Bệnh Crohn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Crohn là bệnh viêm đường ruột mang tính chất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Bệnh này nếu để kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến ruột mà còn có thể lây lan sang những bộ phận khác của hệ tiêu hóa, thậm chí có thể gây nguy hiểm nếu biến chứng nặng. Vì vậy việc tìm hiểu Bệnh Crohn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao là việc làm rất cần thiết.

Bạn đang đọc: Bệnh Crohn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

1. Bệnh crohn là gì?

Bệnh Crohn là gì? Bệnh Corhn là tình trạng viêm đường ruột từng vùng. Các tổn thương có thể xuất hiện ở bất kỳ đoạn nào ở ống tiêu hóa. Triệu chứng của bệnh crohn rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Việc điều trị bệnh cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với các bệnh tiêu hóa thông thường khác.

Bệnh crohn gây ảnh hưởng tới nhiều thành phần trong hệ tiêu hóa, đặc biệt là phần cuối của ruột non (hồi tràng) và đầu đại tràng. Các vết viêm có thể ăn sâu vào mô đường ruột gây ra các tổn thương khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Bệnh Crohn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh Crohn là tình trạng viêm đường ruột từng vùng.

2. Nguyên nhân gây bệnh Crohn

Dựa vào các nghiên cứu, các chuyên gia đã đưa ra một số nguyên nhân có khả năng gây bệnh:

2.1. Môi trường ô nhiễm

Những nơi chứa nhiều rác thải, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, hít khói thuốc lá là những nguyên nhân gây bệnh. Các vi khuẩn từ môi trường ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể và hình thành bệnh Crohn.

2.2. Chế độ ăn uống

Thói quen ăn uống không khoa học, chế độ ăn uống thiếu vệ sinh khiến chức năng của hệ tiêu hóa suy giảm. Đồng thời đây cũng là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công và gây bệnh.

2.3. Suy giảm hệ miễn dịch

Khi hệ miễn dịch suy giảm sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể và tấn công hệ tiêu hóa và khiến bệnh Crohn phát triển.

2.4. Yếu tố di truyền

Bệnh Crohn có yếu tố di truyền cao. Nếu trong gia đình từng có người mắc bệnh thì các thế hệ sau cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

Tìm hiểu thêm: Thực quản là gì?

Bệnh Crohn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh Crohn có yếu tố di truyền cao. Nếu trong gia đình từng có người mắc bệnh thì các thế hệ sau cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

3.Triệu chứng bệnh Crohn

Triệu chứng của bệnh Crohn có thể tiến triển từ nhẹ tới nặng và phát triển dần dần. Tuy nhiên có những trường hợp bệnh phát triển đột ngột nhưng không có dấu hiệu báo trước. Bên cạnh đó, đôi khi có những khoảng thời gian triệu chứng thuyên giảm hoặc sẽ không xuất hiện dấu hiệu gì.

3.1. Các triệu chứng bệnh Crohn dạng nhẹ

– Tiêu chảy

– Cơ thể mệt mỏi

– Sốt

– Đi ngoài máu trong phân

– Chuột rút

– Đau bụng

– Loét miệng

– Sụt cân

– Đau xung quanh vùng hậu môn

3.2. Các triệu chứng bệnh Crohn dạng nặng

– Viêm đường ống mật, viêm gan

– Viêm khớp, viêm da, viêm mắt

– Tiêu chảy liên tục

– Sốt cao nhiều ngày liên tiếp

– Trong phân dính lẫn nhiều máu

– Đau bụng dữ dội

Bệnh Crohn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Polyp đại tràng có nguy hiểm không?

Triệu chứng của bệnh Crohn có thể tiến triển từ nhẹ tới nặng và phát triển dần dần.

4. Biện pháp chẩn đoán bệnh Crohn

Để giúp chẩn đoán bệnh Crohn bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm sau:

– Xét nghiệm máu

– Xét nghiệm phân

– Nội soi đại tràng: Điều này giúp quan sát toàn bộ hệ tiêu hóa để tìm ra vị trí bị tổn thương và có thể kết hợp lấy mẫu mô nhỏ để sinh thiết.

– Chụp cắt lớp CT

– Chụp cộng hưởng từ MRI

– Nội soi viên nang. Phương pháp này giúp quan sát mọi ngóc ngách nhỏ mà thiết bị nội soi không tới được. Người bệnh sẽ nuốt viên nang có gắn máy ảnh để chúng chụp các hình ảnh bên trong ổ bụng. Viên nang sẽ thoát ra khỏi cơ thể sau khi người bệnh đi đại tiện.

5. Điều trị bệnh Crohn

Bệnh Crohn hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị triệt để. Các phương pháp điều trị phần lớn sẽ giúp giảm và ngăn chặn các triệu chứng khó chịu xảy ra đối với người bệnh.

Hiện nay bệnh Crohn có thể được điều trị bằng các phương pháp khác nhau như: Điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, thay đổi chế độ ăn. Mục tiêu điều trị chính là làm giảm triệu chứng và kiểm soát bệnh lý.

– Điều trị nội khoa: Trong trường hợp người bệnh bị tiêu chảy nhẹ cần bổ sung nước và điện giải để tránh tình trạng mất nước. Nếu tiêu chảy nghiêm trọng thì cần điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc ức chế miễn dịch. Bên cạnh đó người bệnh cần bổ sung: Canxi, sắt, vitamin,…Trường hợp người bệnh thường xuyên gặp các cơn đau dữ dội thì cần uống thêm thuốc giảm đau.

– Phẫu thuật: Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả hoặc bệnh gặp các biến chứng nguy hiểm thì người bệnh lúc này cần phải phẫu thuật.

– Cũng tương tự như các bệnh tiêu hóa khác, khi mắc bệnh Crohn người bệnh cũng cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho phù hợp. Thay đổi chế độ ăn uống khoa học sẽ làm giảm đáng kể các triệu chứng do bệnh gây ra. Người bệnh cần hạn chế sử dụng các thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa, thay vào đó hãy bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc,…

6. Phòng ngừa bệnh Crohn

Bệnh Crohn là loại bệnh rất khó để kiểm soát và dễ tái nhiễm. Vì vậy kể cả những người khỏe mạnh hay người đã từng mắc bệnh cũng cần thực hiện một số biện pháp sau để có thể phòng tránh và ngăn ngừa bệnh tái phát:

6.1. Chế độ ăn hợp lý cho người mắc bệnh crohn là gì?

Một số loại thực phẩm ảnh hưởng có thể khiến bệnh crohn nặng thêm hoặc khiến các triệu chứng bùng phát. Chính vì vậy mọi người nên lưu ý và hạn chế ăn các loại thực phẩm sau:

– Thực phẩm chế biến từ sữa

– Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ

– Thực phẩm quá nhiều chất xơ

– Thực phẩm chua cay, đồ uống có cồn, có gas

Bên cạnh đó cũng nên chia nhỏ bữa ăn chính thành các bữa phụ để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.

6.2. Sinh hoạt điều độ

Mặc dù căng thẳng không là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh nhưng mọi người cần hạn chế tình trạng stress, lo âu kéo dài.

– Nên tập luyện thể dục đều đặn thường xuyên

– Tập hít thở sâu, thở đều

– Thư giãn bằng cách tập yoga, thiền, đi bộ,…

Như vậy, trên đây là toàn bộ bài viết giải đáp cho thắc mắc bệnh Crohn là gì? cũng như cách điều trị. Tuy bệnh này không thể điều trị được hoàn toàn, bệnh nhân chỉ có thể điều trị bằng cách giảm viêm, giảm triệu chứng bệnh và ngăn ngừa bệnh biến chứng. Sau điều trị, người bệnh vẫn cần theo dõi, tái khám định kỳ để có thể phát hiện nếu bệnh tái phát.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *