Bé 4 tháng thở khò khè, đi khám phát hiện viêm phế quản phổi, RSV+

Bé có triệu chứng khò khè ngày thứ 3 và được ba mẹ đưa đi khám tại Khoa Nhi – Thu Cúc. Kết quả cho thấy bé bị viêm phế quản phổi, RSV+, có thể nguy hiểm tới tính mạng trẻ nếu không khám và điều trị sớm.

Bạn đang đọc: Bé 4 tháng thở khò khè, đi khám phát hiện viêm phế quản phổi, RSV+

1. Đừng chủ quan khi thấy trẻ nhỏ có dấu hiệu khò khè

Bé 4 tháng thở khò khè, đi khám phát hiện viêm phế quản phổi, RSV+

Bé N.H.D 4 tháng tuổi đang được bác sĩ Hồng Trang thăm khám, kiểm tra sức khỏe hàng ngày.

Ở trẻ nhỏ, dấu hiệu ho hoặc khò khè có thể khá thường gặp. Tuy nhiên, ba mẹ cần đặc biệt chú ý nếu như dấu hiệu này xuất hiện ở trẻ nhỏ còn ít tháng, hoặc dấu hiệu đã kéo dài một vài ngày mà không khỏi bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm ở trẻ.

Bé N.H.D, 4 tháng tuổi, HN được đưa vào viện trong tình trạng ho, khò khè. Ba mẹ bé cho biết con có triệu chứng này ngày thứ 3.

Thăm khám lâm sàng, bác sĩ Hồng Trang – Khoa Nhi, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc phát hiện bé D có dấu hiệu khó thở, và suy hô hấp. Bằng kinh nghiệm lâu năm trong thăm khám và điều trị các bệnh lý Nhi, bác sĩ Trang chỉ định cho bé chụp X-quang phổi, và test RSV. Kết quả: RSV dương tính, bé bị viêm phế quản phổi.

2. Viêm phế quản phổi do RSV là gì và có nguy hiểm hay không?

Bé 4 tháng thở khò khè, đi khám phát hiện viêm phế quản phổi, RSV+

Virus RSV lây lan rất mạnh, và dễ dẫn tới các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi…, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

RSV – Virus hợp bào hô hấp là một loại virus gây ra các bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản… Đặc biệt, giao mùa là thời điểm virus hợp bào hô hấp (RSV) và các virus gây bệnh hô hấp phát triển mạnh. Loại virus này có khả năng lây lan nhanh chóng. Bé nhiễm RSV có thể biến chứng thành nhiễm trùng phổi, đặc biệt là những trẻ sơ sinh, ít tháng…

Virus RSV khi xâm nhập vào cơ thể của trẻ qua đường mũi sẽ gây viêm niêm mạc mũi, tiết dịch mũi đặc, dính gây ra tình trạng bít tắc đường thở của trẻ, dẫn đến suy hô hấp; Virus đi qua tiểu phế quản và các phế nang sẽ làm tổn thương phế nang, ứ khí, thậm chí nguy hiểm hơn là dẫn đến hoại tử tế bào đường hô hấp. Nhiễm RSV có thể gây ra các biến chứng nặng và nguy cơ tử vong 2,8 – 22%.

Viêm phế quản phổi là là tình trạng các túi khí bên trong phổi, hay còn gọi là các phế nang bị nhiễm trùng, chứa đầy mủ và các chất dịch khác, làm cho quá trình trao đổi khí gặp khó khăn. Từ đó, việc hô hấp của bé bị ảnh hưởng từ nhẹ tới nghiêm trọng. 

3. Dấu hiệu cảnh báo viêm phế quản phổi ba mẹ lưu ý

Khi trẻ bị bệnh, nếu quan sát chúng ta có thể thấy bé có các biểu hiện sau đây:

– Thở nhanh: Nhịp thở của bé được xem là nhanh nếu như ba mẹ đếm được từ 60 lần/ 1 phút trở lên ở trẻ dưới 2 tháng; 50 lần /1 phút trở lên ở trẻ từ 2- 11 tháng; 40 lần /1 phút trở lên trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi.

Bên cạnh đó, bé còn có một số biểu hiện như:

– Thở khò khè.

– Ho

– Rút lõm lồng ngực

– Sốt cao.

– Nghẹt mũi.

– Đau ngực

– Trẻ uể oải, li bì, khó đánh thức

– Trẻ bú, ăn kém

– Da tím tái, đặc biệt quan sát được ở môi…

Khi thấy bé có một trong những dấu hiệu nêu trên, phụ huynh cần đưa cho con đi khám ngay để tránh tiến triển nặng, nguy hiểm cho trẻ.

4. Điều trị viêm phế quản phổi với phác đồ điều trị hạn chế kháng sinh 

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Bé bị tay chân miệng có bị lại không?

Bé 4 tháng thở khò khè, đi khám phát hiện viêm phế quản phổi, RSV+

Khoa Nhi – Thu Cúc lấy phương châm “Hạn chế kháng sinh”, luôn đặt sức khỏe của trẻ là ưu tiên hàng đầu.

Hạn chế kháng sinh là phương châm hàng đầu của Khoa Nhi, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Với những trường hợp thật sự cần thiết, bác sĩ sẽ cân nhắc cho dùng với liều lượng chuẩn, không lạm dụng.

– Chính bởi vậy, 2 ngày đầu tiên, bé D được điều trị không kháng sinh. Bé được khí dung và theo dõi, chăm sóc hàng ngày.

– Sang ngày thứ 3, bé có dấu hiệu bội nhiễm  (tình trạng xuất hiện nhiễm trùng mới tại đúng vị trí nhiễm trùng ban đầu), một diễn biến thường gặp của bệnh viêm phế quản. Lúc này bé  mới được chỉ định thêm dùng kháng sinh, kết hợp khí dung 2-3 lần/ngày.

– Sau 3 ngày nằm viện, bé hết khò khè, bú mẹ tốt, tươi tỉnh và được xuất viện.

Bé 4 tháng thở khò khè, đi khám phát hiện viêm phế quản phổi, RSV+

>>>>>Xem thêm: Trẻ bị cúm A có nên uống kháng sinh hay không?

Bé H.D tươi tỉnh và khỏe mạnh khi được xuất viện.

Bác sĩ Trang cảnh báo, với viêm phế quản, thăm khám sớm là điều vô cùng quan trọng, ngăn chặn các biến chứng. Khi có triệu chứng như ho, khó thở, thở khò khè… ba mẹ ngay lập tức đưa con đi thăm khám ngay. Viêm phế quản để lâu sẽ gây bít tắc đường thở của bé, gây suy hô hấp, bé có thể cần phải thở bình oxy, việc điều trị phức tạp và có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Khoa Nhi Thu Cúc được hàng ngàn ba mẹ lựa chọn trong thăm khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ em nhờ những ưu thế như: quy tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, hệ thống phòng lưu viện tiện nghi và chế độ chăm sóc trẻ chu đáo, phác đồ điều trị mới, hạn chế kháng sinh, và chế độ ăn sóc cho bé chu đáo, thanh toán các loại bảo hiểm nhanh chóng giúp tiết kiệm chi phí. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *