Mổ cắt tử cung là phương pháp phẫu thuật nhằm cắt bỏ tử cung của người phụ nữ. Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Bạn đang đọc: Bật mí 4 phương pháp mổ cắt tử cung hiệu quả, an toàn
1. Phẫu thuật mổ cắt tử cung là gì?
Tử cung là một bộ phận quan trọng của cơ thể phụ nữ và có vai trò, chức năng hỗ trợ cho quá trình sinh sản. Tử cung cũng là nơi trứng được thụ tinh làm tổ và phát triển, hình thành, đây chính là môi trường thai nhi được nuôi dưỡng cho đến khi rời khỏi bụng mẹ.
Phẫu thuật tử cung được xem là biện pháp can thiệp ngoại khoa nhằm cắt bỏ tử cung. Tuy nhiên, khi tử cung bị cắt bỏ thì đồng nghĩa với việc phụ nữ sẽ không còn khả năng sinh nở nữa.
Cắt mổ tử cung thường sẽ là lựa chọn cuối cùng khi các biện pháp điều trị khác không đạt hiệu quả. Người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và có thời gian bàn bàn với gia đình trước khi tiến hành cắt bỏ. Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ phải phẫu thuật tử cung.
– Phụ nữ bị ung thư tử cung hoặc ung thư các cơ quan và vùng chậu khác
– Phụ nữ bị nhiễm khuẩn vùng chậu, bàng quang
– Người bị u lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung
– Đau vùng xương chậu
– Người bị chảy máu ổ bụng
– Có hiện tượng bất thường, chảy máu ở ở tử cung
Tử cung là một bộ phận quan trọng của cơ thể phụ nữ và có vai trò, chức năng hỗ trợ cho quá trình sinh sản.
2. 4 phương pháp phẫu thuật mổ cắt tử cung hiệu quả, an toàn?
Phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp cắt mổ tử cung khác nhau. Hiện nay, có 4 phương pháp phẫu thuật tử cung phổ biến và hiệu quả được giới chuyên môn đánh giá cao về độ an toàn cũng như hiệu quả và chính xác cao.
2.1 Mổ cắt tử cung qua đường âm đạo
Phương pháp phẫu thuật tử cung qua đường âm đạo được thực hiện bằng cách bác sĩ sẽ đưa dụng cụ mổ vào đường âm đạo đến tử cung và thực hiện thủ thuật cắt tử cung một cách chính xác và an toàn nhất.
Do phẫu thuật được thực hiện qua đường âm đạo, không phải mổ mở nên vết cắt sẽ có thời gian hồi phục nhanh và hạn chế được những nguy cơ nhiễm trùng cho người bệnh. Bên cạnh đóm, thủ thuật này còn hạn chế gây mất máu cũng như tai biến, do đó người bệnh hạn chế được rủi ro và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
2.2 Mổ cắt tử cung bằng phương pháp nội soi qua thành bụng
Mổ nội soi qua thành bụng là phương pháp được nhiều chị em ưu tiên lựa chọn do những lợi ích mà phương pháp này mang lại. Phẫu thuật tử cung bằng phương pháp nội soi được thực hiện bằng cách đưa một camera nhỏ và dụng cụ phẫu thuật tử cung vào tử cung và thông qua một vết rạch nhỏ ở thành bụng. Tử cung được cắt bỏ và được đưa ra ngoài một cách nhanh chóng và chính xác. Mổ tử cung bằng phương pháp nội soi qua thành bụng giúp rút ngắn được thời gian phẫu thuật, sẹo mổ nhỏ, thời gian hồi phục nhanh chóng, giảm thiểu được nguy cơ dính và tiết kiệm chi phí điều trị cho bệnh nhân.
2.3 Mổ cắt tử cung qua mổ mở thành bụng
Với phương pháp này, thay vì rạch một vết mổ nhỏ để đưa dụng cụ nội soi vào thành bụng thì bác sĩ sẽ tiến hành mở ổ bụng cần rạch với đường mổ dài hơn để tiếp cận đến tử cung.
Ưu điểm của phương pháp này là giúp bác sĩ có thể dễ dàng quan sát tử cung và các bộ phận xung quanh. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật mở thành bụng cũng gây nhiều hạn chế như: gây nguy cơ nhiễm trùng cao, thời gian hồi phục vết mổ lâu, chi phí mổ lớn… Cắt mổ tử cung qua đường mổ thành bụng được chỉ định trong các trường hợp đặc biệt như: người bệnh bị ung thư tử cung hoặc tử cung có một khối u lớn.
2.4 Cắt bỏ tử cung bằng robot
Phẫu thuật tử cung bằng robot là phương pháp hiện đại và tiên tiến ở trên thế giới hiện nay. Phương pháp này được tiến hành với sự trợ giúp của AI. Bác sĩ chuyên môn sẽ tiến hành phẫu thuật thông qua việc điều khiển robot được gắn ở dụng cụ phẫu thuật.
Phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp mổ cắt tử cung khác nhau
3. Những biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật mổ cắt tử cung
Mặc dù cắt mổ tử cung ít gây tai biến và ít rủi ro cho người bệnh, tuy nhiên, cũng giống như các cuộc phẫu thuật ngoại khoa khác, mổ cắt tử cung cũng sẽ có những nguy cơ biến chứng ở một số trường hợp nhất định.
– Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ
– Nguy cơ xuất huyết trong và sau phẫu thuật
– Tổn thương các bộ phận, cơ quan lân cận
– Nguy cơ dị ứng với thuốc gây tê và gây mê
– Biến chứng tắc ruột
4. Tại sao cần phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung?
Phẫu thuật tử cung được chỉ định thực hiện trong một số trường hợp cụ thể như sau:
– Bệnh nhân bị chảy máu ổ bụng: Một số bệnh nhân bị chảy máu không rõ nguyên nhân hoặc ra quá nhiều máu trong chu kỳ kinh nguyệt gây ra tình trạng mệt mỏi, stress.
– Phụ nữ bị u xơ tử cung: U xơ là những khối u có hình tròn, cứng hình thành trong tử cung. Khối u này phát triển lớn sẽ gây chèn ép các bộ phận khác trong ổ bụng và gây ra hiện tượng chảy máu bất thường.
– Sa sinh dục: Đây là hiện tượng mà tử cung bị sa xuống âm đạo gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của chị em.
– Bệnh nhân bị ung thư hoặc các bệnh lý dẫn đến ung thư: Ung thư có thể ảnh hưởng tới tử cung hoặc cổ tử cung. Do vậy, nếu bộ phận này có vấn đề bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ tử cung hoặc cổ tử cung để đảm bảo tính mạng cho người bệnh.
– Đau vùng chậu mãn tính: Là trường hợp mà bệnh nhân sẽ có cảm giác đau liên tục ở vùng bụng dưới, do đó phẫu thuật cắt bỏ sẽ giúp cho bệnh nhân.
Tìm hiểu thêm: Khó thở khi mang thai
Phụ nữ bị u xơ, ung thư tử cung là đối tượng được chỉ định để cắt bỏ tử cung
5. Những lưu ý khi phẫu thuật cắt bỏ tử cung
Khi phẫu thuật mổ cung, bạn cần có sự chuẩn bị tâm lý kỹ càng cũng như nên có sự thống nhất và bàn bạc với người thân, đặc biệt là chồng mình. Sau đây là những lưu ý mà chị em cần hết sức lưu ý khi tiến hành phẫu thuật tử cung:
– Sau khi mổ tử cung phụ nữ sẽ có thay đổi về tâm lý: Tử cung được cắt bỏ hoàn toàn sẽ khiến phụ nữ có những thay đổi tiêu cực như: lo lắng, hoang mang. Tình trạng này có thể xuất hiện trước khi phẫu thuật và kéo dài sau phẫu thuật. Do đó, bệnh nhân cần có sự động viên, chăm sóc và hỗ trợ từ gia đình trong khoảng thời gian này.
– Sau khi cắt tử cung, chị e sẽ không bị xuất hiện các triệu chứng như mãn kinh, bốc hỏa, mệt mỏi và mất ngủ, lõa hóa…
– Hiện tượng mất kinh, vô kinh: Sau khi cắt tử cung thì sẽ không còn hiện tượng bị bong lớp niêm mạc tử cung mỗi tháng nữa. Do vậy, phụ nữ sẽ không còn hiện tượng ra kinh vào mỗi tháng.
– Không còn khả năng mang thai: Tử cung là nơi nuôi dưỡng bào thai trong suốt thai kỳ cho đến khi hình thành 1 em bé và kết thúc bằng quá trình sinh nở. Khi cắt tử cung đồng nghĩa với việc phụ nữ sẽ không còn khả năng mang thai.
– Hiện tượng tăng cân đột ngột: Việc cắt tử cung sẽ khiến phụ nữ có thay đổi lớn về cân nặng, đặc biệt là tăng cân nhanh chóng và đột ngột.
>>>>>Xem thêm: Các triệu chứng bệnh ung thư đại tràng
Khi phẫu thuật mổ cắt tử cung, bạn cần có sự chuẩn bị tâm lý kỹ càng cũng như nên có sự thống nhất và bàn bạc với người thân, đặc biệt là chồng mình.
Phụ nữ khi bị mắc các bệnh liên quan đến tử cung như: u xơ tử cung, ung thư, chảy máu bất thường…sẽ được tư vấn, chỉ định thực hiện cắt mổ tử cung. Việc cắt bỏ tử cung là phương pháp an toàn, điều trị dứt điểm bệnh và giúp chị em có một sức khỏe tốt, dẻo dai. Do đó, sau khi phẫu thuật, chị em nên giữ cho mình tâm lý thoải mái, thư giãn cũng như có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, lành mạnh, khoa học.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.