Bé bị cảm lạnh thường dễ mệt mỏi, quấy khóc và chán ăn. Khi đó, ba mẹ nên cho bé ăn các loại cháo dễ tiêu và tăng sức đề kháng. Vậy khi bé bị cảm lạnh ăn cháo gì thì tốt? Dưới đây là 4 gợi ý về món cháo dành cho bé bị cảm lạnh để phụ huynh tham khảo.
Bạn đang đọc: Bé bị cảm lạnh ăn cháo gì thì tốt?
1. Cháo gà với cà rốt
Thịt gà được biết đến là món ăn giàu dinh dưỡng và cực dễ chế biến. Đặc biệt khi nấu cháo gà với cà rốt sẽ giúp tăng vị giác và ăn ngon miệng hơn. Với các bé bị cảm lạnh cháo gà với cà rốt còn có tác dụng kháng viêm, tăng sức đề kháng để bé mau khỏi bệnh.
1.1 Nguyên liệu
– Chuẩn bị khoảng 200g thịt gà
– 1 củ cà rốt
– 1/2 chén gạo trắng
– Gia vị như muối, dầu ăn,…
1.2 Cách thực hiện
Các bước đơn giản nấu cháo gà với cà rốt
– Đầu tiên, hãy ninh cháo trắng trước rồi quay ra sơ chế nguyên liệu.
– Ba mẹ nên ưu tiên chọn thịt gà tươi. Sau đó, rửa sạch thịt gà, luộc chín và vớt ra cho thịt nguội. Tiếp theo, xé lấy phần thịt rồi băm nhuyễn để riêng.
– Cà rốt rửa sạch, luộc chín và vớt ra nghiền nhuyễn để riêng. Sau khi cháo chín nhừ, cho 2 nguyên liệu thịt gà và cà rốt đã sơ chế phía trên vào nồi khuấy đều. Cuối cùng, cho gia vị vừa vặn với khẩu vị bé rồi tắt bếp.
2. Cháo bí đỏ
Ngoài cháo gà với cà rốt, một lựa chọn khác cho các mẹ khi bé bị cảm lạnh là món cháo bí đỏ.
Bí đỏ là loại quả chứa hàm lượng rất cao sắt, vitamin và các chất hữu cơ. Bên cạnh đó, bí đỏ còn chứa hợp chất axit ascorbin giúp giải cảm cực tốt. Vitamin C trong bí đỏ giúp trẻ tăng sức đề kháng và khả năng chống lại virus.
2.1 Nguyên liệu
– Chuẩn bị 100g bí đỏ
– 100g gạo trắng
– Vài cọng rau mùi (tùy theo sở thích của bé)
– Gia vị như đường hoặc muối (nếu bé thích ăn ngọt thì chỉ cho đường)
2.2 Cách thực hiện
– Đầu tiên, hãy ninh cháo trắng trước rồi quay ra sơ chế nguyên liệu.
– Bí đỏ rửa sạch cắt miếng nhỏ sau đó cho vào nồi cháo ninh nhừ.
– Khi cháo và bí đỏ đã hòa quyện lại, cho gia vị vừa khẩu vị của bé và tắt bếp.
Cháo bí đỏ bắt mắt và dễ ăn cho bé
– Lưu ý: quá trình nấu đảo liên tục tránh để cháo bị cháy đáy nồi.
3. Cháo tía tô
Tía tô là một loại rau gia vị giải cảm cực tốt không chỉ cho trẻ em mà còn với người lớn. Loại cây này có mùi thơm đặc trưng, vị cay, tính ấm, thường dùng ăn kèm với các món ăn sống.
Tinh dầu và mùi thơm từ tía tô còn giúp giảm buồn nôn, cải thiện tiêu hóa, giảm đầy bụng và chán ăn ở trẻ.
3.1 Nguyên liệu
Tìm hiểu thêm: Trẻ bị viêm hô hấp trên và những điều bố mẹ cần biết
Cháo tía tô đơn giản mà hữu hiệu
– Chuẩn bị 10 – 20 lá tía tô
– 100 – 200g gạo trắng
– Gia vị như mắm, muối,..
3.2 Cách thực hiện
– Đầu tiên rửa sạch lá tía tô và đun sôi với 1 lượng nước khoảng 400ml.
– Đun kỹ tầm 5 – 10 phút lửa nhỏ chắt nước ra và đổ gạo đã vo sạch vào nấu chín.
– Khi cháo nhừ cho gia vị và tắt bếp.
4. Cháo thịt bằm gừng tươi
Gừng tươi là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt Nam. Đây là loại gia vị có tác dụng làm ấm phế quản, hạ sốt, giảm chứng buồn nôn và giảm ho. Gingerol trong gừng có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa mạnh.
Khi kết hợp gừng tươi với thịt bằm sẽ có được món cháo vừa đủ dinh dưỡng vừa chữa cảm lạnh hữu hiệu cho bé.
4.1 Nguyên liệu
– 200g gạo trắng
– 100g thịt nạc băm
– 1 nhánh gừng nhỏ, hành lá…
– Gia vị như mắm, muối,…
4.2 Cách thực hiện
>>>>>Xem thêm: Phòng hen phế quản ở trẻ ngừa nguy cơ mắc bệnh
Món cháo thịt băm với gừng tươi mẹ nào cũng nấu được
– Đầu tiên, hãy ninh cháo trắng trước rồi quay ra sơ chế nguyên liệu.
– Gừng thái sợi nhỏ để ra bát riêng. Sau đó, sơ chế thịt băm sạch sẽ.
– Khi cháo mềm cho thịt vào vào nấu khoảng 5-10 phút nhỏ lửa.
– Nêm nếm gia vị vừa vặn rồi cho gừng vào và tắt bếp.
Với thông tin “bé bị cảm lạnh ăn cháo gì thì tốt” mà Thu Cúc gợi ý, hy vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều lựa chọn cho thực đơn của bé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.