Bán tắc ruột là gì? 3 điều cần biết về tắc ruột

Tắc ruột là hiện tượng hay xảy ra nhất sau khi phẫu thuật ổ bụng. Tuy nhiên nhiều người băn khoăn không biết bán tắc ruột là gì, có nguy hiểm không và nên xử trí như thế nào. Bài viết này xin giải đáp chi tiết.

Bạn đang đọc: Bán tắc ruột là gì? 3 điều cần biết về tắc ruột

1. Giải đáp bán tắc ruột là gì?

Để hiểu bán tắc ruột là gì, chúng ta cần tìm hiểu các thông tin về tắc ruột trước. Tắc ruột là là cụm từ chỉ hiện tượng bế tắc của các chất trong lòng ruột, không thể thoát ra ngoài cơ thể được. Sự tắc nghẽn có thể diễn ra ở mọi vị trí của ruột hoặc một vài vị trí của ruột. Trường hợp tắc ruột xảy ra một phần (không hoàn toàn) thì được gọi là bán tắc ruột.

Tắc ruột và bán tắc ruột nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như:

– Bị hoại tử tế bào mô ruột

– Vùng nhiễm trùng lan ra các bộ phận khác, dẫn đến tử vong

Bán tắc ruột là gì? 3 điều cần biết về tắc ruột

Bán tắc ruột là hiện tượng tắc ruột không hoàn toàn.

2. Nguyên nhân gây tắc ruột và bán tắc ruột

Một trong những nguyên nhân gây tắc ruột và bán tắc ruột phổ biến nhất là do quá trình phẫu thuật ổ bụng. Khi đó, một số tổ chức ở thành bụng hoặc ruột của người bệnh bị tổn thương, hình thành các tổ chức xơ dính, dây chằng khi đang trong quá trình liền sẹo. Đây là điều kiện thuận lợi nhất để ruột xoắn lại, gây tắc một phần hoặc toàn phần.

Một số nguyên nhân khác đó là:

– Bị viêm nhiễm ruột

– Ruột bị tắc nghẽn do có dị vật như bã thức ăn, búi tóc…

– Ảnh hưởng từ bệnh thoát vị bẹn

– Khối phân không thoát ra được khỏi đường ruột

– Xuất hiện khối u đè vào ruột

– Một số bệnh liên quan khác…

Tắc ruột cơ năng bởi các yếu tố liên quan đến sự co bóp của cơ, chậm nhu động ruột, liệt ruột… do một số loại thuốc gây nên. Thực ra ruột ở đây không bị tắc nghẽn mà là chúng không được co bóp tốt như bình thường, khi đó thức ăn sẽ không đẩy được để tiêu hóa mới gây tắc.

3. Dấu hiệu tắc ruột và bán tắc ruột

Nhận biết các dấu hiệu tắc ruột và bán tắc ruột sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phát hiện và điều trị bệnh. Một số dấu hiệu điển hình như sau:

3.1. Đau và chướng bụng

Dấu hiệu điển hình của hiện tượng tắc ruột và bán tắc ruột là đau bụng. Cơn đau của người bệnh kéo dài theo từng cơn, cứ khoảng 30 giây lại đột ngột giảm dần. Nếu vị trí tắc ruột ở chỗ ruột non, các cơn đau sẽ cách nhau 1 vài phút. Trong trường hợp nếu tắc ruột ở đại tràng thì khoảng cách giữa các cơn đau sẽ kéo dài từ 15 – 30 phút. Từ một vùng nhỏ, cơn đau sẽ lan ra toàn vùng bụng. Nếu để  lâu, tình trạng đau đớn sẽ diễn ra thường xuyên hơn.

Tìm hiểu thêm: Phân biệt viêm đại tràng hàn và viêm đại tràng nhiệt

Bán tắc ruột là gì? 3 điều cần biết về tắc ruột

Tắc ruột và bán tắc ruột thường gây đau và chướng bụng

3.2. Bị buồn nôn và nôn

Nôn và buồn nôn là trạng thái khó chịu mà hầu hết người bị tắc ruột hay bán tắc ruột đều gặp phải. Tùy thuộc vào vị trí tắc mà các cơn nôn cũng khác nhau. Có trường hợp chỉ bị buồn nôn chứ không nôn. Có khi người bệnh vừa nôn vừa đau bụng. Cũng như các cơn đau, khi tắc ruột kéo dài thì triệu chứng nôn càng nhiều. Người bệnh mất nước, kiệt quệ thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và sinh hoạt.

3.3. Bị bí khi đi đại tiện

Khi bị tắc ruột, dấu hiệu khá rõ ràng nữa là tình trạng bí trung tiện, đại tiện. Các chất có trong ruột bị bị tắc hoàn toàn sẽ dẫn đến hiện tượng này. Tuy nhiên, khi bị bí đại tiện, thì hiện tượng tắc ruột đã diễn ra trước đó rồi. Vì trong giai đoạn đầu, ruột vẫn sẽ có khả năng co bóp đẩy khí, phần phân dưới chỗ bị tắc vẫn được đẩy ra ngoài. Do đó, khi gặp triệu chứng ngày là tắc ruột đã ở giai đoạn sau, cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ điều trị sớm tránh những hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra.

3.4. Một số triệu chứng khác

Một số bệnh nhân có thành bụng mỏng, có thể nhận ra hiện tượng tắc ruột khi sờ vào bụng thấy quai ruột nổi hẳn lên. Ngoài ra dưới lớp da bụng, có thể thấy được sóng nhu động nổi cộm, thậm chí là di chuyển như rắn. Một số triệu chứng đi kèm có thể gặp đó là sốt, nhiễm trùng, khó chịu vì bị nhiễm trùng tại vị trí tắc.

Trên đây chỉ là những dấu hiệu phổ biến của hiện tượng tắc ruột, để xác định chính xác tình trạng bệnh thì cần đến thăm khám tại cơ sở uy tín và thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết. Sau khi khám lâm sàng, người bệnh sẽ được chụp X – quang, chụp cộng hưởng từ MRI… để có kết quả chính xác nhất.

4. Điều trị tắc ruột và bán tắc ruột

Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ của tắc ruột mà có các phương pháp xử lý khác nhau. Thông thường, người bệnh sẽ được nhập viện điều trị để ổn định tình trạng của đường ruột mà không cần phẫu thuật.

4.1 Điều trị nội khoa kết hợp hồi sức ngoại khoa

Tại bệnh viện, người bệnh thường được điều trị như sau:

– Tiến hành truyền dịch để tránh trường hợp bị mất nước

– Đặt ống thông qua đường mũi – dạ dày để hút liên tục các chất tích tụ tại ruột ra ngoài.

– Dẫn lưu nước tiểu bằng ống sonde, lấy mẫu xét nghiệm

– Sử dụng các loại thuốc kháng sinh phù hợp.

Bán tắc ruột là gì? 3 điều cần biết về tắc ruột

>>>>>Xem thêm: Giải đáp viêm tá tràng có nguy hiểm không?

Tắc ruột và bán tắc ruột có thể điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật

4.2 Phẫu thuật

Một số trường hợp cần can thiệp phẫu thuật nếu tình trạng quá nghiêm trọng mà không thể cải thiện bằng phương pháp nêu trên. Khi đó bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ những tác nhân làm tắc nghẽn đường ruột (bao gồm khối u, dây chằng..), cắt bỏ phần ruột bị hỏng, chỉnh sửa lại đoạn tắc nghẽn. Với trường hợp bệnh nhân bị cắt bỏ hết phần ruột thì đồng thời cũng cắt bỏ vòi trứng, tạo hậu môn nhân tạo để bệnh nhân đi ngoài.

Một số người có tình trạng sức khỏe không tốt, hoặc đang mắc bệnh lý nền như ung thư đại tràng thì không thể thực hiện phẫu thuật được. Giải pháp lúc đó là đặt stent trong lòng ruột, để ruột luôn thoáng và cho các chất đi qua dễ dàng.

Qua bài viết, người đọc đã hiểu bán tắc ruột là gì và các thông tin cần biết về hiện tượng tắc ruột. Đây là một hiện tượng gây nhiều đau đớn và các biến chứng nguy hiểm, cần phát hiện sớm và đến ngay cơ sở chuyên khoa để được xử lý kịp thời.

Lưu ý: những thông tin về cách điều trị trong bài chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh cần đến bệnh viện để được tư vấn cách điều trị cụ thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *