Bật mí các dấu hiệu động kinh theo từng dạng bệnh

Bệnh động kinh nếu không điều trị có thể gây những biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu động kinh để nhận diện bệnh sớm và điều trị hiệu quả.

Bạn đang đọc: Bật mí các dấu hiệu động kinh theo từng dạng bệnh

1. Dấu hiệu động kinh theo từng dạng bệnh

Động kinh được chia làm 2 dạng chính, đó là động kinh cục bộ và động kinh toàn thể. Tùy vào mỗi dạng động kinh, người bệnh lại có những biểu hiện cụ thể khác nhau.

1.1 Dấu hiệu động kinh cục bộ

Những cơn động kinh cục bộ xuất hiện khi một phần não xảy ra bất thường. Chính vì thế, những biểu hiện động kinh cũng chỉ xảy ra ở một vài bộ phận trong cơ thể. Cụ thể:

– Co cứng hay co giật một phần của cơ thể

– Thị giác và khứu giác thay đổi bất thường

– Luôn lo lắng, sợ sệt điều gì đó mà không rõ nguyên nhân

– Cảm thấy chóng mặt, khó chịu bất thường vùng dạ dày…

Với những trường hợp phức tạp hơn, người bệnh có thể có các triệu chứng:

– Người bệnh mất nhận thức đột ngột, không biết được cơn động kinh đang xảy ra

– Nhìn chằm chằm vô định, mặt đờ đẫn như đang bị lú lẫn

– Thực hiện hành vi vô nghĩa như xoa tay, xoay đầu, đi qua đi lại…

– Người bệnh không hề nhớ những gì đã xảy ra sau cơn động kinh

Bật mí các dấu hiệu động kinh theo từng dạng bệnh

Chóng mặt, lơ đễnh, mất tập trung có thể là biểu hiện của bệnh động kinh

1.2 Dấu hiệu động kinh toàn thể

Khi hoạt động phóng điện trong não xảy ra quá nhiều, toàn bộ não có thể bị ảnh hưởng, gây ra những cơn động kinh toàn thể. Dạng động kinh này lại được chia làm các loại khác nhau với các triệu chứng đặc trưng:

– Động kinh co cứng và co giật

Dạng động kinh phổ biến ở người trưởng thành với những biểu hiện khá rõ ràng, dễ nhận biết như: mất ý thức, mất thăng bằng và ngã xuống, có thể kèm theo tiếng kêu, la hét; xuất hiện những cơn co giật cơ thật sự khiến bệnh nhân không thể kiểm soát được tay chân.  Nhiều trường hợp bệnh nhân có thể tiểu tiện mất kiểm soát và sùi bọt mép.

– Cơn vắng ý thức

Cơn vắng ý thức thường xảy ra ở trẻ em và hiếm gặp ở người lớn. Biểu hiện đặc trưng gồm mất ý thức trong khoảng 5 – 15 giây, nhìn chằm chằm, mắt đảo lên trên, đánh rơi đồ vật… Tình trạng này khiến trẻ không thể tập trung học, dẫn đến kết quả sa sút nghiêm trọng.

– Hội chứng West

Hội chứng này còn có tên gọi khác là chứng co thắt sơ sinh. Thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 3 đến 8 tháng tuổi khiến trẻ bị chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ, có thể dẫn tới tự kỷ. Biểu hiện bệnh gồm: đầu trẻ gật mạnh xuống trong vài giây; cơ thể uốn cong về phía trước; tay và chân co gập lên phía trước. Các triệu chứng có thể chỉ kéo dài 2 giây rồi dừng lại, sau đó lại tiếp tục thành chuỗi cơn co thắt liên tục. 

Tìm hiểu thêm: Đau nửa đầu trái sau do nguyên nhân nào gây nên?

Bật mí các dấu hiệu động kinh theo từng dạng bệnh

Người bị động kinh toàn thể có thể bị co cứng, co giật…

2. Nguyên nhân gây bệnh động kinh

Có tới 50% số người mắc bệnh động kinh không rõ nguyên nhân. Trong số còn lại, bệnh nhân có thể mắc bệnh do một số nguyên nhân như:

– Di truyền: Trong hầu hết các trường hợp, gen chỉ là một phần nguyên nhân gây động kinh. Một số loại gen có thể khiến người bệnh nhạy cảm hơn với các điều kiện môi trường và gây ra động kinh.

– Chấn thương sọ não: Các chấn thương do tai nạn xe, tai nạn lao động hoặc các chấn thương khác có thể tác động đến não, gây ra động kinh.

– Các bệnh về não: Các khối u não hoặc các cơn đột quỵ có thể gây ra chứng động kinh. Trong đó, đột quỵ là nguyên nhân phổ biến gây động kinh ở người lớn trên 35 tuổi.

– Bệnh truyền nhiễm: Các căn bệnh như viêm màng não, AIDS, viêm não virus,… cũng có thể là tác nhân gây bệnh động kinh.

– Chấn thương khi mang thai: Trước khi sinh, nếu thai phụ gặp các vấn đề như nhiễm trùng, thiếu dinh dưỡng, thiếu oxy, thì em bé sinh ra có thể gặp chứng động kinh hoặc bại não.

– Rối loạn phát triển: Người mắc chứng tự kỉ là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh động kinh.

3. Bệnh động kinh gây nguy hiểm như thế nào cho người bệnh?

Bệnh động kinh nếu không điều trị có thể gây những biến chứng nguy hiểm và thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

– Trẻ sơ sinh bị động kinh có nguy cơ ngạt chu sinh, nhiễm trùng hệ thần kinh, dị tật bẩm sinh, xuất huyết não, giảm can-xi, giảm đường máu, rối loạn chuyển hóa…

– Trẻ nhỏ mắc bệnh này có nguy cơ đối mặt với những di chứng tổn thương não.

– Thanh thiếu niên bị động kinh thể vắng có nguy cơ đuối nước khi bơi lội, ngã khi leo trèo. Kết quả học tập cũng thường sa sút nghiêm trọng do giảm khả năng tập trung.

– Nếu người trưởng thành lên cơn động kinh khi đang lái xe hoặc điều khiển máy móc ở trên cao…thì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

– Đối với phụ nữ và người cao tuổi, động kinh cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, công việc hằng ngày của người bệnh và thậm chí là thiên chức làm mẹ.

– Nhiều bệnh nhân động kinh bị ảnh hưởng về tâm lý do thái độ tiêu cực của cộng đồng. Họ luôn cảm thấy bản thân bất thường nên mặc cảm, tự ti và khó hòa nhập.

4. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh:

– Tuổi: Bệnh này thường xảy ra ở trẻ em và người lớn tuổi hơn so với các lứa tuổi khác,

– Tiền sử gia đình: Nếu gia đình có người mắc bệnh động kinh, bạn có thể tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn co giật.

– Chấn thương sọ não: Người gặp các tổn thương sọ có nguy cơ mắc bệnh động kinh. 

– Các bệnh mạch máu: Đột quỵ và các bệnh mạch máu khác có thể gây tổn thương não và gây động kinh. 

– Sa sút trí tuệ: Làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh ở người lớn tuổi.

– Nhiễm trùng não:  Bao gồm viêm màng não, gây viêm não hoặc tủy sống.

– Sốt cao trong thời thơ ấu: Điều này có thể gây động kinh. 

Bật mí các dấu hiệu động kinh theo từng dạng bệnh

>>>>>Xem thêm: Yoga chữa đau dây thần kinh tọa và một số lưu ý

Người cao tuổi và trẻ em là những đối tượng dễ bị động kinh.

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về căn bệnh động kinh, đặc biệt là các dấu hiệu động kinh. Khi thấy người nhà có các dấu hiệu của bệnh, cần đưa họ tới khám chuyên khoa Nội thần kinh sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *