Bạn đã biết gì về các dấu hiệu bị đại tràng

Dấu hiệu bị đại tràng ngày càng phổ biến và xuất hiện ở nhiều người. Hiểu rõ về các dấu hiệu giúp bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Bệnh đại tràng càng được điều trị sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn càng cao. Viêm đại tràng là bệnh không quá nguy hiểm tuy nhiên mọi người không nên chủ quan khi mắc bệnh.

Bạn đang đọc: Bạn đã biết gì về các dấu hiệu bị đại tràng

1. Viêm đại tràng là gì?

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương lan tỏa hoặc khu trú tại niêm mạc đại tràng. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương nhẹ hay nặng sẽ gây ra các dấu hiệu bị đại tràng khác nhau. Đại tràng có tên gọi khác là ruột già và là bộ phận dễ bị tổn thương nhất trong hệ tiêu hóa.

Bạn đã biết gì về các dấu hiệu bị đại tràng

Đại tràng là bộ phận dễ bị tổn thương

2. Các nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm đại tràng?

Bệnh đại tràng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Các nghiên cứu đã tổng hợp và chia ra thành nguyên nhân ở giai đoạn khác nhau.

2.1 Nguyên nhân gây ra viêm đại tràng cấp tính

– Viêm đại tràng do dị ứng, ngộ độc thức ăn

– Do thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, môi trường ô nhiễm

– Sự tấn công của các loại ký sinh trùng, vi khuẩn, siêu vi, nấm,…

– Viêm đại tràng xuất phát từ các bệnh tự miễn

– Các thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày: Căng thẳng, táo bón kéo dài, sử dụng thuốc kháng sinh,…

2.2 Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng mạn tính

Nguyên nhân gây bệnh được chia ra thành 2 nhóm cơ bản:

– Bệnh đại tràng có nguyên nhân: Xuất hiện sau viêm đại tràng cấp tính do nhiễm vi khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm,…do quá trình điều trị bệnh không triệt để

– Bệnh đại tràng mãn tính không rõ nguyên nhân thường là viêm đại tràng mạn tính không đặc hiệu

3. Triệu chứng bệnh viêm đại tràng không thể bỏ qua

Những người bị bệnh đại tràng sẽ có dấu hiệu khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng viêm loét ở mỗi người.

3.1 Dấu hiệu bị đại tràng cấp tính

Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh mà bệnh nhân có các biểu hiện tương ứng:

– Viêm đại tràng do lỵ amip: Đau quặn từng cơn, buồn đại tiện liên tục nhưng mỗi lần đi được ít. Phân có lẫn chất nhầy và máu

– Viêm đại tràng do lỵ trực khuẩn: Đau bụng, sốt, đi ngoài phân lỏng có máu, đi nhiều lần trong ngày. Nếu nguyên nhân do khuẩn Shigella shiga thì sẽ bị tiêu chảy nhiều lần dẫn tới mất nước và điện giải

– Viêm đại tràng cấp do nguyên nhân khác: Đau bụng, đau từng đoạn, đau dọc theo khung đại tràng do co thắt đại tràng. Một số triệu chứng khác xuất hiện như: Cứng bụng, tiêu chảy, người mệt mỏi, sụt cân nhanh

3.2 Dấu hiệu bị đại tràng mãn tính

Tùy theo các triệu chứng phối hợp với nhau mà chia thành các thể bệnh:

– Thể đau bụng và tiêu lỏng: Người bệnh đau bụng từng cơn, buồn đại tiện, khi đi tiêu xong thì hết đau. Mỗi ngày đi tiêu nhiều lần thường vào buổi sáng và sau khi ăn

– Thể táo bón và đau bụng: Người bệnh đi ngoài phân khô, ít và cứng, đau bụng. Dấu hiệu này thường xuất hiện ở nữ giới và người lớn tuổi

– Thể tiêu lỏng và táo bón xen kẽ từng đợt: Xuất hiện từng đợt tiêu lỏng sau đó táo bón xen kẽ kéo dài

Bạn đã biết gì về các dấu hiệu bị đại tràng

Dấu hiệu bị đại tràng là tiêu chảy

4. Các biện pháp điều trị bệnh đại tràng hiệu quả

Các nguyên tắc điều trị bệnh đại tràng cần nhớ:

– Điều trị càng sớm càng tốt. Bệnh ở giai đoạn mới khởi phát việc điều trị sẽ dễ dàng và ít tốn kém

– Cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để có phác đồ điều trị phù hợp. Mỗi bệnh nhân sẽ có phác điều trị khác nhau giúp chữa bệnh hiệu quả hơn

– Kết hợp nhiều phương pháp để mang lại hiệu quả cao hơn

4.1 Điều trị nội khoa

Dựa vào tình trạng bệnh cụ thể bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc để chữa bệnh: Thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn, thuốc chống co thắt và giảm đau,…Bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ theo đơn thuốc của bác sĩ để bệnh được điều trị triệt để. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý dừng thuốc hoặc tăng giảm liều lượng thuốc khi thấy các triệu chứng thuyên giảm. Điều này có thể khiến bệnh không được điều trị triệt để, gây kháng thuốc.

4.2 Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật là phương pháp xâm lấn có tính rủi ro cao và gây đau đớn cho bệnh nhân. Phương pháp này thường áp dụng cho trường hợp bệnh diễn biến nặng, xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm cần can thiệp gấp. Trường hợp bệnh nhân điều trị nội khoa không thành công cũng cần phẫu thuật để chữa bệnh triệt để.

4.3 Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý

– Cân đối thời gian nghỉ ngơi và làm việc phù hợp với sức khỏe

– Khi bị táo bón cần giảm chất béo, tăng chất xơ và chia thành nhiều bữa ăn trong ngày

– Khi bị tiêu chảy nên hạn chế ăn đồ nhiều chất xơ, đồ ăn sống

– Hạn chế sử dụng cafe, trà, socola,…

– Hạn chế các sản phẩm từ sữa gây khó tiêu, dễ dị ứng

– Ăn ít các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ

Tìm hiểu thêm: Tốt cho bệnh đau dạ dày hãy tuân thủ một chế độ ăn khoa học

Bạn đã biết gì về các dấu hiệu bị đại tràng

Điều trị nội khoa là phương pháp được áp dụng phổ biến

5. Phòng ngừa bệnh viêm đại tràng

Để phòng bệnh đại tràng cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường thật tốt

– Không ăn các thực phẩm chưa nấu chín ( tiết canh, nem chạo, gỏi, nem chua, rau sống,…)

– Không nên uống nước chưa đun sôi, sữa bò chưa được tiệt trùng

– Cân nhắc khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc kháng sinh

– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Tăng cường bổ sung rau củ, trái cây tươi,…Hạn chế ăn các thực phẩm gây kích thích và dễ làm tổn thương hệ tiêu hóa

– Hạn chế căng thẳng, luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ

– Tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan

– Tập thể dục mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Nếu không có nhiều thời gian bạn chỉ cần dành 15- 30 phút mỗi ngày cho việc tập luyện

– Nếu sống ở các khu vực ô nhiễm cần trang bị máy lọc nước, máy lọc không khí để giảm các nguy cơ độc hại

Bạn đã biết gì về các dấu hiệu bị đại tràng

>>>>>Xem thêm: Tắc đường ruột ở trẻ sơ sinh

Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe

Bài viết đã cung cấp đầy đủ các dấu hiệu bị đại tràng cơ bản. Hy vọng các kiến thức này sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Bệnh được điều trị sớm sẽ giảm thiểu xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *