cà phê vừa phải sẽ ngăn ngừa nguy cơ ung thư gan, gan nhiễm mỡ… Bởi thành phần hoạt chất trong cà phê sẽ ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa của gan đồng thời làm giảm cholesterol xấu bên trong cơ thể.

Tuy nhiên khi mắc bệnh, bạn cần phải uống đúng cách và đúng liều lượng mới có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu uống quá nhiều sẽ không cải thiện bệnh mà còn làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

+ Nên sử dụng cà phê nguyên chất bởi sẽ có lợi cho gan

+ Không nên thêm đường, sữa khi uống cà phê, bởi sẽ làm tác động xấu hơn đến sức khỏe

+ Chỉ nên uống 1 ly mỗi ngày và tối đa là 2 ly mỗi ngày, uống sau khi đã ăn.

2.4 Gan nhiễm mỡ nên uống gì – Trà xanh

Trà xanh có chứa chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân ung thư. Đối với gan, catechin là một loại chất chống oxy hóa có hàm lượng nhiều nhất ở trà xanh, giúp cải thiện chức năng gan và làm giảm lượng chất béo trong gan.

Cách sử dụng là bạn có thể hãm lá trà xanh uống hàng ngày kết hợp cùng quá trình điều trị gan nhiễm mỡ

2.5 Trà hoa atiso đỏ

Với chất chống oxy hóa như silymarin, cynarin có trong hoa atiso đỏ, giúp tăng cường thải độc cho gan, đào thải lượng mỡ thừa, phục hồi các tế bào gan bị tổn thương. Ngoài ra trong hoa atiso đỏ còn có hoạt chất hibithocin có tác dụng điều hòa cholesterol trong máu, làm tăng HDL cholesterol tốt cho cơ thể. Khi sử dụng hàng ngày có thể giúp bạn ngăn ngừa các biến chứng xơ gan, ung thư gan.

Bạn có thể sử dụng bằng cách pha hoa atiso đã phơi khô cùng nước sôi, sau đó có thể cho một chút mật ong vào để thưởng thức, uống hàng ngày.

Bạn đã biết gan nhiễm mỡ nên uống gì?

>>>>>Xem thêm: Các biến chứng của bệnh viêm gan C

Mắc gan nhiễm mỡ nên uống tra hoa atiso đỏ giúp cải thiện bệnh trong quá trình điều trị

2.6 Trà lá sen

Theo nhiều nghiên cứu, lá sen có công dụng trong đào thải mỡ ở gan và mỡ trong máu hiệu quả. Sử dụng lá sen pha trà nên chọn lá non, lá còn cuộn chưa mở, mang rửa sạch thái sợi và phơi khô sử dụng dần. 

Bạn có thể nấu lá sen khô với nước để uống hàng ngày vừa giải nhiệt, giảm mỡ và còn giúp ngủ ngon hơn. 

3. Những loại đồ uống cần tránh khi mắc gan nhiễm mỡ

Khi mắc gan nhiễm mỡ, để tránh tình trạng bệnh diễn biến xấu và không có kết quả tốt trong điều trị, điều đầu tiên bạn cần làm là không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn. Việc tiếp tục sử dụng rượu bia trong khi mắc bệnh sẽ khiến gan phải hoạt động nhiều hơn để đào thải chất độc trong rượu bia ra khỏi cơ thể. Điều này sẽ càng làm tổn thương đến chức năng gan, làm gan rất dễ suy yếu.

Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý không nên uống quá nhiều các loại nước giải khát, đồ uống có ga chứa nhiều đường, bởi lượng đường trong máu cao làm tăng lượng mỡ tích tụ trong gan. 

4. Một số lưu ý khác trong điều trị cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ

Ngoài những loại đồ uống người bệnh nên bổ sung trong quá trình điều trị, thì cũng có một số lưu ý khác để hỗ trợ điều trị toàn diện hơn như sau:

– Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, tích cực bổ sung rau củ quả tươi, hạn chế mỡ động vật, thực phẩm giàu cholesterol, đường, gia vị cay nóng…

– Bên cạnh việc ăn uống khoa học, người bệnh cũng cần rèn luyện sức khỏe hàng ngày để tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng chuyển hóa của tế bào gan để làm giảm lượng mỡ tích tụ.

– Đặc biệt cần thăm khám, sức khỏe định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ để đánh giá được chức năng gan, từ đó bác sĩ sẽ kịp thời xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Trên đây là bài viết về các loại đồ uống hỗ trợ quá trình điều trị gan nhiễm mỡ để bổ sung dưỡng chất cải thiện sức khỏe gan, chứ không có tác dụng chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Khi mắc gan nhiễm mỡ, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, điều trị và tư vấn chế độ ăn uống luyện tập để bệnh có thể cải thiện nhanh chóng nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *