Bạn đã biết gì về loét ruột non

Loét ruột non là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa. Mức độ nguy hiểm của bệnh ở mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Không phải tất cả các trường hợp bị loét ở ruột non đều cần phải điều trị. Trường hợp bệnh do virus gây ra có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên có những bệnh nhân sẽ gặp nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy mọi người cần trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh lý này.

Bạn đang đọc: Bạn đã biết gì về loét ruột non

1. Bệnh loét ruột non là gì?

Loét ruột non là tình trạng tổn thương xảy ra trên niêm mạc của ruột non. Ruột non là phần ống tiêu hóa nối giữa đại tràng và dạ dày. Bộ phận này có chức năng:

– Hấp thu nước, chất dinh dưỡng, khoáng chất,….

– Tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng như: Vitamin, lipid, glucid,…

– Bài tiết ra các nội tiết tố, bài tiết ra dịch ruột, globulin miễn dịch

– Tạo nhu động để đẩy thức ăn và các chất thừa sau khi được tiêu hóa xuống đại tràng

Bệnh loét ruột non gây ra đau ruột, tiêu chảy, cùng nhiều triệu chứng khác. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ ảnh hưởng tới chức năng của hệ tiêu hóa và sức khỏe người bệnh.

Bạn đã biết gì về loét ruột non

Loét ruột non là bệnh lý khá phổ biến ở hệ tiêu hóa

2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh loét ruột non

Hệ tiêu hóa là bộ phận phải hoạt động liên tục chính vì vậy rất dễ bị tổn thương. Tình trạng loét ở ruột non có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu có thể gây bệnh.

2.1 Loét ruột non do vi sinh vật

Vi sinh vật gồm các loại: Vi khuẩn, virus, vi nấm hoặc ký sinh trùng. Chúng gây ra nhiều loại bệnh khác nhau đặc biệt là các bệnh ở hệ tiêu hóa. Sau khi xâm nhập vào đường ruột chúng tấn công niêm mạc ruột gây viêm nhiễm.

Việc sử dụng các thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nguồn nước ô nhiễm hoặc vệ sinh cơ thể không đúng cách cũng khiến các loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tấn công cơ thể.

2.2 Nguyên nhân do bệnh lý

Tình trạng viêm loét ở ruột non có thể do nhiều bệnh lý khác nhau gây ảnh hưởng:

– Bệnh Crohn: Gây viêm ruột từng vùng hoặc bất cứ phần nào của hệ tiêu hóa gồm miệng, ruột kết, ruột non. Các triệu chứng nhận biết là: Sụt cân không rõ lý do, sốt, tiêu chảy,…

– Lao ruột: Do nhiễm vi khuẩn lao. Ngoài các gặp các vấn đề ở hệ tiêu hóa thì bệnh nhân còn chịu các tổn thương ở phổi, bụng,…

– Viêm ruột non do Celiac: Là các trường hợp mà hệ tiêu hóa không thể dung nạp được gluten. Bệnh nhân thường có các biểu hiện như: Đau bụng, đầy bụng, buồn nôn,…

– Viêm loét ruột do lupus ban đỏ, viêm nút động mạch,…

2.3 Do thuốc

Một số bệnh nhân bị loét ruột do phản ứng phụ của các loại thuốc: Thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống đông máu,…Vì vậy mọi người không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần hỏi ý kiến của bác sĩ.

Ngoài các nguyên nhân chính kể trên thì còn một số lý do khác gây loét ruột:

– Thiếu máu: Động tĩnh mạch bị tắc khiến máu không thể cung cấp tới ruột non gây viêm loét

– Cơ thể không dung nạp Lactose: Khi ăn các thực phẩm có chứa lactose cơ thể không dung nạp được và gây ra nhiều phản ứng như đau bụng, đi ngoài liên tục. Các triệu chứng chỉ thuyên giảm khi người bệnh ngưng sử dụng chất này.

Bạn đã biết gì về loét ruột non

Các loại vi khuẩn, vi sinh vật là một trong các nguyên nhân gây bệnh

3. Bệnh loét ở ruột non có gây nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của bệnh loét ruột sẽ khác nhau tùy vào nguyên nhân và thời điểm phát hiện ra bệnh. Bệnh được phát hiện càng muộn thì sẽ càng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân.

3.1 Ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống

Khi bị loét ruột, bệnh nhân sẽ đối mặt với nhiều triệu chứng khác nhau: Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, sụt cân, đau bụng,…Các biểu hiện này tuy không quá nghiêm trọng nhưng gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

3.2 Loét ruột non gây mất nước

Các trường hợp loét ruột cấp tính bệnh nhân thường bị sốt và tiêu chảy nhiều lần. Tình trạng này nếu không được xử lý sớm sẽ dễ dẫn tới mất nước, rối loạn điện giải. Với những người thể trạng yếu có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không được bù nước kịp thời.

3.3 Suy dinh dưỡng

Viêm nhiễm kéo dài khiến ruột bị loét ảnh hưởng tới khả năng chuyển hóa thức ăn, hấp thụ và đào thải. Cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong thời gian dài sẽ dẫn tới thiếu chất, thiếu máu, thiếu vitamin. Đây là lý do vì sao người bệnh thường sụt cân, xanh xao.

Tìm hiểu thêm: Khám trĩ ở đâu tốt tại Hà Nội và khi nào cần thăm khám?

Bạn đã biết gì về loét ruột non

Loét ruột khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược cơ thể

4. Những lưu ý khi bị loét ruột non

Một số người bị loét ruột non dạng nhẹ không cần điều trị và có thể tự khỏi. Tuy nhiên khi bạn gặp phải các dấu hiệu dưới đây thì cần tới bệnh viện để được điều trị ngay vì có thể gây nguy hiểm.

– Tiêu chảy kéo dài trong 3 đến 4 ngày với số lượng nhiều

– Sốt cao hơn 38,5 độ

– Rối loạn tiêu hóa

– Dấu hiệu mất nước như da nhăn nheo, mắt trũng, tiểu ít và sẫm màu, khô miệng

– Trẻ nhỏ có biểu hiện: Tiêu chảy, mệt lả, bú kém, sốt li bì, nôn nhiều

– Xuất hiện nhiều máu trong phân

– Đau bụng dữ dội, bí trung tiện và đại tiện

– Nôn mửa nhiều

Bạn đã biết gì về loét ruột non

>>>>>Xem thêm: Đau trên rốn – có thể bạn mắc bệnh dạ dày

Nếu bị tiêu chảy quá nhiều lần bạn cần tới bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời

5. Phương pháp điều trị bệnh

Hiện này bệnh loét ở ruột non chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phương pháp chữa bệnh chủ yếu làm giảm triệu chứng và hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng.

Bệnh nhân bị tiêu chảy sẽ được chỉ định bổ sung nước và dung dịch điện giải. Đối với tình trạng tiêu chảy nặng bệnh nhân sẽ được truyền dịch theo đường tĩnh mạch và uống thuốc theo yêu cầu của bác sĩ. Tùy thuộc vào tình trạng và giai đoạn phát hiện bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội trú hoặc ngoại trú.

Bệnh loét ruột non rất dễ mắc và có nguy cơ tái nhiễm cao. Chính vì vậy mọi người cần có các biện pháp phòng bệnh như: Lựa chọn thực phẩm chất lượng, thường xuyên rửa tay sát khuẩn để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan. Bên cạnh đó mọi người cần tạo thói quen tầm soát hệ tiêu hóa định kỳ nhằm giúp phát hiện các nguy cơ mắc bệnh ở giai đoạn sớm.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *