Bệnh bong võng mạc có nguy hiểm không? Điều trị ra sao?

Bệnh bong võng mạc là một loại bệnh về mắt hay xảy ra đối với nhóm người tuổi cao, người già (trong khoảng 50 – 60 tuổi). Bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì có thể dẫn tới khả năng suy giảm thị lực, mất thị lực vĩnh viễn.

Bạn đang đọc: Bệnh bong võng mạc có nguy hiểm không? Điều trị ra sao?

1. Tìm hiểu chung về bệnh lý bong rách võng mạc

1.1. Bong võng mạc có nghĩa là gì?

Bệnh lý bong võng mạc là tình trạng khi lớp võng mạc nằm ở phía sau mắt bị kéo ra khỏi vị trí ban đầu của chúng. Lớp võng mạc này khi bị bong ra khỏi vị trí có thể dẫn đến tình trạng mắt bị mất thị lực. Tình trạng mất thị lực này có thể xảy ra dạng một phần hoặc toàn bộ thị lực. Điều này tùy thuộc vào lượng võng mạc bị tách ra nhiều hay ít. Trong trường hợp võng mạc bị tách ra, tình trạng thiếu oxy có thể xảy ra.

Bệnh bong võng mạc có nguy hiểm không? Điều trị ra sao?

Bệnh lý bong rách võng mạc là tình trạng khi lớp võng mạc nằm ở phía sau mắt bị kéo ra khỏi vị trí ban đầu của chúng

Hiện tượng bong rách võng mạc này có thể coi là một trong số những tình huống khẩn cấp của mắt. Do đó, bạn nên chủ động đi khám bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra và xử lý kịp thời. Nếu bong rách võng mạc không được điều trị sớm, thị lực của mắt có thể suy giảm hoặc biến mất vĩnh viễn.

1.2. Những triệu chứng điển hình của bệnh lý bong võng mạc

Hiện tượng mắt bị bong rách võng mạc thường không gây đau đớn cho người bệnh, tuy nhiên khi võng mạc bị bong ra có thể đi kèm với một số triệu chứng điển hình như sau:

– Mắt có dấu hiệu bị mờ đi đáng kể.

– Mắt bị mất thị lực có thể là một phần hoặc toàn bộ. Mắt như bị màn sương che phủ, nhìn mờ và bị khuất tầm nhìn.

– Khi nhìn sang một bên, mắt như có sự xuất hiện đột ngột của ánh đèn chớp.

– Thị lực như xuất hiện một khoảng tối.

– Mắt lúc này sẽ có thể nhìn thấy những mảnh vỡ nhỏ với dạng như những đốm đen, sợi dây.

Khi gặp những triệu chứng này, bạn nên lập tức đi thăm khám bác sĩ để đề phòng những biến chứng có thể xảy ra. Không nên chủ quan hoặc tự chữa trị bệnh tại nhà.

1.3. Tại sao lại bị bệnh lý bong rách võng mạc?

Võng mạc bị bong ra xuất phát từ rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Có thể phân chia ra hiện tượng bong rách võng mạc thành 3 loại chính, đó là:

– Hiện tượng võng mạc bị tách rời: khi võng mạc bị tách rời, lúc này ở võng mạc sẽ có xuất hiện vết rách, lỗ hổng nhỏ ở bên trong. Hiện tượng này sẽ làm cho các chất dịch lỏng từ bên trong mắt chảy ra lỗ hổng và đi ra phía sau của võng mạc. Điều này dẫn tới việc các dưỡng chất và oxy nuôi dưỡng võng mạc sẽ bị cản trở. Khi dịch chảy ra, áp lực từ các chất dịch sẽ có thể gây ra hiện tượng đẩy võng mạc đi ra khỏi biểu mô sắc tố, làm cho phần võng mạc có dấu hiệu bong rời ra. Hiện tượng này được xem như bệnh võng mạc phổ biến, hay gặp nhất.

– Hiện tượng võng mạc bị tróc: bệnh lý này xảy ra khi các vết mô sẹo ở trên bề mặt của võng mạc có dấu hiệu gắn lại với nhau. Điều này làm cho võng mạc bị đẩy ra khỏi mặt đằng sau của đôi mắt. Hiện tượng tróc võng mạc ít gặp hơn so với hiện tượng bong rách võng mạc. Tróc võng mạc cũng hay ảnh hưởng nhiều hơn lên những đối tượng bị tiểu đường.

– Hiện tượng võng mạc bị bong xuất tiết: trong trường hợp bạn gặp hiện tượng này, võng mạc sẽ không xuất hiện những vết rách hoặc khoảng trống nào. Nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng bong rách võng mạc xuất tiết này là: bệnh võng mạc (thoái hóa điểm vàng do tuổi già, gặp chấn thương ở mắt, bị các khối u, rối loạn viêm,…).

2. Đối tượng và những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bong rách võng mạc

Tìm hiểu thêm: Các phương pháp khám u nguyên bào võng mạc

Bệnh bong võng mạc có nguy hiểm không? Điều trị ra sao?

Võng mạc bị bong ra xuất phát từ rất nhiều các nguyên nhân khác nhau

2.1. Đối tượng thường gặp bệnh lý bong rách võng mạc là ai?

Bệnh bong rách võng mạc thường khá hiếm gặp, chủ yếu xuất hiện nhiều ở nhóm đối tượng tuổi cao, khoảng 60 – 70 tuổi. Nam giới cũng sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng của bệnh nhiều hơn nữ giới.

2.2. Yếu tố làm tăng khả năng bị bong rách võng mạc

Có rất nhiều các yếu tố khác nhau có thể làm tăng khả năng bị bong rách võng mạc. Một số những yếu tố chính đó là:

– Sự ảnh hưởng của tuổi tác, sự lão hóa bên trong cơ thể sẽ tác động vào võng mạc, khiến võng mạc bị bong. Nguyên nhân này xuất hiện ở nhóm người tuổi cao, người già (trên 50 tuổi).

– Nhóm người đã từng bị bong rách võng mạc ở một bên mắt cũng dễ bị bong rách võng mạc lần sau.

– Những người có tiền sử gia đình có thành viên bị bong rách võng mạc.

– Người bị bệnh cận thị độ cao.

– Người đã từng trải qua các cuộc phẫu thuật về mắt trước đây: phẫu thuật đục thủy tinh thể.

– Đối tượng bị gặp tai nạn, chấn thương ở vùng mắt, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới võng mạc.

– Người mắc các bệnh lý về mắt hoặc các triệu chứng rối loạn về mắt trước đó: chứng võng mạc, viêm màng bồ đào, bệnh mỏng võng mạc ngoại vi.

3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh lý bong võng mạc

3.1. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh lý bong võng mạc?

Để kiểm tra xem liệu bạn có bị bong rách võng mạc hay không, các bác sĩ sẽ cần thực hiện một số phương pháp chẩn đoán bệnh như sau:

– Thực hiện kiểm tra võng mạc: bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng có đèn sáng, thấu kính để kiểm tra phần đáy mắt, trong đó có bao gồm cả võng mạc. Khi sử dụng các dụng cụ này, bác sĩ sẽ có thể quan sát được toàn bộ mắt, cũng như kiểm tra được xem võng mạc có lỗ thủng, vết rách hay bị bong rách gì không.

– Thực hiện bước siêu âm: nếu bệnh nhân bị chảy máu trong mắt, bác sĩ sẽ khó quan sát sâu vào bên trong võng mạc. Do đó, bước siêu âm là rất cần thiết.

Khi đã xác định được tình trạng hiện tại của cả 2 mắt, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân quay lại tái khám sau khoảng 2 tuần để kiểm tra tình trạng của vết rách, cũng như xác nhận bạn không bị chảy nước mắt chậm.

3.2. Điều trị bệnh lý bong võng mạc như thế nào?

Đối với bệnh bong rách võng mạc, bác sĩ thường sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật để điều trị. Tuy nhiên, đối với các bộ phận bị rách hoặc hở ra, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân điều trị với những phương pháp sau:

– Biện pháp sử dụng quang đông: biện pháp laser quang đông thường được áp dụng với các lỗ hổng hoặc vết rách ở bên trong giác mạc. Laser lúc này sẽ đóng vai trò gắn kết võng mạc với phía sau đôi mắt.

Bệnh bong võng mạc có nguy hiểm không? Điều trị ra sao?

>>>>>Xem thêm: Viêm kết mạc trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Chủ động khám mắt định kỳ hàng năm, tầm soát khả năng bị bong võng mạc hoặc các bệnh lý về mắt

– Biện pháp Cryopexy: đây là một phương pháp điều trị làm tê, sử dụng que thăm dò đông lạnh để chạm vào vị trí bị rách, từ đó tạo sự gắn kết phần võng mạc ở đúng vị trí của nó.

– Biện pháp cắt dịch kính: hay còn gọi cách khác là phẫu thuật cho thủy tinh thể. Biện pháp này thường được sử dụng cho các vết rách lớn. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ để loại bỏ đi các mô sẹo, chất dịch từ võng mạc. Sau đó, bác sĩ sẽ giúp đưa võng mạc trở lại vị trí ban đầu.

Kết quả của các biện pháp điều trị có thể sẽ thành công hoặc không tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như đáp ứng của bệnh nhân. Do đó, bạn cần xin ý kiến tư vấn của bác sĩ nhãn khoa uy tín.

4. Làm thế nào để phòng ngừa việc bị bong võng mạc?

Bệnh lý bong võng mạc chủ yếu xảy ra do quá trình lão hóa tuổi già. Do đó, không có biện pháp nào giúp ngăn chặn hoàn toàn khả năng xảy ra bệnh. Tuy nhiên, cũng có thể làm giảm nguy cơ bị bong võng mạc bằng một số biện pháp như sau:

– Sử dụng các loại kính râm, kính trắng bảo vệ mắt mỗi khi đi ra ngoài, hoặc khi chơi các môn thể thao mạnh.

– Theo dõi sát sao lượng đường trong máu để không bị bệnh tiểu đường.

– Khi bị bệnh tiểu đường, cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn, điều trị.

– Chủ động khám mắt định kỳ hàng năm, tầm soát khả năng bị bong rách võng mạc hoặc các bệnh lý về mắt.

– Lựa chọn bệnh viện khám mắt uy tín, có đội ngũ bác sĩ nhãn khoa giàu kinh nghiệm để được điều trị dứt điểm bệnh lý.

Liên hệ với Thu Cúc TCI để được đặt lịch thăm khám với bác sĩ nhãn khoa hoặc tư vấn thêm các thông tin về bệnh lý mắt nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *