Bệnh chít hẹp niệu quản và phương pháp điều trị

Chít hẹp niệu quản là bệnh lý có thể chữa khỏi, tuy nhiên không phát hiện bệnh sớm hoặc duy trì tình trạng hẹp niệu quản lâu mà không điều trị kịp thời có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho thận, hệ tiết niệu và sức khỏe nói chung. Dưới đây là những thông tin về bệnh hẹp niệu quản và những phương pháp điều trị cho người bệnh.

Bạn đang đọc: Bệnh chít hẹp niệu quản và phương pháp điều trị

1. Chít hẹp niệu quản là gì?

Khác với 3 vị trí hẹp sinh lý tự nhiên của cấu tạo niệu quản ở con người là đoạn nối giữa bể thận và niệu quản, đoạn niệu quản bắt chéo động mạch chậu và đoạn nối niệu quản – thành bàng quang. Hẹp niệu quản hay chít hẹp niệu quản, bó hẹp niệu quản là tình trạng niệu quản bị thu nhỏ bất thường ở bất kỳ vị trí nào trên đường ống niệu quản. Niệu quản thông thường có đường kính trong khoảng 2mm-3mm và có thể giãn rộng đến 7mm. Tuy nhiên khi xảy ra tình trạng chít hẹp đường kính niệu quản sẽ thu nhỏ hơn và cản trở sự lưu thông của nước tiểu từ thận xuống bàng quang.

Hẹp niệu quản thường xuất phát từ một số bệnh lý có liên quan như: Do khối u chèn vào niệu quản, mắc các bệnh lý bẩm sinh như niệu quản đôi hình thành trên 1 quả thận, túi sa niệu quản, hẹp chỗ nối bể thận niệu quản, sỏi niệu quản, hoặc do các can thiệp ngoại khoa vào niệu quản,…

Bệnh chít hẹp niệu quản và phương pháp điều trị

Chít hẹp niệu quản là đường ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang có đoạn bị bó hẹp gây cản trở sự lưu thông của nước tiểu

2. Bó hẹp niệu quản có thể gây ra những vấn đề gì?

2.1 Một số triệu chứng của hẹp niệu quản

Người bệnh thường khó phát hiện bản thân mắc hẹp niệu quản, thông thường chỉ vô tình phát hiện qua thăm khám sức khỏe. Bởi hẹp niệu quản có thể có hoặc không gây ra triệu chứng cho người bệnh. Các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí xảy ra tắc nghẽn, mức độ tắc nghẽn là một phần hay toàn bộ niệu quản, mức độ ảnh hưởng đến một hay cả hai thận. Một số dấu hiệu nhận biết dưới đây có thể giúp bạn phát hiện ra những bất thường của cơ thể và đi thăm khám và điều trị kịp thời.

– Đau lưng: Đau có thể không ngồi yên hoặc có tư thế giảm đau phù hợp, đau kèm theo sốt

– Thay đổi lượng nước tiểu, bí tiểu, tiểu khó, trong nước tiểu có máu

2.2 Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra

Trong trường hợp nếu người bệnh không phát hiện hoặc điều trị kịp thời, triệu chứng bệnh có thể sẽ gia tăng và người bệnh có nguy cơ cao đối mặt với những biến chứng.

– Nước tiểu chảy ngược vào thận gây giãn đài bể thận, giãn niệu quản trên vị trí hẹp, thận ứ nước ứ mủ, suy giảm chức năng thận

– Nước tiểu ứ đọng lâu ngày mà không được bài xuất hoàn toàn tăng nguy cơ hình thành sỏi 

– Tăng nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng đường tiết niệu 

– Thận và hệ tiết niệu chịu ảnh hưởng của bệnh sẽ khiến quá trình lọc chất thải và bài tiết cũng bị tác động, từ đó cơ thể, sức khỏe người bệnh dễ suy nhược. 

Tìm hiểu thêm: Đau sỏi bàng quang – Nguyên nhân và cách khắc phục

Bệnh chít hẹp niệu quản và phương pháp điều trị

Điều trị hẹp niệu quản nếu không được thực hiện kịp thời sẽ dễ gây tổn thương nghiêm trọng đến chức năng thận

3. Các phương pháp điển hình điều trị hẹp niệu quản

Hiện nay đối với bệnh hẹp niệu quản có các phương pháp điều trị phổ biến là nội soi niệu quản và nong rộng niệu quản đặt ống JJ, phẫu thuật tạo hình niệu quản…Dựa trên tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân sau các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị mang lại hiệu quả nhất.

3.1 Dẫn lưu nước tiểu – Phương pháp điều trị tạm thời

Hẹp niệu quản gây đau dữ dội bác sĩ có thể yêu cầu dẫn lưu nước tiểu ngay lập tức để loại bỏ nước tiểu ra khỏi cơ thể nhanh chóng và tạm thời làm giảm các vấn đề gây ra bởi tắc nghẽn. Đây là phương pháp thiết lập một đường dẫn lưu nước tiểu từ bể thận ra ngoài qua da để giúp giải quyết tình trạng ứ nước, ứ mủ bể thận, giải quyết nhiễm trùng tại chỗ, hạn chế khả năng nhiễm trùng lan rộng hơn. Bên cạnh đó còn giúp kéo dài thời gian nâng thể trạng cho người bệnh để tạo điều kiện cho việc giải quyết nguyên nhân gây tắc nghẽn.

Bệnh chít hẹp niệu quản và phương pháp điều trị

>>>>>Xem thêm: Viêm đường tiết niệu là gì và những điều cần chú ý

Dẫn lưu nước tiểu là phương pháp giải quyết tắc nghẽn tạm thời

3.2 Đặt stent niệu quản điều trị chít hẹp niệu quản 

Đây là phương pháp nong rộng niệu quản bằng thủ thuật hiện đại, ít sang chấn, cho hiệu quả cao và đang được sử dụng nhiều hiện nay. Đặt stent niệu quản là sử dụng một ống rỗng chất liệu bằng nhựa dẻo hoặc silicone với đa dạng kích thước để phù hợp với niệu quản của nhiều bệnh nhân, được đặt bên trong niệu quản để giữ cho niệu quản mở và không bị hẹp. Bệnh nhân được nội soi ngược dòng từ niệu đạo, vào bàng quang lên niệu quản thông qua máy nội soi chuyên dụng. Qua đó bác sĩ sẽ tiến hành đưa dụng cụ vào nong niệu đạo sau đó đặt một ống thông sonde JJ sao cho 1 đầu nằm tại bể thận, 1 đầu nằm tại bàng quang. Sonde JJ sẽ làm giảm tình trạng tắc nghẽn và dự phòng chít hẹp sau khi nong. Ống thông JJ này sẽ được rút ra trong khoảng 3-4 tuần tùy vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân.

3.3 Phẫu thuật tạo hình điều trị chít hẹp niệu quản

Tùy vào tình trạng của người bệnh, sẽ được tiến hành phẫu thuật điều trị hẹp niệu quản bằng phương pháp phẫu thuật mổ mở hoặc phẫu thuật mổ nội soi.

Tạo hình niệu quản bằng phương pháp mổ mở và nội soi hông lưng đều được thực hiện bằng cách cắt đoạn niệu quản hẹp, và nối niệu hai đầu niệu quản với nhau đồng thời đặt một ống thông sonde JJ bên trong để lưu thông nước tiểu, giúp vết thương tại niệu quản nhanh phục hồi. Nội soi hông lưng điều trị hẹp niệu quản có vết thương nhỏ hơn, 3 vết rạch nhỏ trên da chỉ 5mm. Phẫu thuật mở thông thường áp dụng khi bệnh tiến triển nặng.

Sau khi kết thúc điều trị hẹp niệu quản dù bằng phương pháp nào người bệnh đều nên:

– Giải quyết những bệnh lý là nguyên nhân gây chít hẹp

– Chăm sóc cẩn thận vết mổ, vết thương sau điều trị

– Sử dụng thuốc đúng hướng dẫn và tái khám đúng theo yêu cầu của bác sĩ

– Lựa chọn chế độ ăn uống mềm dễ tiêu hóa, uống nhiều nước hàng ngày, sử dụng nước ép bổ sung thêm vitamin, các chất kháng sinh tự nhiên có trong rau củ…

4. Kết luận

Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh chít hẹp tại niệu quản và các phương pháp điều trị hiện nay. Lời khuyên cho người bệnh là nên khám sức khỏe hệ tiết niệu định kỳ và lựa chọn những cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa tiết niệu với đội ngũ y bác sĩ giỏi để tiến hành điều trị giảm thiểu những biến chứng hậu phẫu 

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *