Có thể bạn đã từng nghe đến bệnh bướu cổ, bệnh cường giáp nhưng nói đến Basedow là bệnh gì thì không phải ai cũng biết. Bệnh Basedow có nguy hiểm không, chúng ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của con người và người bệnh Basedow nên lưu ý những điều gì? Để hiểu rõ thông tin về bệnh Basedow bạn vui lòng tham khảo bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Basedow là bệnh gì? Những điều cần biết cho bệnh nhân
Basedow là bệnh gì?
Bệnh Basedow hay còn gọi là bệnh Graves, bệnh Parry, bướu giáp độc lan toả, bệnh cường giáp tự miễn. Đây là một bệnh tự miễn thường ảnh hưởng đến tuyến giáp, làm phì đại tuyến giáp lên gấp 2 lần hoặc nhiều hơn (bướu cổ), gây cường giáp (tăng năng tuyến giáp; tuyến giáp hoạt động quá mức).
Đây là một bệnh lý thường gặp trong các bệnh nội tiết, nó chiếm khoảng 10-30% các bệnh lý tuyến giáp. Có khoảng 2% nữ giới mắc bệnh Basedow thường ở độ tuổi từ 20-50 tuổi. Tỷ lệ mắc ở nữ cao gấp nhiều lần ở nam giới ( tỷ lệ mắc bệnh Basedow của nữ: nam khoảng 7:1 đến 8:1), đôi khi xuất hiện sau khi sinh con. Yếu tố di truyền là yếu tốt nguy cơ chính của khả năng mắc bệnh Basedow, với 79% nguyên nhân mắc bệnh là do di truyền.
Các biểu hiện của bệnh Basedow
Tìm hiểu thêm: Uống nước ngọt nhiều có tốt không?
- Người bị bệnh Basdow chủ yếu biểu hiện bệnh bướu cổ và mắt lồi. (ảnh minh họa)
Người bị bệnh Basedow đa số là do kết quả của sự ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của cường giáp, rất ít trường hợp ngoại lệ bệnh mắt do Graves, bướu cổ và phù trước xương cẳng chân. Các triệu chứng của bệnh cường giáp chủ yếu như:
- Mất ngủ, run tay
- Rụng tóc, ra mồ hôi nhiều
- Cơ thể ngứa, sợ nóng, giảm cân mặc dù tăng sự thèm ăn
- Tiêu chảy, đại tiện thường xuyên, đánh trống ngực
- Yếu cơ, da ấm và ẩm
Ngoài ra các dấu hiểu trên có thể được nhìn thấy trên khám lâm sàng thường là thấy tuyeens giáp lan rộng (thường lan đối xứng) và cứng, mi mắt chậm chạp, chảy nước mắt nhiều do bệnh mắt Graves, rối loạn nhịp tim có thể như rung tâm nhĩ, ngoại tâm thu thất, cao huyết áp.
Nhiều người bị bệnh cường giáp có thể bị thay đổi hành vi và nhân cách như chứng rối loạn tâm thần, hưng cảm, lo âu, kích động và trầm cảm. Các triệu chứng run tay, mắt lồi nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.
Chẩn đoán và điều trị bệnh Basedow như thế nào?
Chẩn đoán bệnh Basedow
>>>>>Xem thêm: Biến chứng quai bị có thể xảy ra nếu người bệnh
- Khám tuyến giáp là việc làm rất quan trọng giúp phòng ngừa sớm bệnh basedow.
Để xác định bạn có đang mắc phải bệnh Basedow hay không, người bệnh cần đến bệnh viện uy tín có chuyên khoa nội tiết để được thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng như triệu chứng bướu mạch, mắt lồi, phù niêm trước chảy và một số biện pháp cận lâm sàng, giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn như:
Xét nghiệm chẩn đoán hormon; xạ hình tuyến giáp; siêu âm tuyến giáp; siêu âm Doppler mạch tuyến giáp, điện tâm đồ, chụp Xquang, xét nghiệm men gan… Từ các xét nghiệm này, dựa vào chỉ số bất thường, bác sĩ sẽ xác định bạn có mắc bệnh không? Bệnh đang ở giai đoạn nào? Để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, an toàn và hiệu quả.
Điều trị bệnh Basedow
Basedow là bệnh rất nguy hiểm cho hệ tim mạch, nếu không được điều trị hoặc không có biện pháp điều trị đúng cách, người bệnh có thể tử vong trong tình trạng suy tim, suy kiệt và đặc biệt là khi cường tuyến giáp nặng bệnh nhân sẽ sốt cao 40-41oC, tinh thần hoảng loạn, lo lắng, kích thích dữ dội, tim đập nhanh, người bệnh mất kiểm soát,..
Hiện tại có 3 phương pháp điều trị bệnh Basedow là điều trị nội khoa, xạ trị và phẫu thuật cắt gần toàn bộ tuyến giáp. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam người ta thường ưu tiên sử dụng biện pháp điều trị nội khoa. Theo các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết cho biết việc sử dụng biện pháp điều trị nội khoa cho tỷ lệ lui bệnh cao, ít gây suy giáp trường diễn, ít ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, trí tuệ so với điều trị xạ hoặc phẫu thuật.
Điều trị nội khoa được chỉ định khi bệnh mới phát hiện, tuyến giáp to vừa, không có nhân Basedow, chưa có biến chứng, bệnh nhân có điều kiện điều trị lâu dài theo dõi bệnh. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất trong 3 loại thuốc kháng giáp thường gặp là methimazole, carbimazole và PTU. Chính vì vậy khi có các triệu chứng nghi ngờ bệnh basedow để biết chính xác bạn nên đi thăm khám với bác sĩ sớm, để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất và có biện pháp điều trị tốt nhất, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Lời khuyên cho người bệnh Basedow
Bệnh Basedow là bệnh lý liên quan trực tiếp tới rối loạn tự miễn, vì vậy người bệnh đã bị Basedow cần có một số biện pháp để làm giảm nguy cơ tái phát của bệnh như sau:
– Quan trọng nhất vẫn là người bệnh cần nâng cao sức khỏe và thể trạng, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể.
– Người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái và suy nghĩ tích cực, tránh căng thẳng mệt mỏi.
– Không hút thuốc lá, tránh hít phải khói thuốc lá.
– Đeo kính bảo vệ mắt khỏi bụi, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
– Không sờ nắn nhiều lên vùng cổ.
– Điều trị bệnh dứt điểm trước khi mang thai vì thai sản là yếu tố nguy cơ làm bệnh nặng thêm.
– Tuân thủ điều trị và tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.