Bé bị táo bón lâu ngày gây ra những biến chứng nguy hiểm gì?

Bé bị táo bón lâu ngày khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng bởi táo bón lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của trẻ, từ đó làm cho độc tố tích tụ và gây ra các bệnh ở đường sinh dục của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về những biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị táo bón lâu ngày từ đó có phương pháp điều trị và cải thiện tình trạng sức khỏe cho trẻ.

Bạn đang đọc: Bé bị táo bón lâu ngày gây ra những biến chứng nguy hiểm gì?

1. Giúp cha mẹ hiểu về bệnh táo bón

Táo bón là bệnh về đường tiêu hóa hay gặp ở trẻ nhỏ. Theo thống kê, có ít nhất 30% trẻ bị táo bón cần được quan tâm, chăm sóc.

Táo bón là khái niệm chỉ tình trạng đi đại tiện không thường xuyên. Ít hơn 3 lần/tuần hoặc đi đại tiện đau đớn, khó khăn, gây cảm giác khó chịu, căng thẳng cho bé. Do đó, điều cần thiết là phải nhận biết rõ bệnh sớm để có thể ngăn chặn bệnh.

Xét theo tiêu chuẩn các chuyên gia Y tế, táo bón được xác định nếu có trên 2 tiêu chí sau được thỏa mãn:

– Đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần.

– Phân của trẻ to và cứng, phân dê, phân to.

– Cảm giác đi vệ sinh khó chịu, căng thẳng.

– Phân cứng và gây nứt rách, chảy máu hậu môn.

– Trẻ rặn nhiều và có hành vi nín giữ chân khi đi vệ sinh.

– Có tiền sử táo bón trước đó.

Bé bị táo bón lâu ngày gây ra những biến chứng nguy hiểm gì?

Bé bị táo lâu ngày khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng bởi táo bón lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của trẻ, từ đó làm cho độc tố tích tụ và gây ra các bệnh ở đường sinh dục của trẻ

2. Bé bị táo bón lâu ngày gây ra những biến chứng nguy hiểm gì?

2.1 Bé bị táo bón lâu ngày gây tích tụ độc tố trong cơ thể

Việc đi đại tiện mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể của trẻ được thải độc tố ra ngoài. Tuy nhiên với những trẻ bị táo bón thường khó đi đại tiện mỗi ngày, do đó các chất độc tố sẽ còn tồn tại và gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể.

2.2 Bé bị táo bón lâu ngày gây nguy cơ bị trĩ nội, trĩ ngoại

Khi bị táo bón lâu ngày, trẻ sẽ có nguy cơ bị bệnh trĩ cao, do hiện tượng tăng áp lực ổ bụng vì rặn hết sức sẽ làm các búi trĩ ngày càng to ra, mỗi lần đi đại tiện thường kèm theo máu.

2.3 Khiến trẻ bị nứt kẽ hậu môn

Đây là tình trạng khiến trẻ bị đau đớn và khó chịu khi bị táo bón. Phân lâu ngày sẽ tích trữ ở đại tràng trở nên to và rắn. Khối phân này lớn hơn độ dãn nở của ống hậu môn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn. Do đó, khi gặp biến chứng này, trẻ không chỉ đi đại tiện ra máu mà còn rất đau đớn và sợ hãi khi phải đi vệ sinh.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn phát hiện và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Bé bị táo bón lâu ngày gây ra những biến chứng nguy hiểm gì?

Khi bị táo bón lâu ngày, trẻ sẽ có nguy cơ bị bệnh trĩ cao, do hiện tượng tăng áp lực ổ bụng vì rặn hết sức sẽ làm các búi trĩ ngày càng to ra, mỗi lần đi đại tiện thường kèm theo máu.

2.4 Táo bón gây ảnh hưởng đến da và tâm lý

Chất độc tồn tại ở bên trong cơ thể không được tống ra ngoài sẽ gây độc ngược lại và ảnh hưởng đến da khiến cho trẻ dễ bị rôm sảy, nóng nảy, khó chịu.

Trẻ bị táo bón cũng ăn uống kém hơn so với bình thường, ngủ kém, mệt mỏi và quấy khóc. Bên cạnh đó, mỗi khi đi vệ sinh khiến trẻ sẽ bị áp lực, sợ hãi, ám ảnh.

2.5 Táo bón khiến trẻ bị xuất huyết đại tràng

Táo bón kéo dài có thể khiến trẻ có nguy cơ xuất huyết đại tràng, lâu ngày sẽ dẫn đến xuất huyết trực tràng và gây nguy hiểm cho trẻ.

2.6 Áp xe hậu môn, rò hậu môn

Khối phân cứng sẽ gây nên sang chấn và viêm nhiễm vùng niêm mạc trực tràng, ống hậu môn do đó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trùng, áp xe hậu môn, trực tràng và rò hậu môn.

2.7 Nguy cơ bị thủng ruột

Lượng phân bị ứ đọng lâu ngày trong đại trực tràng rắn và có thể gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột với các biểu hiện như: bụng chướng, không thể đi tiêu hoặc không xì hơi được.

Việc tăng ứ đọng phân, dịch trong ruột cũng khiến cho trẻ có nguy cơ bị viêm ruột thừa. Táo bón lâu ngày sẽ làm ruột già suy yếu, giãn ra tạo thành các túi thừa đại tràng và nguy cơ thủng ruột

Tăng ứ đọng phân, dịch trong lòng ruột thừa khiến cho trẻ có nguy cơ dễ bị viêm ruột thừa. Mặt khác, khi táo bón dài ngày còn khiến cho ruột già bị suy yếu, giãn ra tạo thành các túi thừa đại tràng và có nguy cơ thủng ruột.

Cách dự phòng bệnh táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ là cần bổ sung cho trẻ thêm các loại rau củ để giúp cho cơ bụng và thành ruột của trẻ co bóp tốt hơn.

Bên cạnh đó, các loại nước ép hoặc rau củ cũng có tác dụng chống táo bón ở trẻ em. Đặc biệt, cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen đi ngoài vào một giờ cố định trong ngày, các thuốc nhuận tràng cha mẹ chỉ nên sử dụng cho bé khi có chỉ định của bác sĩ.

Bé bị táo bón lâu ngày gây ra những biến chứng nguy hiểm gì?

>>>>>Xem thêm: Nhận biết và điều trị cho trẻ 2 tháng tuổi bị cảm cúm

khi trẻ có dấu hiệu của bệnh táo bón cần đưa trẻ đi thăm khám để được tư vấn và điều trị hiệu quả.

Để hạn chế tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ cha mẹ cần chú ý về chế độ dinh dưỡng để nâng cao đề kháng cho trẻ. Bên cạnh đó, khi trẻ có dấu hiệu của bệnh táo bón cần đưa trẻ đi thăm khám để được tư vấn và điều trị hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *