Năm nào nước ta cũng có những đợt dịch sốt xuất huyết kéo dài xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh trở nặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Bé bị sốt xuất huyết lại càng cần đề phòng vì sức khỏe nền kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện đầy đủ.
Bạn đang đọc: Bé bị sốt xuất huyết: Nguyên nhân và cách điều trị
1. Những thông tin khái quát về căn bệnh sốt xuất huyết
1.1. Bé bị sốt xuất huyết là bị làm sao?
Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ em, thông qua vật truyền bệnh là muỗi vằn. Những nơi tồn tại loại muỗi này đều có khả năng phát tán thành những nhóm dịch to hoặc nhỏ.
Có 4 tuýp sốt xuất huyết khác nhau, mỗi người đều có khả năng trải qua cả 4 loại sốt xuất huyết này.
Hầu như năm nào nước ta cũng có một đợt dịch sốt xuất huyết
Mùa mưa với thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi giúp loài muỗi vằn sinh sôi nhanh chóng. Đây chính là thời điểm các bệnh viện lớn tiếp nhận rất nhiều ca sốt xuất huyết từ người lớn cho đến trẻ nhỏ.
Bệnh khi xuất hiện biến chứng sẽ trở nên rất nguy hiểm. Chính vì vậy, cha mẹ khi nhận thấy con mình có những dấu hiệu bệnh như: sốt cao, mệt mỏi,…cần kịp thời đưa con đến bác sĩ để được chẩn đoán. Tuyệt đối không nên tự chữa trị cho trẻ tại nhà mà không có sự tham khảo của các bác sĩ chuyên khoa.
1.2. Bé bị sốt xuất huyết sẽ có những triệu chứng nào?
Khi trẻ bị sốt xuất huyết, có thể sẽ có những biểu hiện tương đồng với một số bệnh do virus khác, tuy nhiên cũng có một số triệu chứng khác biệt mà cha mẹ cần biết. Trẻ có thể bị đau đầu, mỏi người, sốt cao phát ban, chảy máu cam hoặc đi ngoài phân đen. Triệu chứng bệnh ở mỗi giai đoạn sẽ có sự khác nhau.
– Giai đoạn 1: Ở giai đoạn đầu này, bệnh thường khó phân biệt hơn vì các triệu chứng không quá rõ ràng. Thường trẻ sẽ sốt cao liên tục trong vòng từ 1 đến 2 ngày và chuyển sang một giai đoạn khác nguy hiểm hơn.
– Giai đoạn 2: thời gian chuyển sang giai đoạn này thường từ 3 cho đến 7 ngày sau khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu sốt cao. Lúc này trẻ có thể có thêm những biểu hiện khác như mệt mỏi, quấy khóc, bứt rứt. Trẻ lớn có thể kêu buồn nôn, đau đầu, chán ăn, hai mắt của trẻ bị đau nhức, chảy máu chân răng, chảy máu cam,… Có thể quan sát những biểu hiện xung huyết dưới da của trẻ. Đây là thời điểm rất nguy hiểm nên trẻ cần được theo dõi thường xuyên. Sau khi trải qua giai đoạn này, trẻ sẽ chuyển sang giai đoạn phục hồi.
– Giai đoạn phục hồi: Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu không còn sốt nữa và sức khỏe tốt dần lên. Các chỉ số xét nghiệm về máu cũng đã trở về trạng thái ổn định. Tuy nhiên, giai đoạn này là thời điểm dễ xảy ra biến chứng nhất nên trẻ vẫn cần được theo dõi một cách chặt chẽ.
1.3. Nguyên nhân nào gây ra bệnh sốt xuất huyết ở trẻ
Virus dengue là nguyên nhân chính của sốt xuất huyết. Con người là ổ chứa virus, muỗi cái thuộc dòng Aedes là vật truyền bệnh.
Loài muỗi này chỉ hoạt động và đốt vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới có khả năng hút máu và truyền bệnh. Sau khi muỗi đốt người có bệnh, loại virus này sẽ tồn tại trong cơ thể muỗi từ 8 đến 11 ngày. Đây là khoảng thời gian mua có thể truyền nhiễm bệnh cho người khác. Khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể trẻ, từ 2 đến 7 ngày, lúc này trẻ có thể chưa phát bệnh nhưng nếu bị muỗi đốt thì có vẫn có khả năng truyền bệnh cho người khác.
Tìm hiểu thêm: Trẻ quấy khóc khi ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục
Cần chú ý môi trường quanh trẻ, đảm bảo trẻ không bị muỗi đốt
Muỗi là con vật nhỏ lại có khả năng bay đến nhiều nơi trong môi trường sống của chúng. Vì vậy, khả năng truyền bệnh của loài muỗi rất lớn. Nếu trẻ sống trong môi trường có loài vật này thì khả năng bị nhiễm bệnh của trẻ rất cao nếu không có những biện pháp ngăn ngừa.
Có 4 chủng bệnh của sốt xuất huyết do virus dengue tạo ra. Trẻ nếu bị nhiễm 1 trong 4 chủng thì vẫn có thể mắc bệnh do nhiễm chủng khác. Nếu đã nhiễm 1 chủng thì cơ thể trẻ sẽ tạo ra miễn dịch trọn đời trong cơ thể trẻ đối với chủng virus đó.
2. Những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ
Theo các chuyên gia y tế, không phải trường hợp nào bị sốt xuất huyết cũng cần điều trị tại viện. Nhiều trẻ khi sốt xuất huyết chỉ cần theo dõi và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, cha mẹ không phải là người quyết định cho trẻ chữa tại nhà mà bác sĩ mới là người chỉ định vấn đề này. Chính vì vậy, khuyến cáo dành cha mẹ có con bị sốt xuất huyết là vẫn cần đưa trẻ đi thăm khám trực tiếp để được bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh và quyết định trẻ có cần nhập viện hay chỉ cần điều trị tại nhà.
Những yếu tố để xác định trẻ có cần nhập viện hay không, có đủ điều kiện để được điều trị tại nhà không là dựa trên những chỉ số về xét nghiệm máu. Bác sĩ sẽ xem xét tiểu cầu ở mức nào, máu có cô đặc nhiều không,.. Nếu các chỉ số máu ở mức chấp nhận được, không gây xuất huyết, không gây nguy hiểm cho trẻ thì có thể được cho phép điều trị tại nhà.
Nguyên tắc điều trị tại nhà là cha mẹ cần tuân thủ những chỉ định của bác sĩ. Không tự ý cho trẻ truyền dịch, truyền nước biển vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu như cơ thể trẻ đang bị dư nước. Điều này sẽ làm cho bệnh của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Cho trẻ uống nhiều nước lọc và dung dịch bù nước oresol. Nếu trẻ không chịu uống oresol thì có thể thay thế bằng nước dừa, hoặc các loại nước hoa quả khác..
Nếu trẻ sốt quá cao thì cho trẻ uống hạ sốt, tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt có chứa thành phần ibuprofen, có thể làm trẻ bị xuất huyết nặng.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị viêm tai giữa hiệu quả cho trẻ em
Đưa trẻ đi khám kịp thời nếu nhận thấy những dấu hiệu lạ ở trẻ
Về vấn đề ăn uống của trẻ, cha mẹ nên cho trẻ ăn những loại thức ăn mềm lỏng như cháo súp. Một mặt trẻ khi bệnh sẽ cảm thấy chán ăn nên những thức ăn mềm lỏng có thể giúp trẻ dễ ăn hơn. Ngoài ra, những loại đồ ăn cứng có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến cho việc xuất huyết dạ dày có nguy cơ xảy ra dễ dàng hơn.
Trong quá trình tự điều trị bệnh tại nhà, cha mẹ cần theo dõi trẻ cẩn thận, nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường như: lừ đừ, mệt mỏi, chảy máu chân răng, đi ngoài ra máu, khó thở,… thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế kịp thời.
Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ tuy không phải bệnh nan y nhưng nếu không được chẩn đoán điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách thì có thể xảy ra những biến chứng không may cho trẻ. Cha mẹ có con bị sốt xuất huyết cần phải nắm rõ các biểu hiện cũng như cách chăm sóc cho trẻ và trường hợp cần đưa trẻ đi khám ngay để đảm bảo an toàn cho con mình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.