Bầu bị sốt xuất huyết 3 tháng cuối có thể truyền virus sang thai nhi

Mẹ bầu bị sốt xuất huyết 3 tháng cuối có nguy hiểm không luôn là vấn đề được nhiều chị em quan tâm trong thời gian dịch bệnh đang có dấu hiệu gia tăng khi thời tiết giao mùa hè sang thu. Dưới đây là lời khuyên cho mẹ bầu mắc sốt xuất huyết mà bạn không thể bỏ qua. 

Bạn đang đọc: Bầu bị sốt xuất huyết 3 tháng cuối có thể truyền virus sang thai nhi

1. Dấu hiệu chẩn đoán mẹ bầu bị sốt xuất huyết 

Theo các bác sĩ sản khoa thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI cho biết, phụ nữ mang thai là một nhóm nguy cơ cao mắc sốt xuất huyết và rất dễ bị các biến chứng nặng. Vì vậy, chị em có bầu cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tại nhà, đặc biệt là trong thời điểm số ca mắc sốt xuất huyết tăng lên như thời điểm hiện nay.

Sốt xuất huyết là một bệnh do virus Dengue lây truyền qua vết cắn của muỗi Aedes bị nhiễm bệnh. Triệu chứng của sốt xuất huyết có thể từ nhẹ đến nặng, bao gồm sốt cao, giống như triệu chứng cảm cúm, thường có sốt đột ngột từ 39-40 độ C, sốt kéo dài từ 2-7 ngày, đau đầu mạnh, đau khớp và cơ, phát ban và xuất huyết ngoài da.

Bầu bị sốt xuất huyết 3 tháng cuối có thể truyền virus sang thai nhi

Mẹ bầu có nhiều nguy cơ bị mắc sốt xuất huyết

Trong trường hợp nặng, sốt xuất huyết có thể gây chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, mất nước, khát nước, tiểu ít, đau bụng, nôn mửa nhiều, và tay chân lạnh.

Khi sốt xuất huyết tiến triển nặng, có thể xuất hiện triệu chứng như sốt xuất huyết hoặc hội chứng sốc sốt xuất huyết, có thể gây nguy hiểm tính mạng với triệu chứng choáng, nhịp tim nhanh, huyết áp giảm. Các biểu hiện cảnh báo sốt xuất huyết nặng thường xuất hiện từ 3-7 ngày sau khi bệnh bùng phát.

Bầu bị sốt xuất huyết 3 tháng cuối hay bất kì giai đoạn tam cá nguyệt nào đều cần tự theo dõi và nhận biết dấu hiệu bệnh trên cơ thể của mình. Việc phát hiện sớm sẽ đẩy nhanh thời gian điều trị, tránh biến chứng nặng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

2. Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai dễ bị mắc sốt xuất huyết 

Theo các bác sĩ sản khoa Thu Cúc TCI, trong quá trình mang thai, hệ thống miễn dịch của phụ nữ trải qua những thay đổi để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, điều này cũng làm cho phụ nữ mang thai trở nên dễ bị nhiễm trùng và mắc các bệnh truyền nhiễm chẳng hạn như sốt xuất huyết. Ngoài ra, sự thay đổi hormone trong cơ thể khi mang thai cũng ảnh hưởng đến tình trạng nghiêm trọng của bệnh trong trường hợp mắc phải.

Vì thế, mẹ bầu mắc bệnh cần ưu tiên chăm sóc, điều trị kết hợp khám thai định kì thường xuyên để bác sĩ theo dõi sức khỏe thai nhi để hành trình vượt cạn sắp tới trở nên thuận lợi hơn.

3. Bầu bị sốt xuất huyết 3 tháng cuối, mẹ cần làm gì? 

Bệnh sốt xuất huyết là một vấn đề nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ, vì virus có thể được truyền sang thai nhi. Điều này tăng nguy cơ thai nhi bị nhẹ cân, sinh non và thậm chí tử vong. Sốt xuất huyết cũng có liên quan đến tiền sản giật (tăng huyết áp), xuất huyết, số lượng tiểu cầu thấp và sinh mổ.

Tìm hiểu thêm: Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư

Bầu bị sốt xuất huyết 3 tháng cuối có thể truyền virus sang thai nhi

Trong trường hợp mẹ bầu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết hoặc gặp bất kỳ triệu chứng liên quan nào khi mang thai, điều quan trọng cần làm ngay lập tức là đi khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện.

Sốt xuất huyết có thể rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, do đó việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng để đảm bảo tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi. Mẹ không nên chủ quan chờ bệnh tự khỏi hoặc chữa trị tại nhà bằng thuốc. Những đơn thuốc dùng chữa sốt xuất huyết cho phụ nữ có thai đều cần được bác sĩ chỉ định phù hợp với từng trường hợp.

4. Chữa sốt xuất huyết cho phụ nữ mang thai

Mức độ nguy hiểm của sốt xuất huyết trong thai kỳ phụ thuộc vào việc phát hiện bệnh sớm hay không. Nếu được chẩn đoán sớm, hiệu quả điều trị sẽ rất cao, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Trong quá trình điều trị sốt xuất huyết khi mang thai, mẹ bầu cần tuân thủ các hướng dẫn sau đây:

– Không tự ý mua thuốc hoặc sử dụng dịch truyền mà không có chỉ định của bác sĩ.
– Đi khám thai đúng định kỳ để theo dõi huyết áp và mức tiểu cầu trong máu.
– Trong trường hợp sốt xuất huyết nhẹ và vừa, có thể tự điều trị tại nhà bằng thuốc paracetamol 10-15mg/kg cân nặng để hạ sốt và giảm đau. Tuy nhiên, trong bất kì trường hợp nào mẹ bầu vẫn cần xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
– Bổ sung nhiều nước và uống nước trái cây giàu vitamin C để ngăn ngừa mất nước do nôn ói và bảo vệ sức khỏe thai.
– Chọn thức ăn dễ tiêu, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ và đồ ăn cay nóng.
– Dưỡng tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi đủ và vận động nhẹ nhàng.
– Trong trường hợp sốt xuất huyết nặng và nghiêm trọng, mẹ bầu cần nhập viện và được theo dõi trong phòng chăm sóc đặc biệt.
– Sốt xuất huyết khi chuyển dạ là rất nguy hiểm, có nguy cơ bị băng huyết sau sinh và thậm chí tử vong.
– Tuân thủ phác đồ điều trị và hướng dẫn từ bác sĩ có chuyên môn.

Bầu bị sốt xuất huyết 3 tháng cuối có thể truyền virus sang thai nhi

>>>>>Xem thêm: Góc chia sẻ: Kinh nghiệm mang thai đôi mẹ bầu cần lưu ý

Mẹ cần đi khám thai định kì để chắc chắn rằng việc mắc bệnh sốt xuất huyết không ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé

Việc tuân thủ các hướng dẫn trên sẽ giúp mẹ bầu đối phó hiệu quả với sốt xuất huyết và bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi.

Có thể nói, mẹ bầu bị sốt và đặc biệt là sốt xuất huyết cần được đưa đến khám, điều trị tại các cơ sở y tế. Việc tự ý điều trị tại nhà hoặc tâm lý chủ quan không đi khám sẽ rất dễ để lại biến chứng nặng nề cho sức khỏe của 2 mẹ con. Đồng thời, thể trạng và sức khỏe thai kì của mỗi mẹ là khác nhau, mẹ không nên nghe các “bài thuốc” trên mạng để tự điều trị tại nhà với mong muốn giảm thiểu thuốc / kháng sinh đưa vào cơ thể.

Nếu mẹ còn câu hỏi thắc mắc liên quan đến bệnh sốt xuất huyết và chăm sóc sức khỏe thai kì, hãy để lại thông tin liên hệ để Thu Cúc TCI hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *