Sỏi thận là bệnh phổ biến, có nhiều nguyên nhân thường gặp gây nên sỏi thận như uống ít nước, ăn quá nhiều thực phẩm giàu oxalate… Tuy nhiên, bạn sẽ phải bất ngờ với những nguyên nhân gây sỏi thận trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Bất ngờ với những nguyên nhân gây sỏi thận không thể tin nổi
Một số nguyên nhân gây sỏi thận mà bạn không thể ngờ đến
Sỏi thận là sự tích tụ các khoáng chất trong nước tiểu, lâu ngày tạo thành sỏi thận. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tích tụ các khoáng chất trong nước tiểu, trong đó có thể do một số nguyên nhân không thể ngờ đến như:
Uống trà đá
Nhiều người có thói quen uống trà đá vì nó chứa ít calo và có vị ngon hơn nước, tuy nhiên đây lại chính là nguyên nhân gây hại cho người bị sỏi thận.
Do trong trà (nhất là trà đen) có nguồn oxalate cao, có thể tập trung lại trong nước tiểu tạo thành sỏi thận.
Trong trà (nhất là trà đen) có nguồn oxalate cao, có thể tập trung lại trong nước tiểu tạo thành sỏi thận (ảnh minh họa)
Do thiếu canxi
Thật bất ngờ khi thiếu canxi lại là một nguyên nhân gây sỏi thận, vì thông thường người bị sỏi thận đều nghĩ rằng cần kiêng hoàn toàn canxi. Tuy nhiên, không phải sỏi từ canxi là bạn không cần nạp canxi vào cơ thể.
Các chuyên gia cho rằng, những người không tổng hợp đủ canxi sẽ có phần trăm bị thận có hơn những người có chế độ ăn canxi điều độ. Khi cơ thể không đủ canxi thì hóa chất được gọi là oxalate sẽ kết hợp với canxi trong đường tiêu hóa và canxi trong nước tiểu để hình thành sỏi.
Không ăn cam, quýt
Trái cây có múi chứa hợp chất citrate, giúp giảm các bệnh sỏi thận. Hơn nữa, trái cây sẽ làm giảm lượng hóa chất gây bệnh sỏi thận trong nước tiểu. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin C từ hoa quả cũng cần phải được bổ sung vừa đủ, không nên bổ sung quá nhiều.
Ăn quá nhiều thịt
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng người thường xuyên ăn thịt sẽ có nguy cơ mắc sỏi thận từ 30-50%. Ăn quá nhiều thịt như: thịt gia cầm, thịt đỏ có thể đặt bạn vào nguy cơ sỏi thận.
Dùng thuốc đau nửa đầu
Những người dùng thuốc topiramate có nhiều khả năng bị sỏi thận hơn những người không dùng. Nghiên cứu năm 2006 trên tạp chí về bệnh sỏi thận của Mỹ cho biết, topiramate có thể làm tăng nồng độ pH có trong đường tiết niệu, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Tìm hiểu thêm: Trị sỏi hiệu quả cùng tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ
Topiramate có trong các loại thuốc trị đau nửa đầu có thể làm tăng nồng độ pH có trong đường tiết niệu, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận (ảnh minh họa)
Dùng quá nhiều thuốc nhuận tràng
Khi lạm dụng thuốc nhuận tràng, sẽ gây cản trở khả năng hấp thụ dinh dưỡng và thuốc men, gây mất cân bằng điện giải, liên quan đến sỏi thận.
Phẫu thuật giảm cân
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận nhưng theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng: Sau khi phẫu thuật giảm béo, khả năng hấp thụ canxi có trong chế độ ăn uống của bạn sẽ giảm đi. Lúc đó, lượng oxalate có trong đường tiết niệu sẽ tăng lên và có thể dẫn đến sỏi thận.
Làm gì để phòng ngừa sỏi thận
Có nhiều nguyên nhân gây sỏi thận, tuy nhiên bệnh vẫn có thể phòng ngừa bằng các phương pháp sau:
– Khám sức khỏe định kỳ để giúp bạn phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện những chất cơ thể thiếu để bổ sung phù hợp tránh những bệnh lý do thiếu chất.
– Có chế độ ăn uống khoa học, điều độ.
– Uống đủ nước mỗi ngày để giúp bài tiết nước tiểu tốt hơn, tránh sự lắng đọng của các chất tạo sỏi.
– Có chế độ sinh hoạt hợp lý: không nên làm việc quá sức, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp với tập thể dục rèn luyện sức khỏe hằng ngày…
>>>>>Xem thêm: Người bị bệnh suy thận sống được bao nhiêu năm?
Tham vấn bác sĩ để có biện pháp điều trị và phòng ngừa sỏi thận
Nếu bạn có những biểu hiện của sỏi thận, tiết niệu hoặc nghi ngờ có sỏi thì nên đi khám và điều trị triệt để càng sớm càng tốt
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.