Bé bị cảm lạnh sổ mũi dù là bệnh thường gặp, không nguy hiểm nhưng các bố mẹ tuyệt đối không thể chủ quan. Khi nhà có trẻ bị cảm lạnh, bố mẹ cần chăm sóc và điều trị cho bé đúng cách, kịp thời để tránh các biến chứng nặng có thể xảy ra như: viêm phế quản, viêm phổi…
Bạn đang đọc: Bé bị cảm lạnh sổ mũi, bố mẹ chớ chủ quan
1. Cảm lạnh là một bệnh lý rất phổ biến ở trẻ em
Cảm lạnh là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Bệnh xảy ra phổ biến hơn ở các bé từ 1 – 2 tuổi.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiện có khoảng 200 loại virus có khả năng gây bệnh cảm lạnh ở trẻ. Trong đó, rhinovirus được xem là nguyên nhân chính gây bệnh cảm lạnh.
Cảm lạnh là một bệnh lý rất phổ biến ở trẻ em
Dù không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng bệnh cảm lạnh cũng khiến trẻ khi mắc phải cảm thấy khó chịu, giảm khả năng học tập và vận động. Trường hợp trẻ mắc cảm lạnh nếu không được điều trị và chăm sóc tốt, thì có thể xảy ra biến chứng như cúm, viêm phế quản, viêm phổi…
2. Những nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh ở trẻ em. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
– Trẻ có thể bị nhiễm virus gây cảm lạnh thông qua tiếp xúc với người bị bệnh hoặc qua các vật dụng đã nhiễm virus.
– Trẻ dễ bị cảm lạnh do tác động của thời tiết. Mùa thu và mùa đông hằng năm chính là thời điểm phổ biến gây bệnh cảm lạnh ở trẻ, nguyên nhân bởi thời tiết lạnh và khô hạn của hai mùa này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự lây lan của virus.
– Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và không mạnh mẽ như người lớn, do đó, các bé có hệ miễn dịch càng yếu dễ bị mắc bệnh cảm lạnh hơn.
– Trẻ nhiễm virus cảm lạnh thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh hoặc qua các vật dụng đã nhiễm virus.
Ngoài ra, các yếu tố môi trường như không khí ô nhiễm, tiếp xúc với hút thuốc lá thụ động và môi trường có nhiều bụi cũng có thể góp phần vào việc gây bệnh cảm lạnh ở trẻ.
3. Bé bị cảm lạnh sổ mũi có nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm
Bé bị cảm lạnh sổ mũi mặc dù không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bé bị cảm lạnh và sổ mũi kéo dài:
– Nhiễm trùng đường hô hấp: Cảm lạnh kéo dài có thể gây nhiễm trùng các vùng đường hô hấp trên, đồng thời gây viêm tai giữa cấp.
– Gây tái phát bệnh hen suyễn: Cảm lạnh không được điều trị tốt có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện cho việc tái phát bệnh hen suyễn, khiến bé mệt mỏi, thở khò khè và khó thở.
– Viêm họng: Cảm lạnh kéo dài có thể gây viêm họng, khiến bé đau cổ họng khi nuốt thức ăn.
– Viêm mũi và viêm xoang: Cảm lạnh không được điều trị kịp thời có thể tạo môi trường phát triển cho vi khuẩn và virus, gây ra viêm mũi và viêm xoang.
– Viêm phổi: Trong trường hợp cảm lạnh không được chữa trị sớm và có dấu hiệu nghiêm trọng như sốt cao và ớn lạnh, bệnh có thể lan sang viêm phổi.
Như vậy, các gia đình có bé mắc cảm lạnh, dù là một bệnh đơn giản, thường gặp nhưng các phụ huynh tuyệt đối không thể chủ quan. Trường hợp bé điều trị tại nhà nhưng không khỏi hoặc có dấu hiệu bệnh chuyển nặng, bố mẹ cần đưa bé cấp cứu hấp để được bác sĩ khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.
4. Khi nào trẻ bị cảm lạnh cần phải tới bệnh viện khám?
Trẻ khi mắc cảm lạnh sẽ dần xuất hiện các triệu chứng như: cơ thể mệt mỏi, đau họng, sổ mũi và ho. Lúc đầu, họng bị đau là do chất nhầy tích tụ. Sau đó, đau họng giảm đi, nước mũi được hình thành và chảy dịch từ mũi xuống họng.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa cảm cúm cho trẻ nhanh nhất
Trẻ cảm lạnh xuất hiện triệu chứng nặng hoặc biểu hiện bất thường cần được cho tới viện khám ngay
Thông thường, trẻ mắc cảm lạnh thông thường nếu được chăm sóc tốt có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bé mắc cảm lạnh xuất hiện các triệu chứng nặng hơn hay bất thường, bố mẹ cần cho bé tới viện khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp:
– Trẻ mắc cảm lạnh được chăm sóc tại nhà nhưng sau một vài ngày triệu chứng không hề giảm xuống;
– Trẻ cảm lạnh xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như: sốt cao, nôn mửa, ớn lạnh và run rẩy, ho khan, bất kỳ biểu hiện nào của suy hô hấp hay mệt mỏi cực độ. Trường hợp này, rất có thể bé đã bị cúm hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn.
– Trẻ bị hen suyễn, tiểu đường hay các bệnh mạn tính khác, nếu mắc cảm lạnh cần đến khám bác sĩ Nhi khoa sớm để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
5. Cách chăm sóc giúp giảm triệu chứng bệnh cảm lạnh ở trẻ khi điều trị tại nhà
>>>>>Xem thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ: Nhận biết và xử trí
Cách chăm sóc giúp giảm triệu chứng bệnh cảm lạnh ở trẻ khi điều trị tại nhà
Bên cạnh việc cho bé mắc cảm cúm uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bố mẹ cũng có thể áp dụng các phương pháp chăm sóc sau đây để giúp bé giảm nhẹ triệu chứng và hồi phục nhanh chóng:
– Cung cấp đủ nước: Đảm bảo bé uống đủ nước và các thức uống lỏng để duy trì độ ẩm trong cơ thể. Nên lựa chọn nước dừa và thức uống tăng cường điện giải. Hạn chế đồ uống trái cây có đường và nước có ga.
– Để bé nghỉ ngơi: Nếu bé cảm thấy mệt mỏi, hãy cho bé nghỉ ngơi tại giường.
– Tăng độ ẩm trong phòng: Phun sương hoặc sử dụng máy tạo hơi nước để tăng độ ẩm trong phòng. Trước mỗi lần sử dụng, hãy đảm bảo làm sạch kỹ lưỡng các thiết bị để tránh tạo môi trường cho nấm mốc phát triển.
– Tắm bằng nước ấm: Cho bé tắm bằng nước ấm để giúp làm dịu cảm giác khó chịu và giảm nhanh triệu chứng cảm cúm.
– Sử dụng dầu dưỡng da: Thoa dầu dưỡng da dưới mũi của bé để giữ cho da ẩm và làm dịu cảm giác khô rát.
Những biện pháp chăm sóc trên có thể giúp bé bị cảm lạnh sổ mũi cảm thấy thoải mái hơn và giảm nhanh triệu chứng cảm cúm. Tuy nhiên, nếu tình trạng của bé không cải thiện hoặc có bất kỳ dấu hiệu trở nặng nào, bố mẹ hãy cho bé tới ngay Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất để được bác sĩ hỗ trợ điều trị nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.