Mất ngủ thai kỳ là vấn đề quan tâm của đa số các bà bầu. Đặc biệt vào những tháng cuối khi thai nhi phát triển nhanh về kích thước. Mất ngủ kéo dài khiến mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, mất tập trung trong công việc, dễ cáu gắt, nổi nóng. Vậy những nguyên nhân nào dẫn tới mất ngủ và có cách gì để cải thiện?
Bạn đang đọc: Bật mí các nguyên nhân gây mất ngủ thai kỳ và cách khắc phục
1. Nguyên nhân gây mất ngủ thai kỳ của các mẹ bầu
Đối với giai đoạn đầu mang thai, để hình thành và nuôi dưỡng nhau thai, bào thai, cơ thể mẹ sẽ huy động lượng lớn oxy và máu. Điều này làm cho mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ nhiều hơn so với bình thường. Tuy nhiên tới khoảng giữa và cuối thai kỳ, mẹ bầu lại hay gặp phải chứng mất ngủ do một số nguyên nhân như:
– Ảnh hưởng của hệ tiêu hóa. Khi mang bầu hệ tiêu hóa của các mẹ thường yếu và kém hiệu quả hơn so với bình thường. Từ đó gây ra tích tụ thức ăn trong dạ dày và ruột lâu làm mẹ bầu hay bị đầy bụng khó tiêu, ợ chua và táo bón.
Hay khi thai nhi lớn làm chèn ép các cơ quan trong bụng mẹ làm thức ăn dễ bị đẩy lên thực quản dẫn tới trào ngược. Áp lực này sẽ tăng mạnh khi đến những tháng cuối thai kỳ. Điều này sẽ gây ra hàng loạt các vấn đề về tiêu hóa từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ đêm.
– Thay đổi hormone. Điều này làm mẹ bầu bị thở chậm và thở sâu hay khó hít thở so với bình thường. Nhất là khi em bé càng ngày càng phát triển làm o ép cơ hoành, gây ảnh hưởng đến các các cử động khiến cho mẹ khó thở hơn. Vì lượng oxy hít vào bị giảm đi khiến mẹ phải thở nhiều và thở thật sâu để lấy thêm oxy. Từ đó làm các mẹ không thể ngủ ngon giấc.
Tình trạng mất ngủ do nhiều nguyên nhân làm mẹ bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi
– Khi bụng bầu ngày một lớn, mẹ khó có thể nằm quay nghiêng thoải mái như trước mà bắt buộc phải nằm ở tư thế thích hợp. Vì vậy mà ban đêm mẹ bầu thường khó khăn trong việc thay đổi tư thế, dễ đau nhức, mỏi người làm giấc ngủ bị ngắt quãng không sâu.
– Các cơ quan như tim, thận khi mang thai phải tăng công suất hoạt động thêm 30-50% so với ban đầu để lọc máu. Việc này làm hàm lượng ure tăng vọt khiến bàng quang phải chứa thêm nhiều nước tiểu. Bên cạnh đó thai nhi càng lớn càng chèn ép vào bàng quang kích thích đi tiểu nhiều cho mẹ. Chính vì vậy, mẹ bầu hay bị tỉnh giấc giữa đêm và đi tiểu liên tục.
– Hiện tượng chuột rút đột ngột ở chân, đùi cũng làm cho chị em phụ nữ khi mang thai bị mất ngủ.
– Tâm trạng căng thẳng, lo lắng thường xuyên xảy ra với các mẹ bầu khi mang thai điều này làm tăng khả năng mất ngủ ban đêm.
2. Mất ngủ thai kỳ kéo theo những nguy hiểm nào?
Sự thay đổi về giấc ngủ của phụ nữ mang thai qua các giai đoạn:
– Trong 3-5 tháng đầu: Nồng độ progesterone và các hormone thay đổi khiến mẹ bầu dễ mệt mỏi và hay buồn ngủ, đặc biệt là ban ngày.
– Khoảng 3 tháng cuối thai kỳ: giấc ngủ thường ngắn, hay thức giữa đêm và thời gian ngủ trong một ngày khá ít.
Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý mẹ bầu. Căng thẳng mệt mỏi sẽ khiến mẹ có nhiều suy nghĩ tiêu cực và sinh ra chán ăn, suy nhược. Mất ngủ thai kỳ nếu kéo dài còn có thể gây nguy hiểm đến sau sinh.
3. Các phương pháp cải thiện tình trạng mất ngủ cho mẹ bầu
Để có thể khắc phục được tình trạng này thì các mẹ cần kết hợp các phương pháp sau để giúp cân bằng nhịp sinh hoạt hàng ngày sao cho ổn định hơn.
3.1. Khắc phục mất ngủ thai kỳ từ chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống của mẹ bầu trong quá trình mang thai rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trao đổi và chuyển hóa chất. Như chúng ta đã biết, dạ dày của mẹ bầu khá nhạy cảm so với người thường. Vì vậy cần:
– Hạn chế ăn quá no trước giờ ngủ. Nên ăn cách giờ ngủ khoảng từ 2-3 tiếng để cơ thể kịp tiêu hóa được thức ăn.
Tìm hiểu thêm: GIẢI ĐÁP: Tẩy trắng răng bằng laser giá bao nhiêu?
Mẹ bầu nên hạn chế uống nhiều nước sát giờ ngủ
– Không nên uống nhiều nước gần giờ đi ngủ, điều này có thể làm mẹ bầu tiểu nhiều vào đêm.
– Chia nhỏ các bữa ăn, nhai kỹ, nhai chậm tránh bị trào ngược và ợ chua khi nằm.
– Ăn ít đồ ngọt, đồ ăn có đường phòng tiểu đường thai kỳ.
– Tránh những loại thức ăn, đồ uống như: trà, cà phê, socola và buổi tối
– Tăng cường bổ sung các loại vitamin từ rau, củ quả.
3.2. Khắc phục mất ngủ thai kỳ từ thói quen sinh hoạt hàng ngày
– Ngủ nằm nghiêng về bên trái, chân gác cao, uốn cong gối (hoặc sử dụng gối chuyên dụng). Việc này làm giảm áp lực đè lên tĩnh mạch ở chân và khiến máu cung cấp cho tim được tăng lên, khắc phục tình trạng huyết áp thấp, phù nề và có lợi hơn cho hệ tuần hoàn máu của thai nhi.
– Phòng ốc cần vệ sinh sạch sẽ, thoáng khí và ánh sáng vừa . Phòng ngủ tạo cảm giác thoải mái sẽ làm mẹ bầu dễ chịu và đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
– Ngâm chân trước khi ngủ. Mẹ bầu có thể ngâm chân với nước ấm và gừng, muối, tinh dầu. Điều này giúp máu được lưu thông tốt từ đó mẹ bầu dễ đi vào giấc ngủ hơn.
– Thời gian làm việc và nghỉ ngơi cần được sắp xếp một cách cân đối. Trong ngày, thai phụ cần chú ý dàng ra tối thiểu từ 30-40 phút để nghỉ trưa. Cần lưu ý không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày vì có thể làm mất ngủ về đêm. Tốt nhất, chị em nên chú ý để có giấc ngủ và sinh hoạt khoa học.
– Hoạt động thể dục nhẹ nhàng. Mặc dù việc mang bầu khiến cơ thể nặng nề và khó khăn trong đi lại, nhưng mẹ bầu cũng nên di chuyển và thể dục nhẹ nhàng. Thể dục đều đặn giúp tăng lưu thông máu và giảm khả năng bị chuột rút cho mẹ bầu.
– Chú ý đi thăm khám thai định kỳ theo các mốc thai quan trọng để được bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp
>>>>>Xem thêm: 8 điều nam giới cần biết về xét nghiệm PSA
Thăm khám thai định kỳ để được bác sĩ tư vấn cách cải thiện chứng mất ngủ
Sau khi sinh:
– Mẹ bỉm cần tranh thủ thời gian ngủ. Mất ngủ sau sinh sẽ khiến mẹ căng thẳng và ảnh hưởng cả tới việc chăm sóc bé.
– Có thể nhờ người thân hỗ trợ chăm bé vào đêm để có thời gian ngủ.
– Xây dựng nếp ngủ, sinh hoạt khoa học cho cả mẹ và bé.
Trên là các nguyên nhân và phương pháp giúp khắc phục mất ngủ cho mẹ bầu. Khi đã áp dụng hết các phương pháp nhưng chưa thấy hiệu quả, mẹ bầu nên tới bác sĩ để được tư vấn và tìm ra giải pháp thích hợp nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.