Bật mí cách nâng cơ mí mắt không cần phẫu thuật

Nâng cơ mí mắt liệu có phải luôn liên quan đến vấn đề phẫu thuật? Liệu có phương pháp nào nâng cơ cho mí mắt chữa sụp mí mà không cần can thiệp dao kéo? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề khắc phục vấn đề sụp mí này thì hãy tìm hiểu ngay với bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Bật mí cách nâng cơ mí mắt không cần phẫu thuật

1. Tìm hiểu về vấn đề sụp mí mắt và nâng cơ cho mí mắt

1.1. Sụp mí

Sụp mí hay còn được gọi là sập mí, xệ mí không phải là hiện tượng hiếm gặp trong đời sống. Đây là tình trạng mí mắt trên bị sa xuống thấp hơn so với bình thường và khiến mắt có hình dạng đặc biệt hơn, thường trông buồn và ủ rũ. Khi này, mắt sẽ có kích thước nhỏ hơn, khó để mở mắt to hơn, đồng thời tầm nhìn của người bệnh cũng bị hạn chế.

Bật mí cách nâng cơ mí mắt không cần phẫu thuật

Hình ảnh sụp mí

Sụp mí có thể hình thành từ nhiều nguyên nhân, tình huống và độ tuổi:

– Bẩm sinh: Theo thống kê, có khoảng 1,8% trẻ sơ sinh bị sụp mí, chiếm từ 55% đến 75% số lượng các ca sụp mí. Sụp mí bẩm sinh do tình trạng cơ nâng mi có vấn đề như teo cơ mi, chỗ bám cơ nâng mi bất thường, thần kinh chi phối cơ nâng mi bị tổn thương,… và thường kèm các vấn đề về thị lực như bệnh nhược thị, tật khúc xạ loạn thị,…

– Nhược cơ: Bệnh lý này liên quan đến nồng độ Acetylcholin ở thần kinh cơ, thường bắt đầu ở tuổi dậy thì cùng biểu hiện sộ sụp mí của bệnh nhân thay đổi trong ngày.

– Sụp mi cơ học: Hốc mắt hoặc các vùng lân cận bị chèn ép (do chấn thương, khối u,..), phù nề, dị dạng sọ mặt, sẹo kết mạc,… đều là tình huống sụp mí cơ học làm hạn chế vận động của mi mắt.

– Thần kinh: Từ các bệnh như liệt dây thần kinh III, hội chứng liệt nâng kép, hội chứng hạn chế nâng một mắt, hiện tượng marcus-gunn, hội chứng horner bẩm sinh,…

– Tuổi già: Do tình trạng thừa da mi ở tuổi già.

1.2. Nâng cơ mí mắt – giải pháp cho tình trạng sụp mí

Nâng cơ cho mí mắt là một trong những giải pháp thường được sử dụng trong việc điều trị bệnh sụp mí, nhằm tạo hình cho đôi mắt đều hình dạng và to hơn so với mắt vị sụp mí ban đầu. Việc nâng cơ cho mí mắt giúp mi mắt trên mở rộng hơn, từ đó cải thiện tầm nhìn cho bệnh nhân. Đồng thời, 2 mắt của bệnh nhân đều và cân đối hơn, từ đó cải thiện vấn đề thẩm mỹ và giúp bệnh nhân tự tin hơn.

Việc nâng cơ mí chữa sụp mí có thể thực hiện theo nhiều phương pháp. Dựa vào nguyên nhân sụp mí, mức độ sụp mí, chức năng của cơ nâng mi, vấn đề thể trạng bệnh nhân mà các bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp cần thiết để nâng cơ chữa sụp mí theo từng trường hợp. Vì vậy, khi tìm hiểu chữa sụp mí, người bệnh nên được các bác sĩ nhãn khoa uy tín cùng cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại đáp ứng việc chẩn đoán, thăm khám cho bản thân mình.

Tìm hiểu thêm: Tăng nhãn áp: Bệnh lý nguy hiểm không thể chủ quan

Bật mí cách nâng cơ mí mắt không cần phẫu thuật

Nâng cơ mí mắt có nhiều phương pháp cần công nghệ cao để thực hiện

2. Nâng cơ mí mắt mà không cần phẫu thuật – Liệu có thể?

Thông thường, người ta sẽ phân sụp mí thành 3 cấp độ:

– Cấp độ nhẹ: Mí mắt của người bệnh chỉ bị sụp xuống một phần, đồng tử bị che lấp không đáng kể và mức độ tầm nhìn bị ảnh hưởng không nghiêm trọng.

– Cấp độ nặng: Mí mắt của bệnh nhân rủ xuống và che lấp khoảng 60% đồng tử, khiến tầm nhìn của người bệnh bị ảnh hưởng. Lúc này, khi nhìn một vật nào đó đối diện, người bệnh phải nhướng mắt lên và ngửa cổ mới có thể nhìn thấy được.

– Cấp độ nghiêm trọng các định khi mí mắt bệnh nhân che khuất gần hết tầm nhìn. Ở mức độ này, thị lực và tầm nhìn của bệnh nhân suy giảm một cách nghiêm trọng. Người bệnh cũng khó cử động mí mắt hơn.

Tuy nhiên, các trường hợp được chỉ định phẫu thuật chữa sụp mí đó là:

– Mí mắt bệnh nhân chảy xệ hoặc bị sụp hẳn xuống

– Da hoặc mỡ thừa nhiều ở mí mắt ảnh hưởng đến tầm nhìn của người bệnh.

– Da thừa dưới mí mắt dưới hoặc bọng mắt quá to, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

– Người mắt một mí muốn có mắt hai mí to tròn và đẹp hơn.

Với các trường hợp nhẹ hoặc được đánh giá có thể cải thiện, bệnh nhân có thể không cần phẫu thuật mà thực hiện theo các chỉ định về thuốc, luyện tập, dùng kính, chế độ sinh hoạt,.. để cải thiện tình hình.

3. Cách khắc phục sụp mí không liên quan đến phẫu thuật

3.1. Điều trị sụp mí theo chỉ định

Với trường hợp sụp mí nhẹ, sụp mí ở trẻ nhỏ chưa có chỉ định phẫu thuật, hoặc bệnh nhân có bệnh lý toàn thân không thể/chưa thể chỉ định phẫu thuật, việc điều trị sẽ được chỉ định chỉnh kính điều trị tật khúc xạ.

3.2. Dùng thuốc nhỏ mắt

Sụp mí do các vấn đề như đau mắt, viêm mắt,… sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc nhỏ mắt với liều lượng phù hợp cũng như những nhắc nhớ tránh lạm dụng để tránh tác dụng phụ của thuốc.

Bật mí cách nâng cơ mí mắt không cần phẫu thuật

>>>>>Xem thêm: Bệnh lý viêm kết mạc nhầy mủ có nguy hiểm không?

Dùng thuốc nhỏ mắt trong quá trình cải thiện sụp mí

3.3. Vấn đề sinh hoạt và nghỉ ngơi

Mát xa và chế độ nghỉ ngơi phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng sụp mí do hoạt động liên tục và quá mệt mỏi. Việc nhắm mắt thư giãn từ 15 đến 20 phút mỗi khoảng thời gian làm việc nhất định cũng là một bí quyết giúp đôi mắt của bạn sáng khỏe và hạn chế sụp mí.

3.4. Dưỡng ẩm cho mắt

Mắt to, đẹp, không nhăn nheo thì không thể thiếu bước dưỡng ẩm. Tình trạng sụp mí do da xệ, mỡ thừa cũng một phần do nguyên nhân không dưỡng ẩm phù hợp cho đôi mắt. Chính vì thế, dưỡng ẩm và massage luôn là phương thức cần thiết để chữa sụp mí một cách tự nhiên

3.5. Chế độ ăn

Tăng cường sức khỏe cơ mí mắt bằng cách xây dựng chế độ ăn khoa học. Hãy bổ dung các thực phẩm giàu vitamin B12, beta-carotene, lutein,… các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như việt quất, nho, chocolate đen,… Những thực phẩm này sẽ có tác dụng làm tăng độ đàn hồi cơ nâng mi, hạn chế đáng kể tình trạng xệ mí.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, với các trường hợp sụp mí bẩm sinh nặng, sụp mí bệnh lý,… thì việc phẫu thuật là chỉ đinh không thể tránh khỏi. Vì thế, để nâng cơ mí mắt hiệu quả và phù hợp, bạn nên đến các bệnh viện nhãn khoa uy tín để được thăm khám và chỉ định điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *