Bé bị cảm tả và cách điều trị hiệu quả

Bé bị cảm tả cần được sớm phát hiện và điều trị tức thời để không xảy ra mất nước nặng hay biến chứng nguy hiểm tính mạng. Không những không thể chủ quan, mà các gia đình có trẻ nhỏ còn cần phải trang bị thêm kiến thức, kỹ năng để giúp bé phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.

Bạn đang đọc: Bé bị cảm tả và cách điều trị hiệu quả

1. Bệnh cảm tả ở trẻ rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao

Cảm tả ở trẻ, còn được gọi là bệnh tả hay bệnh thổ tả, là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn khuẩn tả có tên là Vibrio Cholerae gây ra. Độc tố của vi khuẩn này có thể gây tiêu chảy và mất nước ở cấp độ nặng. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị tức thời đúng cách, trẻ em và cả người lớn đều có thể bị tử vong chỉ vì bệnh cảm tả.

Bé bị cảm tả và cách điều trị hiệu quả

Bệnh cảm tả ở trẻ rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao

Mỗi năm, thế giới ước tính có tới 1,3 – 4 triệu ca mắc bệnh tả. Trong đó, có khoảng 21 – 143 nghìn ca mắc bệnh bị tử vong.

Dù đã có thể kiểm soát được nhưng bệnh cảm tả vẫn là mối hiểm họa khôn lường của mọi người dân trên thế giới. Bởi bệnh này có thể bùng phát thành dịch bất cứ lúc nào, nhất là tại nơi xảy ra thiên tai, chiến tranh hay vùng có môi trường sống bị ô nhiễm.

2. Nguyên nhân gây bệnh cảm tả

Vi khuẩn Vibrio cholerae chính là tác nhân chính gây nên bệnh cảm tả. Loại vi khuẩn này có kích thước ngắn, hơi cong tựa như dấu phẩy, bắt màu gram âm, di chuyển rất nhanh nhờ lông ở một cực và không sinh nha bào. Trong môi trường thích hợp như thức ăn, nước uống, các động vật biển… phẩy khuẩn tả có thể tồn tại được vài ngày, thậm chí là 2 – 3 tuần. Vi khuẩn tả dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ 80 độ C trong chỉ vài phút, bởi hóa chất thông thường và môi trường acid.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa viêm tai giữa trẻ sơ sinh hiệu quả

Bé bị cảm tả và cách điều trị hiệu quả

Vi khuẩn Vibrio cholerae chính là tác nhân chính gây nên bệnh cảm tả

Sau khi đi qua dạ dày, vi khuẩn tả sẽ xuống tá tràng, bao phủ toàn bộ bề mặt tá tràng rồi di chuyển đến khu trú tại ruột non. Vi khuẩn tả thường phát triển tại chỗ, giải phóng ra độc tố ruột và gia tăng tăng gấp bội quá trình vận chuyển nước, điện giải từ trong tế bào ra lòng ruột non. Việc khối lượng nước tiết ra quá lớn, vượt khả năng tái hấp thu tại ruột già sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy dữ dội. Hậu quả dẫn đến cơ thể trẻ mắc cảm tả bị mất nước và các điện giải nghiêm trọng.

3. Các triệu chứng khi trẻ mắc bệnh cảm tả

Hầu hết bé bị cảm tả đều sẽ ở thể nhẹ, chỉ gây tiêu chảy và bị sốt nhẹ. Các triệu chứng này khá giống với tiêu chảy thông thường. Do đó, khi thấy bé có dấu hiệu mệt mỏi, đi ngoài vì bệnh cảm tả, các bố mẹ dễ chủ quan và cho rằng chỉ là tiêu chảy bình thường.

Về cơ bản, trẻ khi mắc bệnh cảm tả sẽ trải qua 3 giai đoạn với các triệu chứng như sau:

– Giai đoạn ủ bệnh: Thường kéo dài khoảng 5 ngày. Trong thời gian này, trẻ gần như không xuất hiện triệu chứng nào bất thường.

– Giai đoạn khởi phát: Trẻ có thể lên sốt nhẹ và gai rét, sau đó sẽ cảm thấy bụng đau lâm râm và bắt đầu đi ngoài ra phân lỏng.

– Giai đoạn toàn phát: Trẻ đi ngoài nhiều lần mỗi ngày, phân lỏng màu trắng đục, lợn cợn nhiều vảy trắng và có mùi tanh nồng chứ không thối. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị nôn nhiều do tác động của độc tố, da khô, môi khô và mắt trũng, lờ đờ do mệt mỏi, bị mất nước nhiều. Nếu không được điều trị tốt, trẻ thậm chí có thể bị hôn mê, co giật dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng chỉ vì bệnh tả.

4. Hướng dẫn điều trị cho bé bị cảm tả

Một trong những điều quan trọng nhất các bố mẹ cần lưu ý là ngay khi phát hiện con mắc cảm tả là hãy cho bé đến ngày cơ sở y tế uy tín ở gần để được hỗ trợ từ bác sĩ. Bởi, trẻ mắc cảm tả cần được bác sĩ khám, chẩn đoán tình trạng bệnh và lên phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cao.

Bé bị cảm tả và cách điều trị hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Viêm mũi dị ứng ở trẻ em và những điều cần biết

Bé bị cảm tả cần đi khám bác sĩ ngay để được hỗ trợ điều trị kịp thời 

Thông thường, sau khi được bác sĩ thăm khám và chỉ định phác đồ điều trị, bố mẹ có thể mang bé bị cảm tả về điều trị tại nhà. Trong thời gian điều trị, để mang lại kết quả tốt nhất, các bố mẹ cần tuân thủ đúng theo chỉ định điều trị của bác sĩ.

Về cơ bản, phác đồ điều trị cho bé mắc cảm tả sẽ được áp dụng như sau:

– Trẻ cần được cách ly đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người nhà và cho cộng đồng.

– Trẻ cần được bù nước và điện giải thông qua đường uống. Thường thì bé sẽ được chỉ định uống Oresol. Tuy nhiên, nếu bé ở tình trạng nguy kịch phải điều trị tại viện thì sẽ áp dụng bù nước và điện giải bằng đường truyền tĩnh mạch.

– Trẻ sử dụng kháng sinh hợp lý theo kết quả kháng sinh đồ. Trường hợp này, trẻ buộc phải uống kháng sinh để có thể điều trị bệnh hiệu quả.

– Trẻ cần được chăm sóc tốt, bổ dung thức ăn giàu dưỡng chất, dạng lỏng và dễ tiêu hóa. Đối với trẻ đang bú mẹ thì cần tăng cữ bú và lượng bú mỗi lần.

5. Chủ động phòng bệnh cảm tả cho trẻ

Bệnh cảm tả là một bệnh truyền nhiễm diễn tiến nhanh và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Để bảo vệ trẻ em khỏi bệnh tả, các bố mẹ có thể tham khảo những cách phòng tránh dưới đây:

– Nuôi con bằng sữa mẹ: Trong sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, vì thế mẹ nên kiên trì nuôi con bằng sữa mẹ.

– Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm: Bố mẹ hãy đảo đảm vệ sinh thực phẩm, chế biến thức ăn sạch sẽ và khử trùng dụng cụ nấu nướng định kỳ ở nhiệt độ cao để phòng ngừa bé bị nhiễm khuẩn, lây bệnh.

– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh tả: Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị tả, đặc biệt là thời điểm dịch bệnh đang diễn ra, nhằm giảm thiểu nguy cơ bé bị lây nhiễm.

– Hạn chế thói quen gặm hoặc cắn móng tay: Trẻ nhỏ thường có thói quen gặm hoặc cắn móng tay, việc này có thể làm cho vi khuẩn tả dễ tiếp xúc với cơ thể. Vì vậy, hạn chế thói quen này để tránh nguy cơ nhiễm bệnh.

– Giữ vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ: Luôn đảm bảo bé được vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên và thay quần áo sạch.

– Rửa tay sạch sẽ trước và sau mỗi bữa ăn: Mọi thành viên trong gia đình đều nên vệ sinh tay với xà phòng diệt khuẩn trước và sau mỗi bữa ăn để loại bỏ tối đa vi khuẩn có thể gây bệnh. Người lớn khi chế biến bữa ăn cũng nên tuân thủ điều này.

– Ăn chín uống sôi: Hãy đảm bảo cho trẻ ăn đồ đã được nấu chín, nước đã đun sôi hoặc được diệt khuẩn ở mức tiêu chuẩn.

– Tiêm vắc xin mORCVAX: Đây hiện được đánh giá là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bé bị cảm tả. Vắc xin mORCVAX áp dụng cho trẻ em trên 2 tuổi và người lớn sống trong vùng dịch tả lưu hành. Theo lịch tiêm, trẻ cần được tiêm 2 mũi, mũi số 2 cách mũi số 1 khoảng 2 tuần.

Để tìm hiểu thêm về phương pháp tiêm vắc xin mORCVAX giúp con phòng bệnh cảm tả hiệu quả, bố mẹ có thể liên hệ ngay đến Phòng tiêm chủng Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được tư vấn chi tiết và tận tình nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *