Bé bị tay chân miệng do EV71 dễ biến chứng thần kinh nguy hiểm

Bộ Y tế thống kê tích lũy từ đầu năm đến ngày 1/10/2023, cả nước ta đã ghi nhận 86.078 ca mắc tay chân miệng, 21 ca tử vong. So với cùng kỳ của năm ngoái, số ca mắc đã tăng 75% và số ca tử vong tăng 18%. Nguy hiểm hơn, bé bị tay chân miệng do EV71 còn có nguy cơ biến thần kinh, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc: Bé bị tay chân miệng do EV71 dễ biến chứng thần kinh nguy hiểm

1. Trẻ tay chân miệng do virus EV71 có nguy cơ biến thần kinh nguy hiểm

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do “thủ phạm” là virus gây nên. Trong đó, hai virus gây tay chân miệng phổ biến nhất chính là Coxsackie virus A16 (CA16) và Enterovirus 71 (EV71). Theo các chuyên gia, trẻ mắc tay chân miệng do virus CA16 thường có triệu chứng nhẹ, dễ khỏi và có thể được điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Ngược lại, các bé bị tay chân miệng do virus EV71 thường xuất hiện bệnh cảnh nặng, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng cao, thậm chí có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Bé bị tay chân miệng do EV71 dễ biến chứng thần kinh nguy hiểm

Trẻ mắc tay chân miệng do virus EV71 tiềm ẩn nguy cơ biến nặng cao hơn

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, EV71 là virus có độc tính mạnh, có khả năng cao gây tổn thương tới các tổ chức thần kinh trung ương, gây ra các bệnh cảnh lâm sàng nặng và để lại nhiều hậu quả xấu. Khi virus EV71 xâm nhập cơ thể trẻ, chúng hay khu trú ở niêm mạc má hay niêm mạc ruột vùng hồi trạng. Khoảng 24 giờ sau, chúng sẽ di chuyển tới các hạch bạch huyết xung quanh, xâm nhập vào máu và gây nhiễm khuẩn huyết, niêm mạc miệng và da. Sau 3 – 7 ngày ủ bệnh, virus EV71 khiến bệnh tay chân miệng ở trẻ diễn tiến khôn lường. Nếu không được nhập viện hỗ trợ điều trị kịp thời, trẻ em có thể gặp phải biến chứng thần kinh (điển hình nhất là gây viêm não), sốc, phù phổi, suy tim và tử vong nhanh.

So với các chủng virus khác, trẻ mắc chân tay miệng do virus EV71 thường có thời gian điều trị kéo dài từ 1-2 tuần, thậm chí có trẻ phải điều trị trong nhiều tháng hay phụ thuộc máy thở. Một số trẻ bị bệnh ở mức độ nặng, sau điều trị đã để lại những di chứng như: yếu liệt chi, ảnh hưởng chức năng hoạt động của cơ thể và khả năng học tập.

Như vậy, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, ngay khi phát hiện các dấu hiệu nghi mắc tay chân miệng, bố mẹ hãy cho bé đi khám ngay. Sau thăm khám, nếu trẻ được xác định mắc tay chân miệng do EV71, phụ huynh hãy phối hợp thật tốt với bác sĩ để trẻ được điều trị tốt nhất, ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

2. Các dấu hiệu giúp nhận biết sớm bé bị tay chân miệng

Trẻ mắc tay chân miệng sẽ trải qua thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày. Sau đó, trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng ban đầu của bệnh như:

– Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn và ăn kém hơn bình thường;

– Trẻ có thể sốt nhẹ (37,5 – 38,5 độ C), cơ thể khó chịu nhiều;

– Khoảng 1 – 2 ngày sau đó trẻ có thể xuất hiện các vết loét, mụn nước trong miệng gây đau và khó chịu.

Thông thường, những triệu chứng ban đầu ở trẻ tay chân miệng tương đối nhẹ. Chính điều này có thể gây tâm lý chủ quan ở phụ huynh, không cho bé đi khám sớm và dễ dẫn tới nguy cơ biến chứng nặng. Do đó, ngay khi quan sát thấy con có biểu hiện nghi mắc tay chân miệng, các bố mẹ nên cho bé đi khám để được bác sĩ xác định bệnh và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Tìm hiểu thêm: 7 Sai lầm trong điều trị tay chân miệng ở trẻ em

Bé bị tay chân miệng do EV71 dễ biến chứng thần kinh nguy hiểm

Trẻ xuất hiện dấu hiệu bất thường về sức khỏe nên được đi khám sớm để được hỗ trợ điều trị kịp thời

3. Khi nào trẻ tay chân miệng cần nhập viện điều trị

Tay chân miệng về cơ bản là một bệnh lý nhiễm trùng lành tính, đa số trẻ mắc bệnh sẽ tiến triển triệu chứng nhẹ, có thể điều trị bệnh tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Thế nhưng, trẻ mắc tay chân miệng do virus EV71 tiềm ẩn nguy cơ biến chứng cao hơn và nặng hơn, nên thường được bác sĩ chỉ định điều trị tại viện để theo dõi và hỗ trợ kịp thời khi cần.

Trường hợp bệnh nhi tay chân miệng được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà, bố mẹ cũng không nên quá chủ quan. Trong thời gian chăm sóc cho bé, người chăm sóc cần luôn ở gần để nếu phát hiện thấy dấu hiệu cảnh báo nặng thì cần cho bé đến viện khám ngay:

– Trẻ sốt cao > 38,5 độ, kéo dài tới > 48 tiếng nhưng không đáp ứng với thuốc hạ sốt;

– Trẻ xuất hiện triệu chứng giật mình nhiều lần. Đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ tay chân miệng có thể bị nhiễm độc thần kinh, bé cần được đến viện khám ngay để ngừa nguy cơ biến chứng thần kinh nguy hiểm;

– Trẻ quấy khóc nhiều, dai dẳng, dỗ mãi không nín;

– Trẻ có biểu hiện nôn nhiều, đi đứng loạng choạng hơn bình thường, có khi cảm thấy khó thở…

4. Các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng cho đối tương trẻ nhỏ

Hiện nay chưa có vắc xin đặc trị phòng bệnh tay chân miệng do EV71. Do đó, cách phòng bệnh tốt nhất là đảm bảo giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống cho trẻ thật tốt mỗi ngày.

Bé bị tay chân miệng do EV71 dễ biến chứng thần kinh nguy hiểm

>>>>>Xem thêm: Phân loại cơn động kinh và các quy tắc phân loại

Cho trẻ rửa tay với xà phòng hàng ngày để ngừa nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng

Trẻ nhỏ nên được xây dựng thói quen rửa tay sạch sẽ với xà phòng, nhất là sau khi đi vệ sinh hay trước và sau khi ăn. Các vật dụng cá nhân của trẻ như quần áo, khăn, muỗng, chén, ly… nên được vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận. Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh có diễn biến tăng nhanh như hiện nay, các phụ huynh cần chú ý vệ sinh nhà ở, không gian sống, không gian vui chơi của bé để ngăn ngừa tối đa nguy cơ biến chứng nặng.

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây nhiễm chỉ qua tiếp xúc thông thường. Do đó, phụ huynh nên hạn chế cho trẻ đến nơi công cộng, quá đông người. Nếu bắt buộc phải cho bé ra ngoài, phụ huynh hãy cho con đeo khẩu trang cẩn thận, hạn chế tối đa nguy cơ bị lây bệnh.
Bài viết trên đây đã phần góp phần làm rõ nguyên nhân bé bị tay chân miệng dương tính EV71 dễ biến chứng thần kinh nguy hiểm. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới bệnh tay chân miệng ở trẻ, quý phụ huynh hãy liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được bác sĩ Khoa Nhi của chúng tôi hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *