Bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt do đâu, xử trí như thế nào?

Tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và cách xử trí khoa học để bảo vệ sức khỏe trẻ ngay trong bài viết sau.

Bạn đang đọc: Bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt do đâu, xử trí như thế nào?

1. Hiểu đúng về tình trạng nổi mẩn đỏ

Nổi mẩn đỏ là tình trạng thường gặp ở trên da, thường gặp ở những người có cơ địa nhạy cảm. Mẩn đỏ xuất hiện có thể kèm hoặc không kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng thường phổ biến ở trẻ nhỏ. Một số vùng da ở mặt, quanh mắt hay ở mông, đùi… của trẻ cũng thường xuyên bị nổi mẩn. Đây là tình trạng không khó để bắt gặp do da của trẻ rất nhạy cảm.

Thông thường, mẩn đỏ trên da nổi lên sau khi cơ thể tiếp xúc với một số dị nguyên trong môi trường như: Phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, bụi bặm, mỹ phẩm, quần áo, chất tẩy rửa… Một số trường hợp có thể nổi mẩn do bị côn trùng đốt.

Mức độ mẩn đỏ ở da được các chuyên gia phân chia thành:

Mẩn đỏ nhẹ: Các vết mẩn xuất hiện rải rác, nhạt màu, có thể lặn hoặc biến mất sau khoảng vài giờ.

Mẩn đỏ nặng: Vết mẩn đỏ xuất hiện dày đặc, lan rộng ở trên da, một số người có thể kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu này, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp. Tránh chủ quan coi thường bệnh lý khiến tình trạng nổi mẩn diễn ra nặng hơn vì có thể đe dọa tới tính mạng trẻ.

Bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt do đâu, xử trí như thế nào?

Nổi mẩn đỏ là tình trạng thường gặp ở trên da, thường gặp ở những người có cơ địa nhạy cảm

2. Vì sao bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ở vùng da quanh mắt, tiêu biểu có thể kể tới:

2.1. Mụn sữa

Mụn sữa là một dạng trứng cá, hình thành do hormone của trẻ nhận từ mẹ trong quá trình mang thai tới khi sinh ra hoặc do bị phì đại tuyến bã nhờn. Trẻ sơ sinh là đối tượng thường mắc mụn sữa do cơ địa còn đang thích ứng với môi trường sau khi sinh. Da trẻ thường rất nhạy cảm, tuyến bã nhờn có thể bị rối loạn dẫn tới mụn sữa.

2.2. Rôm sảy

Rôm sảy là tình trạng rối loạn, bít tắc tuyến mồ hôi gây ứ đọng mồ hôi, ống bài tiết dễ bị bụi bẩn bịt kiến khiến da bị viêm nhiễm và xuất hiện các mụn nhỏ màu hồng. Ở trẻ nhỏ, tuyến mồ hôi đang trong giai đoạn phát triển nên rất nhạy cảm. Đồng thời, thời điểm mùa hè khiến trẻ bài tiết nhiều nhưng không thoát ra hết mồ hôi dẫn tới bít tắc. Ngoài vùng da quanh mắt, trẻ cũng có thể bị rôm sảy ở mông, trán, cổ, vai, nách, bẹn…

2.3. Chàm sữa

Bệnh chàm sữa là một dạng của bệnh chàm, thường gặp ở trẻ sơ sinh và một số trẻ nhỏ. Đây là tình trạng viêm da mạn tính do trẻ có cơ địa bị dị ứng hoặc do di truyền. Chàm sữa có thể kéo dài khi trẻ lên 2 tuổi với các tổn thương điển hình ở hai bên má. Một số trẻ cũng có thể bị chàm sữa ở vùng da quanh mắt với các nốt bọng nước và mẩn đỏ.

Tìm hiểu thêm: Suy hô hấp cấp ở trẻ em đừng để biến chứng rồi mới tìm cách cứu chữa

Bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt do đâu, xử trí như thế nào?

Chàm sữa là một trong những nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt

2.4. Dị ứng nổi mề đay

Mày đay hay mề đay, là tình trạng phản ứng của mao mạch dưới da, niêm mạc đối với các tác nhân gây dị ứng bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Trẻ mắc dị ứng nổi mề đay thường sẽ bị phù nề tại chỗ khiến da phồng lên và ngứa ngáy, khó chịu. Da quanh mắt mỏng và khá nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương và hình thành các nốt mẩn đỏ.

2.5. Phát ban do nhiệt

Phát ban là hiện tượng cơ thể bị kích ứng gây đỏ và ngứa ở trên bề mặt da khi gặp điều kiện thời tiết nóng ẩm hoặc nhiệt độ cao. Trẻ em và trẻ sơ sinh thường mắc phải tình trạng này với các nốt mẩn đó và mủ li ti màu vàng nhạt, trắng. Các nốt mẩn này có thể tự xẹp hoặc biến mất sau một thời gian.

2.6. Vệ sinh không đảm bảo

Làn da của trẻ nhỏ khá mỏng manh, đặc biệt là da vùng quanh mắt. Da của trẻ nhạy cảm nên việc vệ sinh không khoa học khiến các tác nhân có hại rất dễ tấn công và gây ra tổn thương, mẩn đỏ. Một số loại kem dưỡng da, kem chống nắng không phù hợp cũng có thể khiến trẻ bị viêm nhiễm vùng da quanh mắt.

2.7. Do chà xát mạnh

Khói bụi hoặc lông động vật bay vào mắt sẽ khiến trẻ cảm thấy vướng víu, khó chịu và dụi mắt. Khi đó, dụi mắt trong thời gian dài rất dễ làm vùng da bị tổn thương. Vi khuẩn, bụi bẩn có thể trú ngụ và gây viêm, nổi mất ở vùng da này. Ngoài ra, trẻ có thể bị đỏ mắt, chảy nước mắt khi dụi quá nhiều nên cha mẹ cần lưu ý.

3. Xử trí khi trẻ bị mẩn đỏ quanh mắt

Nổi mẩn đỏ ở dạng nhẹ có thể tự khỏi nhưng một số trường hợp có thể tiến triển nặng. Vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để tránh tình trạng mẩn đỏ lan rộng khắp cơ thể, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, chóng mặt, buồn nôn,…

3.1. Điều trị y khoa

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và thăm khám để xác định các nguyên nhân gây mẩn đỏ, mụn ở bề mặt da quanh mắt. Sau đó, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc để điều trị mẩn, tuỳ thuộc và tình trạng hoặc nguyên nhân gây bệnh ở trẻ. Các loại thuốc có thể được sử dụng phải kể tới bao gồm: Thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng, thuốc kháng Histamine nhóm H1, thuốc bôi giảm ngứa, kem dưỡng ẩm…
Điều trị nội khoa bằng các loại thuốc kể trên cần có sự chỉ định của bác sĩ nên cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ dùng. Đồng thời, cha mẹ cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng và thời gian dùng thuốc trị mẩn đỏ cho trẻ.

Bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt do đâu, xử trí như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Hẹp bao quy đầu ở trẻ và những điều mẹ cần biết

Điều trị mẩn đỏ quanh mắt cho trẻ bằng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ

3.2. Chăm sóc trẻ đúng cách

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách để rút ngắn thời gian điều trị. Theo các bác sĩ, một chế độ chăm sóc trẻ điều trị mẩn đỏ trên da cần lưu ý tới:

– Trước khi vệ sinh mắt cho trẻ, cha mẹ nên rửa tay sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn tồn tại và xâm nhập vào mắt bé.

– Thường xuyên vệ sinh cá nhân và quần áo để loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn bám trên da trẻ.

– Cho bé mặc quần áo rộng, thoải mái để bé luôn cảm thấy dễ chịu, giảm cảm giác ngứa ngáy, vướng víu.

– Giữ không gian sống luôn sạch sẽ và thoáng đãng, đảm bảo khô ráo để hạn chế các tác nhân có hại gây bệnh.

– Đối với trẻ sơ sinh, hãy đeo bao tay hoặc cắt móng tay để trẻ không cào xước da mặt.

– Nếu tình trạng bệnh của trẻ không thuyên giảm trong quá trình điều trị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám lại ngay để được xử trí kịp thời.

Hiện tượng bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt có thể hình thành do rất nhiều nguyên nhân nên cha mẹ cần chủ động phát hiện sớm để đưa trẻ đi khám kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *