Sốt, ngạt mũi, chảy mũi,… là những biểu hiện của trẻ khi bị viêm va. Tuy nhiên, trường hợp bé nạo va xong vẫn bị sổ mũi thì cha mẹ phải làm gì?
Bạn đang đọc: Bé nạo va xong vẫn bị sổ mũi có đáng lo ngại không?
1. Những vấn đề thường gặp sau khi trẻ nạo va
Sau khi hoàn tất phẫu thuật nạo va, cơ thể bé sẽ xuất hiện một số triệu chứng. Đây đều là những biểu hiện bình thường nên cha mẹ không cần quá lo lắng.
Chảy máu
Xuất huyết là biến chứng phổ biến nhất của nạo va. Để giảm thiểu tình trạng này, trẻ cần được bổ sung nhiều nước ấm, ăn đồ ăn dạng lỏng, nguội, mềm, tránh áp lực lên vết mổ. Nếu máu chảy nhiều hoặc không thể cầm máu, cha mẹ nên cho bé tới bệnh viện khám càng sớm càng tốt.
Ngủ ngáy
Do tình trạng phù nề hậu phẫu, trẻ có thể ngáy khi ngủ. Triệu chứng sẽ tự biến mất trong khoảng 7 ngày.
Do tình trạng phù nề hậu phẫu, trẻ có thể ngáy khi ngủ
Sốt
Cơn sốt có thể vừa hoặc nhẹ. Nhiệt độ trẻ dưới 38,5 độ nhưng cha mẹ không cần lo lắng. Nguyên nhân chính thường do thiếu nước hoặc vết thương họng đang lành lại.
Choáng váng
Do tác dụng thuốc gây mê khi nạo va, trẻ có thể thấy choáng hay buồn nôn. Mẹ hãy cho bé uống nước ấm để cải thiện.
Họng đau, cứng cổ
Sau khi phẫu thuật, trong vài ngày, bé có thể khó chịu, họng hơi đau hoặc cổ cứng. Ngày thứ 4, 5 sẽ là lúc cơn đau mạnh nhất và đỡ dần. Phụ huynh cũng có thể giảm đau cho bé bằng cách chườm ấm, dùng thuốc hoặc tập một số động tác xoay.
Chảy nước dãi
Do vết thương đang lành lại, trẻ thấy đau ở vùng sau tai và miệng, kèm theo chảy nước dãi.
Vị trí của va dẫn tới nhiều ảnh hưởng tạm thời về họng sau khi nạo
Giọng nói thay đổi
Phẫu thuật sẽ khiến kích thước và hình dạng của miệng thay đổi tạm thời khiến giọng nói biến đổi.
Hôi miệng
Hơi thở của bé sẽ bốc mùi khó chịu trong vài tuần sau khi nạo va, cho tới khi vết thương lành lại.
Sổ mũi
Dịch mũi của trẻ sẽ có chất nhầy màu xanh hoặc vàng, đôi khi là màu hồng do vết thương còn tươi, chưa lành lại ngay được.
Phản ứng /Dị ứng thuốc, rối loạn hô hấp
Nguyên nhân chính của vấn đề này là do thao tác gây mê khi phẫu thuật. Để tránh trước nguy cơ này, tiền sử bệnh lý và thể trạng của trẻ cần được thông tin đầy đủ tới bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Viêm tai giữa có lây không? Và cách điều trị
Nạo va xong vẫn bị sổ mũi là biểu hiệu bình thường
2. Giúp cha mẹ giải đáp thắc mắc bé nạo va xong vẫn bị sổ mũi
Nội dung này giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng chảy mũi sau khi phẫu thuật nạo va. Từ đó có phương án xử lý khoa học, hiệu quả, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.
2.1. Vì sao bé nạo va xong vẫn bị sổ mũi?
Sau khi nạo VA, niêm mạc mũi họng, hầu còn bội nhiễm, phù nề, xung huyết. Điều này khiến trẻ chảy dịch mũi màu xanh, vàng, lẫn màu hồng của máu. Dịch mũi đặc làm nghẹt mũi trẻ. Bé hít thở khó khăn bởi phải vừa ăn vừa thở bằng miệng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, đây là hiện tượng bình thường không quá đáng lo. Bề mặt vết thương sẽ bong lớp vảy giả mạc sau khoảng 10 ngày. Quá trình lành vết thương sẽ mất từ 10 – 15 ngày.
Điều quan trọng là cha mẹ cần chú ý chăm sóc con trẻ cẩn thận để vết nạo chóng lành và không để lại hậu quả xấu.
2.2. Cha mẹ làm gì khi bé nạo va xong vẫn bị sổ mũi?
Để cải thiện tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi sau khi phẫu thuật va, phụ huynh nên thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý vào hai bên lỗ mũi bé. Tiếp đó, dụng cụ hút dịch mũi sẽ giúp hốc mũi thông thoáng. Trẻ dễ dàng hít thở và ăn uống hơn.
Phụ huynh nên thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý vào hai bên lỗ mũi trẻ
Tuy nhiên, cả hai thao tác trên cha mẹ cần được bác sĩ hướng dẫn thực hiện đúng cách. Nếu làm quá mạnh hay quá nhẹ có thể không hiệu quả hoặc tổn thương mũi của bé.
Song song với các biện pháp trực tiếp, con trẻ cũng cần được giữ ấm cơ thể. Những cơn cảm lạnh có thể khiến tình trạng nặng hơn. Không thể thiếu việc đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, tái khám định kỳ. Mục đích là giúp cha mẹ theo dõi thường xuyên sức khỏe của con, phòng ngừa các biến chứng xấu.
3. Đề phòng biến chứng cho trẻ sau phẫu thuật nạo va
Dù hiếm gặp, nhưng bậc làm cha mẹ vẫn luôn phải đề phòng những trường hợp rủi ro mà phẫu thuật nạo va có thể gây ra như:
– Trẻ sốt cao, trên 39 độ C, không hiệu quả khi dùng thuốc hạ sốt paracetamol
– Bé buồn nôn nhiều, nôn mửa nặng
– Cơn đau miệng dữ dội
– Trẻ mệt mỏi, biếng ăn, bỏ ăn
– Chảy máu nhiều ở khoang miệng, mũi, có thể nôn ra máu
– Cơn đau họng nặng nề, trong vòng 48 – 72 giờ không đáp ứng điều trị
– Mất giọng suốt 24 giờ hoặc hơn
Nếu con xuất hiện một hoặc nhiều những dấu hiệu trên, phụ huynh cần nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế để thăm khám và xử lý kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Viêm họng dị ứng và những điều cần biết
Phụ huynh cần phối hợp bác sĩ phòng ngừa biến chứng sau nạo va của trẻ
Nhìn nhận lại cuối bài viết, nạo va cho trẻ nhỏ không phải là phẫu thuật quá phức tạp. Các biến chứng hậu phẫu cũng không quá nghiêm trọng. Dù vậy, các bậc phụ huynh vẫn cần hiểu biết, lưu ý và cẩn thận xuyên suốt quá trình thăm khám, thực hiện và chăm sóc. Đặc biệt là các khâu chọn cơ sở y tế, nhân lực khám chữa,… đều cần đảm bảo uy tín, chất lượng. Tất cả vì mục đích con được phẫu thuật thành công, an toàn, khỏe mạnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.