Bệnh alzheimer là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, đối tượng

Bệnh Alzheimer không đơn giản là tình trạng suy giảm trí nhớ đơn thuần, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến não bộ, gây mất chức năng nhận thức, khả năng tư duy, hoạt động ngôn ngữ. Ở giai đoạn cuối, người bệnh Alzheimer bị tổn thương não nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tuổi thọ sau này. Cùng tìm hiểu Alzheimer là gì, nguyên nhân, triệu chứng và đối tượng hay gặp căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Bệnh alzheimer là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, đối tượng

1. Alzheimer là gì? Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer

1.1 Alzheimer là gì?

Nhiều người chưa nhận thức đúng Alzheimer là gì nên thường nhầm lẫn Alzheimer với hiện tượng suy giảm trí nhớ thông thường ở người già. Tuy nhiên, đây là 2 tình trạng hoàn toàn khác nhau.

Alzheimer được biết đến là nguyên nhân chính gây ra hội chứng sa sút trí tuệ. Alzheimer không chỉ là sự lão hóa thông thường các tế bào thần kinh (mất dần các noron thần kinh và synap trong vỏ não và một số vùng dưới vỏ) ở người cao tuổi. Đây là một chứng bệnh khiến nhiều phần não dần dần bị teo đi, nhất là hồi hải mã – nơi lưu giữ và tạo ký ức.

Bệnh Alzheirmer không chỉ gây mất trí nhớ và khả năng tập trung mà người bệnh còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới các vấn đề về ngôn ngữ (gặp khó khăn về ngôn ngữ), hành vi (không kiểm soát được hành vi), định hướng không gian (mất phương hướng dẫn tới dễ đi lạc) và thời gian, thay đổi tâm trạng (tính khí thất thường)… Dần dần khiến người bệnh mất các chức năng của cơ thể và cuối cùng là tử vong.

Như vậy nếu không hiểu rõ Alzheimer là gì, bạn sẽ rất dễ nhầm lần Alzheimer với hiện tượng suy giảm trí nhớ thông thường ở người già, dẫn tới chủ quan hoặc trì hoãn trong việc điều trị, chăm sóc người bệnh không đúng và khiến bệnh tiến triển nặng, người bệnh dễ gặp nguy hiểm.

Bệnh alzheimer là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, đối tượng

Alzheimer không chỉ là sự lão hóa thông thường các tế bào thần kinh ở người cao tuổi.

1.2 Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer là gì?

Các nhà khoa học đã tìm ra những thay đổi liên quan đến tuổi tác trong não gồm teo não, viêm não, tổn thương mạch máu, sự sản sinh các gốc tự do và rối loạn chức năng ty thể có thể gây hại cho các tế bào thần kinh trong não và ảnh hưởng đến các tế bào não khác.

– “Tau” và cơ chế gây ra bệnh Alzheimer

Ở não bộ của bệnh nhân qua đời vì bệnh Alzheimer có nhiều khối bất thường được gọi là mảng vón amyloid và các đám rối sợi thần kinh hay còn gọi là đám rối “tau”.

Ở những bệnh nhân bị Alzheimer, các sợi “tau” phát triển bất thường khiến các ống nhỏ vận chuyển các chất dinh dưỡng qua các noron thần kinh bị bị ảnh hưởng, dẫn tới không vận chuyển được chất dinh dưỡng nữa. Điều này đã khiến nhiều tế bào não bị chết vón lại với nhau tạo thành các đám rối. Khi nghiên cứu hay khám nghiệm não bộ ở những bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer người ta phát hiện ra nhiều đám rối như thế.

– Các nguyên nhân khác

Ngoài các đám rối “tau”, trong não người Alzheimer còn có các mảng vón, đây thực chất là các amyloid beta bình thường ở trong bao mỡ của màng tế bào não. Chúng bong ra và vón lại, nằm len lỏi và tạo thành một bức tường, gây ách tác sự dẫn truyền tín hiệu của các tế bào, khiến thông tin trở nên bất hoạt và dần dần gây nên hiện tượng quên (suy giảm trí nhớ).

Khi các đám rối và mảng vón lan rộng khắp não, khiến các mô não co lại. Khi này bệnh ở giai đoạn nặng và người bệnh không thể tự giao tiếp, các hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào người chăm sóc. Đa số người bệnh nằm liệt trên giường khi cơ thể ngừng hoạt động.

Tìm hiểu thêm: Top 9 nguyên nhân gây đau nửa đầu hoa mắt chóng mặt

Bệnh alzheimer là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, đối tượng

Ở não bộ của bệnh nhân qua đời vì bệnh Alzheimer có nhiều khối bất thường được gọi là mảng vón amyloid và các đám rối sợi thần kinh hay còn gọi là đám rối “tau”. Đây là một nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh lý này.

2. Triệu chứng bệnh Alzheimer

Các biểu hiện của người bệnh Alzheimer sẽ phụ thuộc vào những phần nào của não bị ảnh hưởng.

Sau đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh Alzheimer:

– Suy giảm trí nhớ và khả năng nhận thức

– Khó khăn khi diễn đạt bằng ngôn ngữ

– Suy giảm khả năng phán đoán, giải quyết vấn đề

– Mất định hướng không gian và thời gian

– Hành vi, tâm trạng, tính cách thay đổi

Nếu có các biểu hiện này, nên đưa người bệnh đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa thần kinh ngay để được kiểm tra và có biện pháp xử trí thích hợp.

Alzheimer là nguyên nhân hàng đầu gây sa sút trí tuệ. Mặc dù không có cách để đảo ngược quá trình tiến triển của bệnh, nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh alzhei mẻ có thể nâng cao chất lượng cuộc sống.

Phần lớn bệnh nhân Alzheimer không tử vong do bệnh Alzheimer mà thường là do các bệnh “cơ hội” kèm theo như: viêm phổi, nhiễm trùng, bị ngã hoặc chấn thương,…

Bệnh alzheimer là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, đối tượng

>>>>>Xem thêm: Đi tìm nguyên nhân tại sao mất ngủ?

Alzheimer là nguyên nhân hàng đầu gây sa sút trí tuệ.

3. Những đối tượng nào dễ mắc bệnh Alzheimer?

Alzheimer tập trung chủ yếu ở người cao tuổi. Khi tuổi tác càng cao, thì nguy cơ phát triển bệnh càng tăng lên và thường gặp nhất ở những người từ khoảng 65 tuổi trở lên, một số ít có thể gặp ở độ tuổi từ 50 đến 65 tuổi.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu các nguyên nhân gây đám rối “tau” và mảng vón amyloid để xem xét hoàn cảnh sống, bệnh tật hoặc hành vi có thể làm tăng hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh hay không. Cho đến hiện nay vẫn chưa có kết luận chính xác nào về nguyên nhân hay các yếu tố gây bệnh Alzheimer.

Một số nghiên cứu chỉ ra các yếu tố có khả năng thúc đẩy bệnh Alzheime gồm:

– Bệnh tiểu đường

– Stress, lo âu, căng thẳng kéo dài

– Cholesterol cao

– Hút thuốc lá

– Ít giao tiếp với xã hội

– Trầm cảm hoặc gặp các vấn đề về tâm thần

Hi vọng với những kiến thức tham khảo trên bạn phần nào hiểu được Alzheimer là gì, nguyên nhân, triệu chứng của căn bệnh này, từ đó, cảnh giác hơn với các yếu tố nguy cơ gây bệnh và những đối tượng dễ mắc bệnh để phòng ngừa hiệu quả. Tốt nhất nên thăm khám nội thần kinh định kỳ để chăm sóc hệ thần kinh tốt hơn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường của cơ quan này và có hướng điều trị kịp thời nếu mắc bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *