Bao giờ nên đi khám thai lần đầu và những lưu ý quan trọng cho mẹ bầu

Khám thai giúp mẹ theo dõi sự phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện sớm những bất thường và có phương pháp can thiệp kịp thời. Bao giờ nên đi khám thai lần đầu là câu hỏi rất nhiều mẹ quan tâm, đặc biệt là những mẹ bầu chưa có kinh nghiệm trong việc mang thai và sinh con.

Bạn đang đọc: Bao giờ nên đi khám thai lần đầu và những lưu ý quan trọng cho mẹ bầu

1. Tìm hiểu về khám thai lần đầu

Khám thai lần đầu là bước quan trọng nhất trong suốt quá trình mang thai. Ở lần khám thai này bác sĩ sẽ giúp mẹ kiểm tra và phát hiện các vấn đề thai kỳ (nếu có), từ đó đưa ra tư vấn và lời khuyên về vitamin, thuốc, chế độ nghỉ ngơi, chế độ thể dục thể thao, chế độ dinh dưỡng riêng phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ và bé

Bao giờ nên đi khám thai lần đầu và những lưu ý quan trọng cho mẹ bầu

Bao giờ nên đi khám thai lần đầu là câu hỏi rất nhiều mẹ quan tâm

Thông thường, lần đầu khám thai mẹ sẽ trải qua các bước khám như sau:

Bước 1: Hỏi về sức khỏe của mẹ và tiền sử bệnh mẹ từng mắc phải

Ở bước này, mẹ cần cung cấp thật chi tiết mọi thông tin liên quan đến sức khỏe hiện tại cũng như tiền sử bệnh trong quá khứ để làm cơ sở cho chẩn đoán kết quả và lời khuyên trong suốt thai kỳ.

Các vấn đề bác sĩ sẽ khai thác:

– Tiền sử sức khỏe của mẹ

– Bệnh mãn tính nếu có?

– Thường sử dụng thuốc gì?

– Thói quen ăn uống và chế độ dinh dưỡng ra sao?

– Đã từng làm phẫu thuật bao giờ chưa? làm khi nào?

– Có bị dị ứng gì không?

….

Bước 2: Hỏi về lần mang thai hiện tại thông qua các câu hỏi:

– Kinh nguyệt xuất hiện lần cuối khi nào?

– Mẹ có biểu hiện gì khi mang thai?

Bước 3: Khám sức khỏe

– Kiểm tra hệ tim mạch, hệ hô hấp, bầu ngực, khoang bụng.

– Đo huyết áp, làm cơ sở để so sánh với lần khám thai sau.

– Kiểm tra các chủ số chiều cao và cân nặng

– Một số trường hợp đặc biệt bác sĩ sẽ cho kiểm tra kỹ hơn về cơ quan sinh sản và cả vùng xương chậu.

Bao giờ nên đi khám thai lần đầu và những lưu ý quan trọng cho mẹ bầu

Khám sức khỏe là một bước không thể thiếu khi đi khám thai lần đầu

Bước 4: Làm các xét nghiệm thai kỳ cần thiết

Ở lần khám thai này mẹ sẽ được làm một số hoặc tất cả các xét nghiệm như dưới đây tùy thuộc vào cơ sở khám thai có đầy đủ thiết bị hay không.

– Xét nghiệm nhóm máu

– Xét nghiệm beta HCG

– Xét nghiệm nước tiểu

– Xét nghiệm khả năng lây nhiễm AIDS, viêm gan B…

– Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nếu mẹ có nguy cơ

Bước 5: Siêu âm

– Kiểm tra xem phôi thai đã thực sự được hình thành chưa

– Phôi thai đã đi vào làm tổ ở tử cung hay chưa

– Vị trí của phôi thai đang ở đâu

– Tính tuổi của thai thời điểm hiện tại

Bước 6: Giải đáp thắc mắc của mẹ bầu

– Mẹ nên chuẩn bị sẵn các câu hỏi muốn hỏi bác sĩ, các băn khoăn khi mang thai, các triệu chứng mẹ cho là bất thường để hỏi và nhờ bác sĩ giải đáp. Việc trao đổi này sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức và chăm sóc tốt hơn cho thai kỳ của mình.

2. Bao giờ mẹ bầu nên đi khám thai lần đầu

Theo các bác sĩ sản khoa, thời điểm khám thai lần đầu phù hợp nhất là khi mẹ bị trễ kinh từ 1 đến 2 tuần và que thử thai lên vạch.

Trong trường hợp que thử thai lên 2 vạch nhưng chưa có dấu hiệu trễ kinh thì mẹ cũng không nên vội vàng đến gặp bác sĩ. Vì ở thời điểm này phôi thai vẫn còn nhỏ, bác sĩ khó có thể xác định được thai nhi, việc khám thai không mang lại kết quả gì.

3. Khám thai lần đầu mẹ cần lưu ý những gì

Bên cạnh thời gian khám, mẹ bầu ghi lại một số lưu ý dưới đây để buổi khám thai diễn ra thuận lợi, nắm được rõ nhất, chính xác nhất  tình trạng sức khỏe của 2 mẹ con.

– Mẹ nên lựa chọn những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, trang thiết bị khám thai đầy đủ và tiên tiến để có thể kiểm tra và chẩn đoán mọi vấn đề thai kỳ một cách chính xác nhất.

Tìm hiểu thêm: Bạn đã biết tầm soát ung thư phổi ở đâu uy tín tại Hà Nội chưa?

Bao giờ nên đi khám thai lần đầu và những lưu ý quan trọng cho mẹ bầu

Mẹ nên lựa chọn những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để khám thai

– Mẹ nên chuẩn bị sẵn câu trả lời cho các câu hỏi đã nêu ở mục 1 để trả lời không bị thiếu thông tin, dẫn đến thiếu cơ sở chẩn đoán và xác định biện pháp can thiệp nếu cần thiết.

– Mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn một danh sách câu hỏi mà mình đang quan tâm để hỏi bác sĩ, giúp bổ sung thêm kiến thức thai kỳ và có một thai kỳ khỏe mạnh.

– Nên mặc trang phục đủ rộng rãi, thoải mái để thuận tiện cho việc đi lại và khám thai.

– Trong lần khám thai này bác sĩ sẽ cho mẹ rất nhiều thông tin về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện, vitamin cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh. Chính vì vậy, mẹ cần đặc biệt chú ý ghi nhớ để thực hiện.

Đặc biệt mẹ cần giữ lại sổ khám thai để mang tới bệnh viện cho các buổi khám sau, giúp bác sĩ có thêm căn cứ và cơ sở để chẩn đoán các vấn đề thai nhi gặp phải nếu có.

Khám thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc mọi dữ liệu kết quả khám thai đều được lưu giữ trên hệ thống chung để phục vụ cho lần khám tiếp theo tại cơ sở đang thăm khám hoặc cơ sở khác trong hệ thống Thu Cúc TCI, giúp mẹ nhẹ gánh khi mang thai.

Ngoài ra, Bệnh viện còn xây dựng gói thai sản – như một giải pháp giúp mẹ bầu trút bỏ mọi nỗi lo lắng, mẹ và bé sẽ được chăm sóc toàn diện trước, trong và sau khi sinh.

Bao giờ nên đi khám thai lần đầu và những lưu ý quan trọng cho mẹ bầu

>>>>>Xem thêm: Sinh mổ thẩm mỹ

Với gói thai sản Thu Cúc – mẹ và bé được chăm sóc toàn diện trước, trong và sau khi sinh

Các mốc khám thai, siêu âm thai, xét nghiệm thai kỳ của mẹ được lên lịch rõ ràng, cụ thể. Bệnh viện sẽ thông báo cho mẹ trước khi đến ngày khám, giúp mẹ không bỏ lỡ bất cứ đợt khám này.

Thu Cúc TCI có đội ngũ bác sĩ giỏi, có thâm niên làm việc tại các viện tuyến đầu cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại bậc nhất, mẹ đến khám tại Thu Cúc TCI sẽ phát hiện sớm được các bệnh lý (nếu có) như: thai phát triển chậm, nhau cài răng lược, giãn đài bể thận, dây rốn thắt nút… và được lên phương án điều trị kịp thời.

Với những kiến thức chia sẻ, hy vọng chúng tôi đã giúp mẹ giải đáp được câu hỏi bao giờ nên đi khám thai lần đầu và tìm được địa chỉ khám thai uy tín. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được phản hồi sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *