Băng huyết có nguy hiểm không là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu. Bởi sau sinh là giai đoạn rất nhạy cảm nếu chẳng may lơ là sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và phát sinh nhiều biến chứng hậu sản nguy hiểm.
30/11/2018 | Sinh mổ có bị băng huyết không
Bạn đang đọc: Băng huyết có nguy hiểm không?
07/05/2018 | Băng huyết là gì?tìm hiểu nguyên nhân
04/12/2018 | Phụ nữ bị băng huyết nên ăn gì
1. Băng huyết sau sinh là gì?
Băng huyết là một trong những tai biến sản khoa đứng hàng đầu gây tử vong cho các mẹ bầu sau sinh. Băng huyết sẽ xuất hiện bất kể bạn sinh thường hay sinh mổ và thường kéo dài trong vòng 2-3 tuần sau sinh. Đây là phản xạ giúp cơ thể sản phụ loại bỏ chất nhầy thừa, mô nhau thai cũng như máu còn sót lại sau sinh. Băng huyết thường xảy ra ngay sau khi sinh, tuy nhiên vẫn có những trường hợp bị sau 24 giờ sau sinh.
Băng huyết sau sinh là hiện tượng rất nhiều mẹ bầu gặp phải
Nguyên nhân gây băng huyết được xác định là do sự bất thường bánh nhau thai và thường gặp trong những trường hợp đa thai, thai lớn hơn 4kg, dục sinh, mẹ bầu bị mắc bệnh tiểu đường, thời gian chuyển dạ kéo dài. Hoặc có thể do chấn thương sinh dục, do sót nhau thai hoặc bị nhau cài răng lược, sản phụ bị rối loạn đông máu.
2. Dấu hiệu băng huyết sau sinh
- Mẹ bầu bị chảy máu âm đạo nhiều, lượng máu mất đi có thể lớn hơn 0,5l đến 1l, máu có thể đỏ tươi hoặc đỏ bầm, máu loãng hoặc vón thành cục.
- Đáy tử cung lên cao, tử cung to theo chiều ngang và mềm nhão do máu bị ứ lại trong buồng tử cung khiến cho tử cung bị tăng thể tích.
- Tụt huyết áp, vã mồ hôi, tãi xanh da mặt, tim đập nhanh, chóng mặt,… những triệu chứng này cũng có thể xảy ra, tùy thuộc vào lượng máu của từng sản phụ.
Băng huyết sau sinh sẽ khiến mẹ bầu rất mệt mỏi
3. Băng huyết có nguy hiểm không?
Băng huyết sau sinh nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng hậu sản: băng huyết kéo dài là điều kiện thuận lợi dẫn đến nhiễm trùng hậu sản. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng của mẹ bầu.
- Lượng máu mất đi nhiều sẽ làm giảm thể tích máu tuần hoàn. Nếu kéo dài có thể có thể dẫn đến suy đa cơ quan, suy thận, thậm chí tử cung
- Hội chứng Sheehan – Gây hoại tử tuyến yên dẫn đến cơ thể suy nhược, rụng tóc nhiều, mất sữa, vô kinh…
- Thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch
- Dẫn đến vô sinh trong trường hợp biến chứng quá nặng phải cắt tử cung.
Tìm hiểu thêm: Những điều về u nang tuyến vú mà bạn cần biết rõ
Băng huyết sau sinh nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm
4. Cách xử lý băng huyết sau sinh
Nếu là băng huyết sau sinh thông thường thì có thể xử lý được bằng việc bác sĩ sẽ truyền máu và cho sản phụ uống thuốc nhằm giúp cổ tử cung sớm co lại. Nếu xử lý muộn thì có thể phải cắt bỏ 1 phần tử cung của sản phụ.
Trong trường hợp bị băng huyết muộn do bánh nhau còn sót lại trong tử cung (hiện tượng sót nhau thai), bác sĩ sẽ thực hiện thao tác sổ nhau hoàn toàn cho sản phụ. Nếu có hiện tượng đau nhiều ở âm đạo và tầng sinh môn thì cần phải truyền dịch hoặc truyền máu cùng với việc can thiệp những phương pháp ngoại khoa.
Các mẹ có thể sử dụng băng vệ sinh trong thời gian băng huyết, lưu ý là dùng băng vệ sinh thông thường, tuyệt đối không được sử dụng tampon, vì như thế vô tình sẽ đưa vi khuẩn vào bên trong cơ thể, dẫn đến nhiễm trùng đường sinh dục.
>>>>>Xem thêm: Thai bao nhiêu tuần thì có tim thai?
Các mẹ nên nghỉ ngơi đầy đủ để sức khỏe mau chóng hồi phục
Ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể để sức khỏe mau chóng hồi phục đồng thời phòng tránh băng huyết sau sinh các vấn đề sau sinh
Băng huyết có nguy hiểm không đã có lời giải đáp. Các mẹ bầu khi thấy xuất hiện hiện tượng này cần được theo dõi cẩn thận và đi khám các bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời, tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nếu các mẹ vẫn còn những thắc mắc liên quan đến vấn đề mang thai, vượt cạn hãy liên hệ trực tiếp với Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.