Viêm đại tràng mãn tính là bệnh lý phổ ở hệ tiêu hóa hiện nay. Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị triệt để sẽ dễ tái phát và gây ra nhiều biến chứng. Tìm hiểu rõ về các vấn đề liên quan tới viêm đại tràng sẽ giúp bạn phòng và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Bạn đang đọc: Bạn đã biết gì về bệnh viêm đại tràng mãn tính
1. Tìm hiểu khái niệm cơ bản về viêm đại tràng mãn tính
Viêm đại tràng mãn tính là tình trạng đại tràng bị viêm trong thời gian dài không được điều trị hoặc điều trị không triệt để. Ở giai đoạn nhẹ bệnh khiến niêm mạc đại tràng bị tổn thương, chảy máu. Nếu ở giai đoạn nặng các vết loét, xung huyết, thâm chí là áp xe. Độ tuổi mắc các bệnh về đại tràng ngày càng có xu hướng trẻ hóa.
Bệnh đại tràng mãn tính có thể ảnh hưởng tới sức khỏe
2. Bệnh viêm đại tràng mãn tính do nguyên nhân nào?
Viêm đại tràng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường bệnh được chia thành hai nhóm nguyên nhân chính
Viêm đại tràng mạn tính có các nguyên nhân cụ thể:
– Nhiễm vi khuẩn đường ruột: Vi khuẩn HP, nhiễm nấm,…
– Do một số bệnh: Bệnh Crohn, bệnh lao,…
Viêm đại tràng không xác định rõ nguyên nhân cụ thể:
Các nguyên nhân dưới đây không trực tiếp gây bệnh:
– Nhiễm giun các loại giun: Giun tóc, giun móc,…
– Do nhiễm một số loại vi khuẩn đường ruột
– Chế độ ăn uống không phù hợp
– Táo bón thường xuyên
3. Các dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng mãn tính cơ bản
Bệnh viêm đại tràng mạn tính không giống như viêm đại tràng cấp tính nên dấu hiệu của bệnh có những đặc trưng riêng:
3.1 Viêm đại tràng mãn tính gây đau bụng kéo dài
Các cơn đau thường xuất hiện theo cơn. Bụng đau quặn, người bệnh sẽ cảm thấy bụng căng trương. Cơn đau có khi đau âm ỉ, cơn đau giảm đi khi đi tiêu. Vị trí đau thường ở nửa khung đại tràng trái và hai hố chậu.
3.2 Phân bất thường
Phân là biểu hiện rõ nhất của bệnh. Phân có thể lỏng và đi đại tiện nhiều lần trong ngày. Phân có thể táo bón, phân có nhầy hoặc máu hoặc không có nhầy.
Nhìn chung phân không ổn định khiến cho bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu.
3.3 Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
Bệnh viêm đại tràng mạn tính là một căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của cơ thể. Bệnh nhân sẽ cảm thấy chán ăn, ăn kém, cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng kém. gây mệt mỏi, suy nhược ở người bệnh.Một số bệnh nhân còn dài còn bị suy giảm thể trạng, hốc hác, thiếu sức sống.
Suy nhược cơ thể cũng là dấu hiệu báo hiệu mắc bệnh
4. Viêm đại tràng mãn tính gây ra biến chứng gì?
Độ tuổi của người bệnh càng lớn tuổi, trình trạng bệnh kéo dài thì bệnh càng có nguy cơ cao biến chứng nguy hiểm.
4.1 Thủng đại tràng do viêm đại tràng mãn tính
Sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh viêm đại tràng khiến cho lợi khuẩn đường ruột bị triệt tiêu, lớp lông nhung trơ trọi. Từ đó các vết viêm loét tiếp tục phát triển và dẫn đến gây thủng đại tràng. Tình trạng này sẽ rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.
4.2 Xuất huyết đại tràng
Khi niêm mạc đại tràng đã tổn thương, nếu lại bị viêm nhiễm nghiêm trọng thì có thể gây xuất huyết ở đại tràng. Ngoài nguyên nhân từ thuốc kháng sinh, ché độ ăn uống, sinh hoạt, sử dụng rượu bia, thuốc lá… càng góp phần khiến bệnh viêm đại tràng mạn tính trở nên nghiêm trọng hơn.
4.3 Giãn đại tràng cấp tính
Bệnh viêm đại tràng khiến cho chức năng của hệ tiêu hóa bị suy giảm. Bệnh không chỉ gây tổn thương ở vài điểm mà còn khiến toàn bộ cấu trúc bị giãn. Biến chứng giãn đại tràng cấp tính có thể khiến bệnh nhân tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
4.4 Ung thư đại tràng
Bệnh viêm đại tràng mạn tính nếu trở nên nghiêm trọng và kéo dài liên tục sẽ phát triển thành ung thư đại tràng. Giai đoạn này việc chữa trị vô cùng khó khăn. Theo thống kê, ở Việt Nam tỷ lệ biến chứng phát triển thành ung thư đại tràng chiếm tới 22%.
Tìm hiểu thêm: Thời gian của ca mổ ruột thừa và các phương pháp
Bệnh có thể gây ra biến chứng ung thư
5. Biện pháp điều trị viêm đại tràng hiệu quả
Viêm đại tràng mãn tính nghĩa là bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng và việc điều trị vô cùng khó khăn. Các phương pháp điều trị lúc này chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng tạm thời mà khó chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh lý ở hệ tiêu hóa này cũng rất dễ tái phát nhiều lần.
Do đó điều trị viêm đại tràng cần đảm bảo nguyên tắc kết hợp điều trị bằng thuốc và thay đổi chế độ sinh hoạt.
Đơn thuốc sử dụng trong điều trị thường là sự kết hợp: Thuốc phục hồi thương tổn, thuốc loại trừ nguyên nhân gây bệnh hoặc tái phát bệnh (Thuốc chống ký sinh trùng, kháng sinh chống nhiễm trùng, chống tiêu chảy, chống loạn khuẩn, thuốc chống co thắt, giảm đau,…)
6. Nên làm gì để phòng bệnh viêm đại tràng?
Viêm đại tràng là bệnh lý rất dễ tái phát. Vì vậy những người khỏe mạnh hay kể cả những người đã điều trị thành công cũng cần lưu ý thực hiện các biện pháp sau:
6.1 Đảm bảo chế độ ăn hợp lý, lành mạnh
*Thực phẩm nên bổ sung
– Sữa đậu nành, cá, trái cây, rau xanh và các củ quả giàu chất xơ…
Mặc dù sử dụng các thực phẩm tốt cho điều trị bệnh viêm đại tràng. Người bệnh vẫn cần được cung cấp đầy đủ đủ các chất dinh dưỡng. Mỗi ngày cung cấp 1g chất đạm, 30 – 35 kcal/1 cân nặng. Đồng thời tăng cấp nước, muối khoáng và giảm chất béo.
Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn ít vào bữai tối để làm giảm sức ép cho đường ruột.
*Các loại thực phẩm người bệnh không nên sử dụng như:
– Không sử dụng các loại thực phẩm sống, tái để tránh nhiễm khuẩn đường ruột.
– Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích, cà phê, rượu bia, thuốc lá…
– Không ăn đồ ăn cay, đồ chiên nhiều dầu mỡ…
6.2 Chế độ sinh hoạt lành mạnh
– Giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan, không căng thẳng
– Thường xuyên tập thể dục một cách nhẹ nhàng, không nên vận động mạnh hoặc các bài tập yoga đơn giản. Việc này giúp tăng sức khỏe cho người bệnh vì vậy tình trạng bệnh viêm đại tràng sẽ được cải thiện hơn.
>>>>>Xem thêm: Mẹo trị ợ nóng ở bà bầu hiệu quả an toàn
Giữ tinh thần vui vẻ giúp đẩy lùi bệnh tật
Mong rằng bài viết đã cung cấp đủ kiến thức giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm đại tràng mãn tính. Các thông tin này sẽ giúp bạn trong việc điều trị và phòng bệnh hiệu quả. Chúc bạn luôn giữ được hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.