Ung thư phổi là một bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao nếu như phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Các dấu hiệu ung thư phổi sẽ không xuất hiện đến khi bệnh biến chuyển ở giai đoạn nặng. Ngay khi ung thư phổi gây ra các triệu chứng, nhiều người có thể nhầm lẫn với một số vấn đề khác do nhiễm trùng hoặc ảnh hưởng từ việc hút thuốc lá lâu dài. Tầm soát ung thư phổi như thế nào đóng vai trò rất quan trọng, việc làm này sẽ giúp giảm được nguy cơ tử vong do ung thư phổi gây ra.
Bạn đang đọc: Bật mí: Cách tầm soát ung thư phổi như thế nào?
1. Lý giải về tầm soát ung thư phổi
Ung thư phổi bắt nguồn từ các mô phổi trong đó các mô phổi tăng sinh không thể kiểm soát tạo thành một khối u ác tính. Sự tăng trưởng tế bào này có thể di căn ra ngoài phổi đến các mô hoặc bộ phận khác của cơ thể. Hầu hết ung các loại ung thư bắt nguồn từ trong phổi là ung thư biểu mô. Ung thư phổi gồm hai loại chính là ung thư phổi tế bào và ung thư phổi không tế bào nhỏ.
Để kịp thời phát hiện và chữa trị thì việc nên làm ngay đó chính là thực hiện tầm soát ung thư phổi. Là phương pháp chẩn đoán, phát hiện bệnh từ giai đoạn đầu khi chưa xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Bởi là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất mà việc kiểm tra và cách tầm soát ung thư phổi như thế nào rất quan trọng.
Tầm soát ung thư phổi sử dụng các xét nghiệm máu hoặc chẩn đoán hình ảnh để phát hiện ra mầm mống bệnh ở những người không có triệu chứng.
Ung thư phổi là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ các mô phổi trong đó các mô phổi tăng sinh không thể kiểm soát tạo thành một khối u ác tính.
2. Dấu hiệu nên thực hiện tầm soát? Cách tầm soát ung thư phổi như thế nào?
Ung thư phổi là một trong số các bệnh lý ác tính, có tỷ lệ mắc bệnh cũng như tử vong cao hàng đầu trong các bệnh lý ung thư trên thế giới. Tuy nhiên nếu kiểm soát sớm được các yếu tố nguy cơ cũng như các triệu chứng của bệnh ngay từ giai đoạn đầu sẽ giúp làm tăng cơ hội sống sót và điều trị khỏi bệnh.
2.1. Một số dấu hiệu bạn nên thực hiện tầm soát ung thư phổi
Hầu hết những người được chẩn đoán mắc ung thư phổi không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên những triệu chứng dưới dây có thể sẽ liên quan đến một số bệnh lý khác, không chỉ riêng là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi.
– Ho khan, ho kéo dài, ho ra máu.
– Khó thở khi vận động mạnh, tình trạng hụt hơi xảy ra thường xuyên.
– Đau tức vùng ngực: thường lúc đầu còn đau khi vận động, sau thì cơn đau liên tục.
– Sụt cân, mệt mỏi: thường có biểu hiện chán ăn, ăn kém, người mệt và sụt cân nhanh.
Ung thư phổi có nguy cơ tử vong cao, dó đó việc tầm soát ung thư phổi là việc làm cần thiết giúp có thêm nhiều cơ hội điều trị, đặc biệt với những đối tượng dưới đây:
– Người ở độ tuổi từ 40 đến 75 ( nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi cao)
– Người có thói quen hút thuốc thường xuyên: 80% các trường hợp ung thư phổi có liên quan tới việc hút thuốc, thậm chí hít phải khói thuốc do người khác nhả ra cũng gây tổn thương tới phổi.
– Lao động trong môi trường ô nhiễm, độc hại do ảnh hưởng của kim loại nặng, a-mi-ăng, nhựa, công nghiệp hóa dầu, khí đốt,…
– Mắc bệnh mãn tính ở phổi như viêm phế quản mạn có dị sản dạng biểu bì, tổn thương lao, mô sẹo cũ ở phổi,…
– Người có hệ miễn dịch không tốt, bị suy giảm như người già, người mắc bệnh làm hệ miễn dịch bị suy yếu….
2.2. Cách tầm soát ung thư phổi như thế nào?
Sàng lọc ung thu sớm đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng và điều trị bệnh. Cùng tìm hiểu về cách tầm soát ung thư phổi như thế nào nha.
Khám lâm sàng
– Bác sĩ thực hiện nghe tim phổi
– Khai thác tiền sử triệu chứng và tiền sử sức khỏe gia đình.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là bước khám quan trọng nhất trong quá trình tầm soát ung thư. Bởi trong máu có những chất chỉ điểm khối u trong tầm soát ung thư phổi điển hình như:
– Định lượng SCC
– CEA
– Cyfra 21-1
– Pro-GRP
– NSE
Nếu nồng độ của các chất chỉ điểm này vượt quá mức cho phép thì có thể nghĩ tới khả năng bị mắc ung thư. Tuy nhiên ở một số trường hợp, kết quả có thể sai do một số yếu tố khác nhau. Vậy nên cầm kết hợp thực hiện cùng với các bước khám khác như chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết để có kết quả chính xác nhất.
Tìm hiểu thêm: [Giải đáp] Quy trình tầm soát ung thư vú bao gồm những gì?
Xét nghiệm máu giúp phát hiện được dấu ấn của căn bệnh ung thư phổi
3. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát ung thư phổi
Chụp X-quang phổi là phương pháp chẩn đoán hình ảnh quen thuộc hiện nay. Giúp phát hiện các tổn thương như áp xe phổi hoặc khối u bất thường.
Chụp cắt lớp vi tính (CT) cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Với kỹ thuật này cho hình ảnh 2D và 3D qua màn hình nhờ những chùm tia X quét qua màng phổi. Qua kết quả chụp CT sẽ biết được chính xác vị trí cùng với mức độ tổn thương của phổi
Chụp cộng hưởng từ (MRI) có ý nghĩa rất lớn trong việc phát hiện ung thư phổi sớm và các bệnh lý liên quan. Không những vậy, phương pháp này có độ an toàn cao, kết quả chính xác lên tới 99,99%.
Các phương pháp chẩn đoán trên đều mang lại một số ưu điểm nổi bật như:
– Thu được hình ảnh sắc nét và rõ ràng tại khu vực cần tầm soát.
– Bác sĩ dễ dàng quan sát và phát hiện các tổn thương, khối u có kích thước nhỏ.
– Giúp đánh giá được tình trạng của khu vực tầm soát, có bất kỳ nghi ngờ nào bác sĩ sẽ chỉ định làm sinh thiết (nếu cần).
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi 28 tuần tuổi
Chụp CT giúp xác định chính xác vị trí và mức độ tổn thương ở phổi
Để có được kết quả sàng lọc ung thư phổi chính xác còn dựa vào rất nhiều yếu tố. Bạn nên lựa chọn một cơ sở y tế y tín và được tin tưởng, đánh giá tốt. Thu Cúc – TCI hiện đang là một trong những địa chỉ thăm khám được nhiều khách hàng gửi gắm lòng tin nhất. Tầm soát ung thư phổi là việc làm quan trọng và cấn thiết đối với sức khỏe.Vậy nên đi khám nếu thấy bất kỳ bất thường nào không ổn trong cơ thể bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.